Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể

2012-11-14 10:11 PM

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đục thủy tinh thể là bệnh mắt phổ biến ở người cao tuổi, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 trở lên. Khoảng 15% số người trong độ tuổi từ 65 đến 75 mắc phải bệnh này, và tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao hơn.

Nguyên nhân

Bệnh tiến triển do các sợi protein trong thủy tinh thể bị biến đổi, tương tự như sự biến đổi của lòng trắng trứng khi nấu chín. Sự biến đổi này làm cho thủy tinh thể mất dần đi độ trong suốt, làm cho ánh sáng không thể dễ dàng đi qua như trước. Mặc dù vậy, vẫn có một phần ánh sáng đi qua được. Tùy theo mức độ ánh sáng còn có thể đi xuyên qua thủy tinh thể, thị lực của bệnh nhân có thể giảm dần, giảm một phần hoặc giảm hoàn toàn. Tuy nhiên, cho đến khi không còn khả năng nhận ra hình ảnh thì bệnh nhân vẫn có thể phân biệt được ánh sáng và đêm tối. Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây ra đục thủy tinh thể vẫn chưa được biết rõ, nên bệnh này vẫn thường được xem như một trong các diễn tiến tự nhiên của tuổi già.

Chẩn đoán

Đục thủy tinh thể hoàn toàn không đi kèm theo với các triệu chứng viêm nhiễm hay đau mắt. Do đó bệnh nhân không có cảm nhận gì khác ngoài việc thị lực giảm dần. Tuy nhiên, do bệnh tiến triển chậm nên giai đoạn đầu thường không được phát hiện, trừ khi bệnh nhân tuân thủ việc khám mắt định kỳ và có đo thị lực. Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể được phát hiện khi thị lực đã giảm rất nhiều và thực sự gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày.

Để chẩn đoán xác định, có thể quan sát mắt qua một kính soi mắt đặt ở khoảng cách 20cm. Nếu mắt bị đục thủy tinh thể, sẽ phát hiện chấm phản chiếu màu đỏ ở giữa đồng tử (con ngươi) bị che bởi các đường đen chạy ngang qua đồng tử.  Việc soi đáy mắt thường khó khăn do tầm nhìn bị cản trở. Trong phần lớn các trường hợp, kiểm tra mức độ giảm thị lực của bệnh nhân cũng có thể xác định được.

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Điều trị

Biện pháp duy nhất hiện nay là phẫu thuật lấy bỏ thủy tinh thể bị đục. Sau đó, hoặc thay bằng thủy tinh thể nhân tạo, hoặc cho bệnh nhân đeo kính, hoặc đặt kính sát tròng. Phương pháp thay bằng thủy tinh thể nhân tạo hiện nay được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do không thể đặt thủy tinh thể nhân tạo nên vẫn phải áp dụng các biện pháp đeo kính hoặc đặt kính sát tròng. tế bào trong thủy tinh thể hay dịch kính, làm cho người bệnh nhìn thấy như có một hay nhiều đốm đen lơ lửng trong không khí. Vì thế, cho dù quay về bất cứ hướng nào cũng vẫn nhìn thấy các điểm đen ấy.

Do đó, hiện tượng ruồi bay không phải là một bệnh, mà là dấu hiệu của một số vấn đề bất thường khác nhau ở mắt. Cơ chế ghi nhận hình ảnh của mắt phụ thuộc vào 5 phần trong suốt là giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể, thủy tinh dịch và võng mạc. Trên đường đi đến điểm vàng (hoàng điểm) trong mắt, nếu ánh sáng bị ngăn lại bởi bất cứ một vật cản nào, chẳng hạn như sự thoái hóa ở thủy tinh thể, thủy tinh dịch... thì hình ảnh được mắt nhận biết sẽ giống như có một vật đen ở trước mắt.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng

Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ

Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu khi mang thai

Hầu hết các trường hợp thiếu máu nhẹ thường là do thiếu sắt (Fe) và được điều trị bằng Pregaday mỗi ngày một viên (chứa 100mg sắt nguyên tố và 350μg folat).

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh

Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Sử dụng màng ngăn âm đạo tránh thai

Trong trường hợp có giao hợp tiếp trong vòng 6 giờ, không cần lấy màng ngăn ra nhưng phải cho thêm thuốc diệt tinh trùng vào (ít nhất là 2 giờ trước khi giao hợp).

Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em

Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.

Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo

Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell

Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc

Một số trường hợp viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không cần điều trị. Việc chăm sóc, vệ sinh mắt là cần thiết để tránh các biến chứng khác.

Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho

Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị

Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn

Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn

Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).

Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục

Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.

Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học

Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt

Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.

Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục

Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.