- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai
Thực hành chẩn đoán và điều trị chất tiết từ tai
Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là tình trạng có chất dịch chảy ra từ tai, thường gọi là chất xuất tiết tai. Chất xuất tiết tai có thể chẩy ra liên tục hoặc gián đoạn, có thể có mùi hoặc không mùi, có màu hoặc không màu, có thể lỏng hoặc đặc... tùy theo nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm tai ngoài. Tuy nhiên, còn có một số nguyên nhân khác.
Nguyên nhân
Viêm tai ngoài, do nhiễm trùng tai ngoài.
Viêm tai giữa, do nhiễm trùng tai giữa.
Thủng màng nhĩ.
Ráy tai
Có dị vật trong tai
Nhọt trong tai
Vỡ xương sọ (rất hiếm gặp, thường xuất hiện sau chấn thương nặng ở đầu), nước não tủy hoặc máu có thể chảy ra từ tai.
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân khác nhau qua quan sát tai để phát hiện ráy tai, dị vật trong tai... Nếu cần có thể dùng tăm bông lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm để xác định các trường hợp nhiễm trùng. Kiểm tra thính lực giúp có thêm yếu tố xác định bệnh. Nếu bệnh nhân vừa trải qua chấn thương đầu hoặc có dấu hiệu viêm tai giữa nặng, cần cho chụp X quang ngay để xác định kịp thời.
Điều trị
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng có chất tiết từ tai.
Nếu do ráy tai nhiều, không cần điều trị gì khác ngoài việc làm sạch tai. Nếu bệnh nhân thấy khó chịu, có thể cho dùng thuốc nhỏ tai natri bicarbonat mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 4 hoặc 5 ngày. Nếu tai vẫn không sạch, có thể dùng nước ấm bơm vào tai và hút ra để làm sạch.
Nếu có dị vật trong tai, thận trọng lấy ra khỏi tai.
Không nên cố lấy dị vật ra nếu có nguy cơ làm tổn thương tai, nên chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa để xử trí.
Các trường hợp viêm tai ngoài cũng cần làm sạch tai bằng cách rửa và làm khô thường xuyên. Chỉ định các dung dịch nhỏ vào tai có kháng sinh hoặc kháng viêm hay corticosteroid. Nếu viêm nặng, có thể cần cho kèm kháng sinh dạng viên uống. Trong mọi trường hợp đều cần phải thường xuyên làm sạch và khô tai.
Viêm tai giữa được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống, liên tục trong khoảng 7 đến 10 ngày, kèm theo với thuốc giảm đau như paracetamol. Sau điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi trong 2 tuần để đảm bảo kết quả điều trị tốt và không có bất cứ biến chứng nào, nhất là đối với trẻ em.
Thủng màng nhĩ thường chỉ cần chăm sóc tốt bệnh nhân, băng tai bằng gạc sạch và khô và cho uống thuốc kháng sinh kèm thuốc giảm đau để ngăn ngừa nhiễm trùng vào tai giữa. Vết thủng thường tự lành sau khoảng 4 đến 6 tuần. Nếu không hồi phục sau thời gian này, hoặc có kèm theo cholesteatoma, có thể cần phải xử trí bằng phẫu thuật và tạo hình màng nhĩ.
Bài viết cùng chuyên mục
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ sơ sinh
Tìm các dấu hiệu bất thường trong hình dạng hộp sọ có thể nắn sửa, thóp trước đầy lên bất thường có thể gợi ý tràn dịch màng não và cần phải siêu âm chẩn đoán ngay.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm
Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị thai nhi ngôi lệch đầu cao
Phụ nữ sinh con so nên khám bác sĩ chuyên khoa vào tuần thứ 34 của thai kỳ và siêu âm để đánh giá vị trí của bánh nhau.
Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái
Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Những mảnh nội mạc tử cung lạc chỗ vẫn đáp ứng với chu kỳ kinh nguyệt giống như nội mạc ở trong tử cung, nghĩa là vẫn chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt
Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ
Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.
Viên uống tránh thai kết hợp
Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.
Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị HIV, AIDS
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát của bệnh AIDS, với đặc trưng là nguy cơ nhiễm trùng tăng cao bất thường do số lượng tế bào CD4 trong máu tiếp tục giảm thấp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị sốt sau sinh
Viêm nội mạc tử cung, thường kèm theo dịch thải có mùi hôi và đau bụng dưới, cần đưa vào bệnh viện để nạo tử cung và điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.
Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng
Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu
Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ù tai
Các bệnh ở tai như viêm mê đạo, bệnh Ménière, viêm tai giữa, xơ hóa tai, nhiễm độc tai, tắc nghẽn ống tai ngoài do nhiều ráy tai... đều có thể kèm theo hiện tượng ù tai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lẹo mắt
Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.