- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh cúm (influenza) đôi khi vẫn quen gọi là cảm cúm, là một bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp, dễ dàng lây lan và bộc phát thành dịch ở từng vùng. Các triệu chứng đôi khi tương tự với chứng cảm lạnh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tự khỏi sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, với những người bệnh có thể trạng kém hoặc suy yếu hệ miễn dịch, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, mức độ nguy hiểm của bệnh không phải lúc nào cũng như nhau. Trong lần bùng phát thành dịch năm 1918 ở Tây Ban Nha, bệnh cúm đã gây tử vong cho hàng triệu thanh niên đang độ tuổi khỏe mạnh. Đây là trận dịch cúm tồi tệ nhất đã từng được ghi nhận trên toàn thế giới. Trong những năm 1918 – 1919, riêng tại Hoa Kỳ có hơn nửa triệu người chết vì bệnh cúm, và số tử vong vì trận dịch này trên toàn thế giới là hơn 20 triệu người.
Ngoài virus gây bệnh cúm ở người, trong tự nhiên còn có rất nhiều loại virus gây bệnh cúm ở lợn, ngựa, động vật có vú, cho đến chim chóc, gia cầm... Một nguy cơ mới vừa phát sinh gần đây do sự biến dạng của các chủng virus gây bệnh cúm. Năm 1997, lần đầu tiên tại Hồng Kông người ta đã phát hiện ra một loại virus gây bệnh cúm ở gà đã biến dạng và gây bệnh ở người. Cho đến nay đã xảy ra dịch nhỏ ở nhiều nước trên thế giới do virus cúm gà biến dạng thành một loại virus có thể gây bệnh cho người. Hiện có nhiều tranh cãi về khả năng lây lan trực tiếp từ người sang người. Và nếu điều này thực sự xảy ra, bệnh cúm sẽ trở thành một tai họa khủng khiếp cho con người.
Nguyên nhân
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Virus cúm A: là dòng virus nguy hiểm nhất, bao gồm nhiều loại virus gây bệnh cúm ở động vật có vú và các loài chim. Đa số các trường hợp bệnh cúm ở người là do virus thuộc dòng này gây ra, với nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao.
Virus cúm B: là dòng virus có thể gây bệnh cúm ở người và các loài chim, với những triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với virus cúm A nhưng cũng có khả năng phát triển thành dịch bệnh.
Virus cúm C: là dòng virus chỉ thuần túy gây bệnh cúm ở người. Các triệu chứng bệnh rất nhẹ, tương tự như cảm lạnh, đôi khi hoàn toàn không có triệu chứng. Dòng virus này hoàn toàn không phát triển thành dịch bệnh.
Sau khi mắc bệnh cúm một lần, cơ thể có khả năng miễn dịch đối với loại virus đã gây bệnh. Tuy nhiên, do các dòng virus A và B liên tục thay đổi, nhất là virus cúm A có thể thường xuyên tạo thành các loại virus mới, nên người đã mắc bệnh cúm vẫn có thể mắc bệnh lần nữa khi tiếp xúc với loài virus mới đã thay đổi khác hơn trước đó.
Virus cúm A nguy hiểm hơn, thường gây ra các triệu chứng bệnh nặng nề hơn và cũng làm cho người bệnh suy nhược nhiều hơn.
Virus cúm lây lan dễ dàng và nhanh chóng qua môi trường không khí cũng như qua những tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc dùng chung các vật dụng.
Chẩn đoán
Bệnh phát triển nhanh, sau khi nhiễm virus thì thời gian ủ bệnh là khoảng 1 – 2 ngày. Trong thời gian này, chưa có bất cứ triệu chứng nào.
Các triệu chứng tiêu biểu khi phát bệnh là:
Rùng mình, cảm giác ớn lạnh.
Sốt cao khoảng 390C.
Đau đầu.
Đau nhức cơ bắp và các khớp, mỏi mệt.
Ho khan.
Đau ngực.
Đau họng.
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Biếng ăn, ăn không ngon.
Đôi khi có buồn nôn hoặc nôn nhưng không kèm theo tiêu chảy.
Trong hầu hết các trường hợp, nếu không có biến chứng thì các triệu chứng sẽ bắt đầu giảm nhẹ sau 3 ngày, và dứt hẳn sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, sự mệt mỏi và ho có thể còn kéo dài cho đến một vài tuần hoặc lâu hơn nữa. Các trường hợp biến chứng có thể là viêm phổi cấp tính (có nguy cơ tử vong) hoặc nhiễm trùng lan rộng đến thanh quản, khí quản, phế quản, xoang, tai giữa...
Bệnh cúm thường làm nặng thêm một số bệnh sẵn có, chẳng hạn như hen (suyễn), viêm phế quản mạn tính, viêm tai mạn tính...
Nếu cơ thể đã nhiễm virus Herpes simplex trong tình trạng ngủ yên, bệnh cúm có thể kích hoạt virus này gây ra những mụn nước quanh miệng.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.
Khuyên người bệnh nghỉ ngơi nhiều và tránh tiếp xúc với người khác. Uống nhiều nước, ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu và cố gắng ăn làm nhiều lần, vì mỗi lần người bệnh thường không ăn được nhiều.
Ngậm nước ấm để giảm đau họng. Nồi xông hơi nước có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng ở phổi.
Dùng paracetamol với liều thích hợp để giảm nhẹ triệu chứng, nhưng không bao giờ cho người bệnh dùng aspirin vì có thể làm tăng nguy cơ gây hội chứng Reye.
