Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh

2012-11-12 05:42 PM

Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là tình trạng rối loạn hoạt động não với những hoạt động điện não bất thường, gây ra cơn động kinh với sự mất kiểm soát hoạt động của cơ thể, thường biểu hiện rõ qua các cơn co giật, cứng đờ, thở không đều hoặc ngừng thở. Cơn thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi qua đi, nhưng người bệnh thường phải mất khoảng vài giờ để hồi phục hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường. Một số người bị động kinh vẫn có thể sống bình thường và không có triệu chứng gì khác lạ giữa các cơn.

Một số bệnh nhân bị động kinh vào tuổi thiếu niên và tự khỏi khi trưởng thành mà không cần điều trị. Một số khác phải dùng thuốc điều trị liên tục, và một số khác kém may mắn hơn, ngay cả khi được điều trị bằng thuốc vẫn tiếp tục duy trì các cơn động kinh không thuyên giảm.

Nguyên nhân

Cơn động kinh xuất hiện do sự rối loạn của hoạt động não. Sự rối loạn này có thể gây ra do một số căn bệnh, hoặc cũng có thể do chấn thương. Các nguyên nhân cụ thể thường là:

Chấn thương ở vùng đầu.

Chấn thương khi sinh nở.

Nhiễm trùng não hoặc màng não.

U não.

Tai biến mạch máu não.

Ngộ độc ma túy.

Rối loạn do cai ma túy hoặc cai rượu.

Rối loạn chuyển hóa.

Một số trường hợp động kinh hoàn toàn không rõ nguyên nhân, và một số khác có thể là do di truyền.

Chẩn đoán

Chẩn đoán cần phân biệt hai trường hợp: động kinh cục bộ (liên quan đến một vùng giới hạn trong não) và động kinh toàn thể (ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn trên toàn não bộ, gây mất ý thức). Tuy nhiên, các trường hợp động kinh cục bộ cũng rất dễ dàng lan rộng trở thành động kinh toàn thể. Vì thế, có thể dựa vào mức độ tác động của cơn động kinh để phân biệt:

Cơn nặng: Trong cơn động kinh, người bệnh mất hẳn ý thức, toàn thân cứng đờ rồi co giật liên hồi, thở không đều hoặc có thể ngừng thở. Khi cơn qua đi, các cơ bắp nhũn ra, có khi người bệnh tiêu tiểu không tự chủ, tri giác rối loạn, mất định hướng, đau đầu, buồn ngủ. Tất cả triệu chứng mất đi sau vài giờ, do mất ý thức nên người bệnh không nhớ được gì về chuyện đã xảy ra. Nếu cơn nặng kéo dài không được điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.

Cơn nhẹ: Cơn động kinh xảy ra rất nhanh, thường không kéo dài quá 1 phút nên thường gọi là cơn vắng ý thức, đôi khi rất khó nhận ra, vì chỉ biểu hiện bằng sự mất ý thức thoáng qua, không kèm theo té ngã hoặc co giật. Cơn nhẹ thường gặp ở trẻ con hơn là người lớn. Quan sát kỹ trong khi cơn xảy ra có thể thấy các ngón tay giật nhẹ, chớp mắt hoặc chép môi.

Cơn cục bộ đơn giản: Trong cơn động kinh người bệnh vẫn giữ được ý thức, chỉ có một số rối loạn bất thường thoáng qua như co giật nhẹ, một số ảo giác về thị giác, khứu giác, vị giác. Nói chung, người bệnh vẫn giữ được ý thức, nhận biết được cơn và có thể nhớ để kể lại.

Cơn cục bộ phức tạp: cũng gọi là cơn động kinh thùy thái dương. Người bệnh mất hẳn ý thức về môi trường chung quanh, đờ đẫn, mất phản ứng với hoàn cảnh, nhìn vẻ ngoài thấy lóng ngóng, vụng về, hoặc chép môi một cách không ý thức. Do mất ý thức nên người bệnh thường không nhớ gì về việc đã xảy ra.

Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân. Cần chú ý tìm hiểu thêm ở những người đã chứng kiến cơn động kinh xảy ra.

Một số xét nghiệm có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán nhưng thường không giúp đưa đến kết luận, chẳng hạn như:

Điện não đồ.

Điện tâm đồ (để chẩn đoán loại trừ cơn loạn nhịp tim).

Chụp X quang cắt lớp não.

Xét nghiệm máu.

Các trường hợp sau đây cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện:

Cơn động kinh xảy ra lần đầu tiên.

Không chẩn đoán được nguyên nhân.

Cơn động kinh kéo dài.

Bệnh nhân có chấn thương ở vùng đầu.

Điều trị

Ngay khi xảy ra cơn động kinh, cần xử trí cấp cứu

Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái. Nên kê gối mềm dưới đầu và tránh không để bất cứ vật cứng nào ở gần chỗ bệnh nhân nằm.

Nới lỏng quần áo, nhất là ở cổ.

Kiểm tra mạch ở động mạch cảnh.

