- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Điếc là tình trạng mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng nghe biết âm thanh. Điếc có thể do âm thanh không được dẫn truyền vào đến tai trong, gọi là điếc dẫn truyền. Điếc cũng có thể do tín hiệu thần kinh không được dẫn truyền lên não, mặc dù âm thanh vẫn được truyền đến tai trong. Trường hợp này gọi là điếc thần kinh. Tình trạng điếc hoàn toàn thường rất hiếm khi xảy ra, và hầu hết là dạng bẩm sinh. Các trường hợp điếc một phần được phân loại từ nhẹ đến nặng bằng cách đo thính lực. Ráy tai nhiều không được lấy sạch ra khỏi tai có thể làm giảm một phần thính lực, nhưng rất hiếm khi là nguyên nhân gây điếc hoàn toàn.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây điếc, nhưng nói chung thường là do các bệnh của tai, hoặc do chấn thương, hoặc do sự thoái hóa cơ chế nghe. Nguyên nhân cụ thể của mỗi dạng điếc có thể khác nhau.
Với các trường hợp điếc dẫn truyền: Âm thanh vào tai ngoài không được dẫn truyền vào đến tai trong, có thể là do tổn thương màng nhĩ, hoặc tổn thương ba xương dẫn truyền của tai giữa là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Ráy tai quá nhiều làm nghẽn ống tai ngoài là một nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Trong một số trường hợp khác, xương bàn đạp không di chuyển được do xơ hóa tai nên không thể dẫn truyền âm thanh. Đối với trẻ em, viêm tai giữa nhiễm trùng và ứ đọng dịch nhầytrong tai giữa cũng là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Với các trường hợp điếc thần kinh, tuy âm thanh vào được đến tai trong nhưng tín hiệu không được truyền lên não, do tổn thương các cấu trúc của tai trong, hoặc tổn thương dây thần kinh thính giác nối từ tai trong lên não. Đây có thể là do khiếm khuyết tai bẩm sinh do yếu tố di truyền, cũng có thể do chấn thương trong lúc sinh, hoặc do bào thai bị tổn thương trong giai đoạn phát triển. Tổn thương cũng có thể xảy ra sau khi sinh do hậu quả của chứng vàng da nặng. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày cũng làm tổn thương ốc tai và mê đạo, gây ra điếc thần kinh. Một số loại thuốc, chẳng hạn như streptomycin và gentamycin có thể gây tổn thương thần kinh thính giác (acoustic nerve). Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già. Có khoảng 25% người trên 65 tuổi bị điếc không hồi phục do nguyên nhân thoái hóa này.
Chẩn đoán
Cần chẩn đoán phân biệt các trường hợp điếc một tai hoặc điếc cả hai tai, và điếc phát triển dần qua thời gian hay xuất hiện đột ngột.
Nếu có kèm theo một trong các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn... có thể là dấu hiệu bị viêm mê đạo.
Kiểm tra các loại thuốc bệnh nhân vừa uống trong thời gian gần đây để xem có bất cứ loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến thính lực hay không.
Những trẻ điếc bẩm sinh thường được cha mẹ phát hiện trước tiên. Tuy nhiên, những lần kiểm tra định kỳ có thể giúp phát hiện tình trạng mất khả năng nghe do ứ đọng dịch nhầy ở tai giữa.
Dùng dụng cụ soi tai để phát hiện các trường hợp ráy tai làm nghẽn tai ngoài, hoặc viêm, thủng màng nhĩ...
Làm thử nghiệm chức năng nghe để xác định là điếc dẫn truyền hay điếc thần kinh.
Điều trị
Tùy theo nguyên nhân được xác định, việc xử trí từng trường hợp có thể khác nhau:
Đối với trẻ em bị điếc bẩm sinh do di truyền, thường không thể điều trị được, nên biện pháp cải thiện duy nhất là dạy cho các em biết giao tiếp bằng ngôn ngữ dấu hiệu.
Các trường hợp điếc dẫn truyền do ứ đọng dịch nhầy trong tai giữa được xử trí bằng phẫu thuật dẫn lưu dịch ra ngoài qua lỗ ở màng nhĩ.
Làm sạch ráy tai nếu đây là nguyên nhân gây giảm thính lực. Thận trọng không gây thương tổn cho tai trong quá trình lấy ráy tai. Nên dùng nước ấm bơm vào tai để làm mềm ráy tai trước khi lấy ra.
Đa số các trường hợp thủng màng nhĩ chỉ cần được bảo vệ tốt, lỗ thủng sẽ tự lành sau một thời gian. Nhưng nếu không tự lành thì phải tiến hành phẫu thuật sửa chữa tạo hình màng nhĩ.
Trong các trường hợp điếc dẫn truyền do xơ hóa tai, cần phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp và thay thế bằng một vật thể nhân tạo có khả năng dẫn truyền âm thanh
Giảm thính lực do tuổi già thường không thể điều trị được, nhưng có thể giúp tăng thính lực bằng các dụng cụ trợ thính, khuyếch đại âm thanh, máy nghe gắn vào tai...
Bài viết cùng chuyên mục
Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh
Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vàng da trẻ sơ sinh
Vàng da tiếp tục tồn tại sau 10 ngày tuổi (14 ngày ở trẻ sinh non) là dấu hiệu không bình thường và phải được chuyển ngay đến chuyên khoa để chẩn đoán.
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Khái niệm về các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho
Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rong kinh
Thăm khám vùng chậu để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như u buồng trứng hay u tử cung... Có thể siêu âm vùng chậu nếu cần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da
Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh
Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da
Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.
Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm
Trong kỹ thuật này, người đàn ông ngừng mọi sự kích thích ngay khi có cảm giác gần xuất tinh, và thư giãn trong khoảng 30 giây.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt
Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.
Thực hành những vấn đề khi cho con bú
Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành khám thai định kỳ
Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.