Các đối tượng có sức khỏe kém, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch suy giảm, người có bệnh tim, cần được theo dõi kỹ ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên. Nếu có điều kiện, nên điều trị tại bệnh viện để có thể xử trí kịp thời các biến chứng.
Tuy không phải là thuốc điều trị được bệnh cúm, nhưng các loại thuốc sau đây có thể giúp giảm nhẹ mức độ và hạn chế sự phát triển của bệnh:
Thuốc amantadin (Symmetrel) hoặc rimantadin (Flumadin) dạng viên uống có thể làm giảm nhẹ bệnh do virus cúm A nhưng không có tác dụng đối với virus cúm B, và chỉ hiệu quả khi được sử dụng ngay trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Thuốc oseltamivir (Tamiflu) dạng viên uống và zanamivir (Relenza) dạng thuốc hít có thể có tác dụng với cả virus cúm A và virus cúm B.
Khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, có thể sử dụng loại kháng sinh thích hợp để điều trị.
Sau khi khỏi bệnh cúm, viêm phế quản-phổi thường gặp ở người già yếu hoặc suy nhược, với các triệu chứng đáng ngờ là ho có đờm, hụt hơi, đau ngực hoặc sốt kéo dài. Điều trị với flucloxacillin 500mg dạng viên uống, mỗi ngày 4 lần.
Chủng ngừa
Thuốc chủng ngừa bệnh cúm là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Đây là một trong số ít bệnh phổ biến đến mức hầu như không có một ai chưa từng mắc phải. Và nhiều người trong chúng ta thường xuyên mắc bệnh cúm nhiều lần trong đời. Mỗi người trưởng thành trung bình có thể mắc bệnh cúm từ 2 – 3 lần trong một năm, trong khi trẻ em có thể mắc bệnh đến 10 lần trong một năm. Vì thế, những nỗ lực nghiên cứu y học đã tập trung vào việc tìm ra thuốc chủng ngừa bệnh cúm nhiều hơn là đi tìm một loại thuốc điều trị bệnh này.
Thuốc chủng ngừa được tạo ra từ virus cúm A và virus cúm B đã chết có hiệu quả đến 70% trong việc phòng bệnh, và khả quan hơn nhiều trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy vậy, những trở ngại hiện nay chưa thể vượt qua là:
Do sự thay đổi nhanh chóng của các dòng virus cúm, nên thuốc chủng ngừa muốn duy trì hiệu quả cũng cần được thay đổi mỗi năm để đáp ứng đúng với các loại virus đang gây bệnh. Nói một cách khác, loại thuốc chủng ngừa rất hiệu quả của năm này sẽ có thể không còn hiệu quả trong năm tới, do các virus gây bệnh đã biến đổi. Do đòi hỏi nghiên cứu và thay đổi liên tục như thế, nên thuốc chủng ngừa hầu như không thể được sản xuất đại trà với giá thành rẻ và kịp thời cung cấp đủ cho quảng đại quần chúng.
Cũng do sự thay đổi của virus, nên tác dụng của thuốc chủng ngừa không thể kéo dài mà chỉ hạn chế trong một thời gian ngắn. Như vậy, để ngăn ngừa một cách hiệu quả bệnh cúm, mỗi người đều phải được chủng ngừa ít nhất mỗi năm một lần. Điều này làm cho giải pháp chủng ngừa trở nên thiếu tính khả thi đối với đông đảo quần chúng, do vấn đề chi phí cũng như lượng thuốc đáp ứng.
Hiện các nghiên cứu y học vẫn chưa giải quyết được các vấn đề này. Do đó, thuốc chủng ngừa vẫn chỉ là giải pháp ưu tiên cho một số đối tượng hạn chế, chẳng hạn như các đối tượng có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu, hoặc có nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng.
Trong khi đó, giải pháp khả thi đối với tất cả mọi người vẫn là phòng bệnh bằng cách hạn chế lây nhiễm, chăm sóc tốt người bệnh để phòng ngừa các biến chứng do suy yếu sức khỏe. Một số người đề nghị sử dụng vitamin liều cao, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, giải pháp này chưa có chứng cứ khoa học về hiệu quả của nó.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc
Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh
Các chất ức chế prostaglandin synthetase, chẳng hạn như acid mefenamic 250mg – 500mg, mỗi ngày 3 lần, hoặc naproxen 250mg – 500mg mỗi ngày 2 lần có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung
Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mỏng giác mạc
Nhỏ phẩm nhuộm fluorescein vào mắt để phát hiện các vết trầy xước trên giác mạc, vì màu fluorescein sẽ dính lại ở đó và phản chiếu khi ta dùng tia sáng màu xanh rọi vào mắt.
Thực hành dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
Trong khoảng 6 tuần sau khi đặt vòng tránh thai, vẫn phải áp dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, vì hiệu quả tránh thai chưa được phát huy trong thời gian này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run
Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ
Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Khái niệm về các biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp
Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau vùng chậu
Sử dụng doxycyclin 100mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 2 tuần, cùng với metronidazol 400mg mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 5 ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh chóng mặt
Viêm mê đạo do các bệnh nhiễm trùng không được điều trị triệt để sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó, cần điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng, viêm mê đạo sẽ tự khỏi.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu đường
Chẩn đoán xác định tiểu đường khi nồng độ đường trong máu lúc đói > 6,7mmol/L, hoặc khi nồng độ đường trong máu vào thời điểm ngẫu nhiên > 10mmol/L.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh
Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.