Đảm bảo đường thở thông và bệnh nhân vẫn còn đang thở.

Sử dụng ngay diazepam 10mg nhét hậu môn (5mg cho trẻ em).

Gọi xe cấp cứu ngay nếu

Cơn động kinh tiếp tục kéo dài đến 5 phút hoặc lâu hơn.

Sau khi dứt cơn lại khởi phát một cơn khác nữa.

Cơn động kinh đã qua đi nhưng bệnh nhân vẫn không hồi phục ý thức.

Sau cơn động kinh, cần hướng dẫn những người thân của bệnh nhân biết cách xử trí cấp cứu khi lên cơn. Chỉ định diazepam 10mg nhét hậu môn khi có cơn tái phát.

Trước khi tiếp tục dùng thuốc chống co giật, cần kiểm tra các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để xác định có các loại thuốc tương tác với thuốc chống co giật hay không, đặc biệt thường gặp là các loại viên uống tránh thai. Hiệu quả tránh thai của cả hai loại viên uống tránh thai (viên kết hợp và viên đơn thuần) đều bị giảm khi sử dụng chung với carbamazepin, phenytoin, phenobarbiton và primidon. Để đảm bảo tác dụng tránh thai, phải sử dụng loại viên tránh thai có hàm lượng estrogen lớn hơn 50μg, hoặc nên chọn dùng một biện pháp tránh thai khác.

Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc chống co giật

Carbamazepin: buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, rối loạn dạ dày-ruột.

Phenytoin: mụn trứng cá, rậm lông, tăng sản lợi, trạng thái lơ mơ, rung giật nhãn cầu, tăng mức độ suy tim.

Natri valproat: tăng cân, rụng tóc, đau bụng, buồn nôn, run, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm tiểu cầu, viêm gan nhiễm độc (phải kiểm tra chức năng gan trước khi dùng thuốc cũng như thường xuyên theo dõi trong thời gian sử dụng thuốc).

Hướng dẫn bệnh nhân tìm ra các tác nhân khởi phát cơn động kinh để né tránh. Một số bệnh nhân thường khởi phát cơn động kinh do ánh sáng chớp lóe, do sự mệt mỏi hoặc sau khi uống rượu...

Nếu những cơn động kinh vẫn tiếp tục tái phát sau khi đã dùng thuốc, tăng liều thuốc chống co giật sao cho đủ để kiểm soát các cơn động kinh nhưng không gây tác dụng phụ quá mức.

Để điều chỉnh hiệu quả liều sử dụng, có thể cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân. Nồng độ nhắm đến khi sử dụng carbamazepin là 20-50μmol/L và khi sử dụng phenytoin là 40 – 80μmol/ L.

Nếu cơn động kinh không kiểm soát được ngay cả khi đã dùng liều tối đa các loại thuốc chống co giật, chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa hoặc đề nghị vào điều trị tại bệnh viện.

Nếu cơn động kinh đã kiểm soát được, duy trì việc sử dụng thuốc và theo dõi kiểm tra hằng tháng liên tục trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Yêu cầu của mỗi lần kiểm tra là:

Theo dõi mức độ các tác dụng phụ của thuốc.

Mức độ thích hợp của loại thuốc đang sử dụng: liều lượng, số lần xảy ra động kinh nếu có, tương tác thuốc...

Xét nghiệm chức năng gan.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương

Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt đau không đỏ

Do bị viễn thị (longsightedness). Do bị chứng đau nửa đầu (migraine). Do bị viêm xoang (sinusitis). Do bị đau đầu vì căng thẳng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt khô

Xét nghiệm Schirmer được thực hiện bằng cách dùng một loại giấy thấm đặc biệt đặt ở rìa dưới của mí mắt. Quan sát độ thấm của giấy có thể giúp xác định mức độ khô mắt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp

Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A

Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ợ nóng khi mang thai

Hiện tượng này xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên khi mang thai, do sự lớn lên của thai gây chèn ép thể tích vùng bụng, làm cho cơ vòng giữa thực quản và dạ dày không thể đóng kín lại.

Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét

Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.

Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS

Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mãn kinh

Phần lớn phụ nữ khi mãn kinh xảy ra triệu chứng khô âm đạo. Sự suy giảm estrogen làm cho lớp niêm mạc âm đạo bị teo mỏng, âm đạo dễ nhiễm trùng và đau khi giao hợp.

Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường

Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thai nhi ngôi lệch đầu cao

Phụ nữ sinh con so nên khám bác sĩ chuyên khoa vào tuần thứ 34 của thai kỳ và siêu âm để đánh giá vị trí của bánh nhau.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson

Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm màng não

Do tính chất nghiêm trọng của căn bệnh, tất cả các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não đều nên được điều trị trong bệnh viện để có đủ điều kiện theo dõi và xử trí kịp thời.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp

Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan C

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 8 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, khoảng 30% số người bị nhiễm HCV có thể cảm thấy hơi khó chịu như bị cảm cúm nhẹ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim

Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai

Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.