- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực
Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đau ngực là một triệu chứng chung có thể chỉ đơn giản là do cơ và xương bị đau, nhưng cũng có thể là biểu hiện của chứng thiếu máu cục bộ ở tim có thể dẫn đến tử vong. Cả hai trường hợp này đều có mức độ phổ biến như nhau, nên không thể xem thường dấu hiệu đau ngực.
Nguyên nhân
Đau cơ và xương.
Đau sụn sườn.
Viêm thực quản.
Chứng ợ nóng.
Chứng đau thắt ngực.
Nhồi máu cơ tim cấp tính.
Bệnh mạch vành.
Thiếu máu cơ tim.
Thuyên tắc mạch phổi.
Nhiễm trùng vùng ngực.
Viêm khí phế quản.
Chẩn đoán
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng kèm theo và tiền sử bệnh nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây đau ngực.
Chẩn đoán loại trừ ngay các trường hợp cấp cứu như nhồi máu cơ tim, phình mạch tách (dissecting aneurysm), thuyên tắc mạch phổi...
Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.
Xác định vị trí đau và tính chất của cơn đau. Đau giữa ngực, cảm giác nén tức và lan sang cánh tay hay cổ gợi ý một trường hợp nhồi máu cơ tim. Đau giữa ngực, cảm giác đau rát như xé và lan ra sau lưng gợi ý một trường hợp phình mạch tách. Thuyên tắc mạch phổi gây ra cơn đau nhói và hơi thở ngắn, dồn dập.
Các triệu chứng được quan sát thấy từ bên ngoài như suy sụp, xanh xao, hụt hơi, vã mồ hôi... đều là các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng.
Có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim hoặc phình mạch tách khi kèm theo các yếu tố nguy cơ sau:
Nam giới trên 50 tuổi.
Nghiện thuốc lá.
Có tiền sử mắc các bệnh mạch vành, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc tăng lipid máu.
Có người thân trong gia đình mắc các bệnh nhồi máu cơ tim hoặc phình mạch tách.
Có nhiều khả năng bị thuyên tắc mạch phổi khi kèm theo các yếu tố nguy cơ sau:
Bị chứng huyết khối mạch sâu vào thời gian gần đây.
Sau phẫu thuật.
Bị chấn thương.
Đang dùng thuốc viên tránh thai kết hợp.
Nghiện thuốc lá.
Tiền sử mắc bệnh huyết khối.
Thăm khám vùng ngực: thử đè mạnh vào ngực để xác định loại trừ trường hợp đau cơ xương.
Nghe để xác định có tiếng cọ của viêm màng ngoài tim hay không, mặc dù đây là trường hợp rất hiếm gặp.
Nếu bệnh nhân rất nhạy cảm ở vùng thượng vị, cần nghĩ đến viêm dạ dày hay chứng hồi lưu thực quản.
Khám tổng quát toàn thân, kiểm tra mạch, huyết áp, thân nhiệt để tìm thêm các dấu hiệu giúp chẩn đoán phân biệt.
Điện tâm đồ (ECG) có thể giúp xác định các trường hợp nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kết quả vẫn có thể là bình thường ở những bệnh nhân mắc các bệnh này.
Chụp X quang ngực thường không có giá trị chẩn đoán cao, nhưng có thể giúp xác định các trường hợp nhiễm trùng vùng ngực hoặc nứt xương sườn.
Điều trị
Việc điều trị một trường hợp đau ngực hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán xác định nguyên nhân gây đau ngực. Khi chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân thì mọi biện pháp chỉ có ý nghĩa thăm dò. Các phần tiếp theo sau đây sẽ trình bày rõ hơn về phương thức điều trị sau khi đã xác định được nguyên nhân.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chăm sóc sức khỏe trẻ trước tuổi đi học
Kiểm tra sự phát triển bình thường của thị giác, thính giác, khả năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực ứng xử, giao tiếp của trẻ.
Thực hành kiểm tra sau sinh
Bụng dưới trong tư thế giãn cơ. Khi cơ thẳng bụng có khoảng cách đáng kể (có thể đưa 3 ngón tay vào giữa), nên chuyển đến bác sĩ điều trị vật lý sản khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh
Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc
Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm
Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai
Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt rét
Plasmodium malariae cũng xuất hiện ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu ôn đới, nhưng với mức độ ít hơn so với Plasmodium vivax.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ
Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông
Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa da
Ngứa da không phải là một bệnh, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh. Khi bệnh nhân bị ngứa da kéo dài không có nguyên nhân rõ rệt, cần phải được chẩn đoán kỹ để loại trừ khả năng đó là biểu hiện của một căn bệnh toàn thân đang tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ợ nóng khi mang thai
Hiện tượng này xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên khi mang thai, do sự lớn lên của thai gây chèn ép thể tích vùng bụng, làm cho cơ vòng giữa thực quản và dạ dày không thể đóng kín lại.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì
Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.
Thực hành khám thai định kỳ
Yêu cầu của lần thăm khám này là theo dõi sự phát triển bình thường của thai, kiểm tra sự thích nghi và các vấn đề sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.