Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

2012-11-14 10:34 PM

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các trường hợp chảy máu mũi có thể cần xử trí ngay khi đang chảy máu, cũng như có thể cần xử trí sau đó để ngăn ngừa những lần chảy máu về sau. Chảy máu mũi có thể là do những va đập, chấn thương ở mũi, làm vỡ các mạch máu rất nhỏ ở đây, hoặc cũng có thể do cảm cúm hay nhiễm trùng làm tróc các lớp vẩy trên niêm mạc mũi. Chảy máu mũi không do chấn thương và xảy ra nhiều lần thường được gọi là chảy máu cam, có thể là dấu hiệu của các tình trạng bất ổn như cao huyết áp, rối loạn đông máu... và cần được xử trí. Chảy máu mũi cũng thường xảy ra ở trẻ em như một hiện tượng khá phổ biến và có thể mất đi khi các em lớn dần.

Nguyên nhân

Chảy máu mũi thông thường nhất là do các chấn thương, va đập làm vỡ các mạch máu lớn nhưng rất mỏng manh ở vách mũi. Vì thế, chảy máu mũi thường chỉ xảy ra ở 1 trong 2 lỗ mũi.

Chẩn đoán

Thăm khám trực tiếp bằng cách nhìn vào mũi bệnh nhân để cố gắng phát hiện vị trí chảy máu.

Cần chú ý đến lượng máu mà bệnh nhân đã mất đi do chảy máu mũi để có biện pháp đáp ứng kịp thời.

Kiểm tra các yếu tố liên quan như huyết áp, tình trạng rối loạn đông máu...

Tìm hiểu xem bệnh nhân bị chảy máu lần đầu hay đã từng chảy máu nhiều lần, và nếu đã từng chảy máu thì vào những trường hợp nào, thời điểm nào...

Hỏi về các chấn thương trong thời gian gần đây ở vùng đầu, mặt...

Điều trị

Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi có thể xử trí tốt bằng biện pháp sơ cứu tức thời như sau: đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế cúi người về phía trước và há miệng ra để máu và các cục máu đông không làm nghẽn đường thở, bóp mũi lại ở vị trí ngay dưới sống mũi trong vòng 15 phút, hướng dẫn bệnh nhân chỉ thở bằng miệng, sau đó buông mũi ra từ từ để xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục khoảng 5 phút nữa. Nếu sau đó máu vẫn không ngừng chảy thì phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Chảy máu mũi do chấn thương, va đập vào mũi... thường đáp ứng tốt với biện pháp cầm máu như trên. Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tránh mọi sự va chạm vào mũi vừa bị chảy máu. Tuy nhiên, nếu dòng máu vẫn chảy dai dẳng không dừng, bệnh nhân có thể cần được đưa vào bệnh viện để can thiệp bằng phẫu thuật hay đốt điện.

Chảy máu mũi nhiều lần ở trẻ em (chảy máu cam) thường không có biện pháp điều trị, chỉ cố gắng chăm sóc tốt mỗi lần chảy máu. Tình trạng này thường tự mất đi khi các em lớn lên.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm

Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho ra máu

Chẩn đoán phân biệt các nguồn chảy máu khác nhau, chẳng hạn như họng có thể chảy máu nếu khám thấy amiđan bị viêm. Kiểm tra lồng ngực để phát hiện viêm phổi hay viêm phế quản.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.

Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da

Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ở cổ tử cung

Nếu có kèm theo các triệu chứng như đau vùng chậu, giao hợp đau, có chất tiết ra từ âm đạo, lấy dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh

Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi

Với các bệnh nhân có sức khỏe bình thường và không có các biến chứng phức tạp có thể điều trị bắt đầu với viên amoxycillin 500mg, mỗi ngày uống 3 lần.

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục

Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực

Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiền sản giật

Đề nghị bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, trong khi vẫn tiếp tục theo dõi hằng ngày về huyết áp, protein niệu, tình trạng phát triển của thai.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim

Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt dương

Tình trạng liệt dương thỉnh thoảng xảy ra ở một người đàn ông khỏe mạnh bình thường có thể là dấu hiệu của sự làm việc quá sức, thiếu nghỉ ngơi hoặc suy nhược cơ thể.

Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn

Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.

Thực hành tránh thai sau giao hợp

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra khoảng vài ba ngày sau khi uống liều thuốc thứ hai, và kỳ kinh nguyệt kế tiếp có thể sẽ chậm lại vài ba ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ

Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.

Chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh hoặc sau giao hợp

Phụ nữ trên 40 tuổi luôn cần được khám chuyên khoa, trừ khi triệu chứng chảy máu đã được giải quyết sau khi loại trừ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như polyp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông

Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn cóc

Liệu pháp lạnh với nitơ lỏng có thể được dùng cho những mụn cóc không đáp ứng với thuốc bôi. Phương pháp điều trị này gây đau nhiều nên không hợp với trẻ em.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan C

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 7 – 8 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, khoảng 30% số người bị nhiễm HCV có thể cảm thấy hơi khó chịu như bị cảm cúm nhẹ.

Tranh thai đối với phụ nữ sau sinh

Trong bất cứ trường hợp nào thì sau khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi cần phải áp dụng một trong các biện pháp tránh thai mới đảm bảo an toàn.