- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Thực hành chẩn đoán và điều trị chốc
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chốc là bệnh nhiễm trùng ngoài da rất dễ lây lan, thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, người trưởng thành đôi khi cũng mắc phải. Chốc thường xuất hiện trước tiên ở những vùng da như mặt, bàn tay, cánh tay, chân... Sau đó lan ra các vùng chung quanh do người bệnh cào gãi.
Nguyên nhân
Bệnh gây ra do vi khuẩn Streptococcus nhóm A hay Staphylococcus.
Sự xâm nhập của vi khuẩn qua da thường bắt đầu từ một tổn thương trên da như vết cắt, vết lở do mụn rộp, vùng da bị chàm, bị cào gãi trầy xước...
Bệnh phát triển dễ dàng và lây lan nhanh trong thời tiết nóng.
Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc do dùng chung các đồ vật, dụng cụ...
Chẩn đoán
Bệnh khởi đầu với các mụn nước màu đỏ xuất hiện trên da. Các mụn này dễ vỡ, và khi vỡ ra thì tạo thành một vùng da ẩm, rỉ nước, dần dần khô lại thành những vảy màu vàng sậm, hay màu mật ong. Chỗ đóng vảy có thể khô hoặc tiếp tục rỉ nước.
Chốc phát triển ở vùng da quanh miệng thường rất dễ nhầm với các mụn rộp môi gây ra do virus Herpes simplex. Tuy nhiên, mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với chốc.
Vùng da bị bệnh có thể lan rộng ra, hoặc tiếp tục xuất hiện những vùng da bệnh khác trên cơ thể.
Các trường hợp nặng có thể làm sưng các hạch bạch huyết vùng cổ, nách... tùy theo vị trí vùng da bị bệnh, có thể kèm theo sốt.
Các biến chứng có thể có là nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận...
Điều trị
Dùng xà phòng diệt trùng và nước ấm để rửa sạch vùng da bị bệnh, đồng thời làm mềm các lớp vảy khô cứng. Sau đó lau khô. Dùng thuốc mỡ hoặc kem có chứa kháng sinh bôi lên vùng tổn thương mỗi ngày 3 – 4 lần.
Khuyên người bệnh, đặc biệt là trẻ em, không nên cào gãi nhiều vì sẽ làm tổn thương da và làm lan nhanh các vùng da bị bệnh.
Các trường hợp nặng hoặc nhiễm trùng lan rộng, có thể dùng kèm kháng sinh dạng viên uống, chẳng hạn như flucloxacillin 250mg mỗi ngày 4 lần trong 5 ngày. Bệnh nhân dị ứng với penicillin có thể thay bằng erythromycin.
Song song với việc điều trị, các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn, gối, chăn, màn... cần phải được vệ sinh và khử trùng triệt để, tốt nhất là nấu qua nước sôi.
Phòng ngừa
Khi có xuất hiện chốc, tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh.
Hạn chế tối đa các tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là trẻ em không nên chơi chung với trẻ có bệnh.
Trẻ em đang đến trường có thể phải nghỉ học khi bị chốc, nhưng một khi đã tiến hành việc điều trị thì không cần thiết phải nghỉ học nữa.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà
Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn
Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiêu chảy
Độc tố trong thức ăn thường là do các loại vi khuẩn sinh ra, chẳng hạn như độc tố của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Clostridium, Salmonella, Campylobacter jejuni.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai
Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Tránh thai đối với phụ nữ sắp mãn kinh
Sau khi ngừng thuốc, nếu xác định chắc chắn kinh nguyệt đã chấm dứt, thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ cần tiếp tục trong vòng một năm nữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan A
Khi HAV theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng tập trung ở các tế bào gan và sinh trưởng cực nhanh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực
Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).
Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương
Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp
Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung
Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.
Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh
Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thiếu máu khi mang thai
Hầu hết các trường hợp thiếu máu nhẹ thường là do thiếu sắt (Fe) và được điều trị bằng Pregaday mỗi ngày một viên (chứa 100mg sắt nguyên tố và 350μg folat).
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi
Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông
Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng
Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim
Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.