Thực hành chẩn đoán và điều trị chân đau cách hồi

2012-11-14 09:14 PM

Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chân đau cách hồi (intermittent claudication) là tình trạng bị đau từng cơn tương tự như chuột rút ở một hoặc cả hai chân khi đang đi, nhất là ở các bắp chân, làm cho bệnh nhân phải đi khập khiễng hoặc dừng lại, thường sau khi nghỉ một chút thì bớt đau, rồi trong chốc lát lại đau nữa. Vì thế cũng gọi là khập khiễng cách hồi. Chân đau cách hồi thường là dấu hiệu của một bệnh có ảnh hưởng lan rộng hơn, đó là xơ vữa động mạch. Vì thế, cần chú ý tìm hiểu kỹ các triệu chứng để phát hiện.

Nguyên nhân

Do bệnh xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn hay hẹp các động mạch ở chân. Bắp chân thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, làm cho bệnh nhân không thể đi được, nhưng nếu nghỉ một lát thì hết, do máu được cung cấp đủ trong thời gian nghỉ.

Nguyên nhân ít gặp hơn là do hẹp ống sống, làm các rễ thần kinh dẫn đến chân bị chèn ép.

Chẩn đoán

Xác định các nguy cơ liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch như: nghiện thuốc lá, cao huyết áp, tiểu đường... nhất là khi bệnh nhân đã được chẩn đoán là xơ vữa động mạch từ trước.

Quan sát các dấu hiệu liên quan đến việc cung cấp máu ở chân và loại trừ các nguyên nhân gây đau chân khác. Cụ thể là:

Kiểm tra mạch bệnh nhân.

Tìm những dấu hiệu như da lạnh, không có lông ở chân, những chỗ da khô và bong vẩy.

Kiểm tra các vết chai ở chân, những dấu hiệu nhiễm nấm hay móng chân bị cắt không đúng cách...

Tìm hiểu về các tổn thương ở chân trước đó, nếu có.

Để xác định xơ vữa động mạch, cho kiểm tra: huyết áp, cholesterol trong máu, lượng đường trong máu, điện tâm đồ (ECG).

Điều trị

Nếu bệnh nhân là người nghiện thuốc lá, khuyên bệnh nhân nên bỏ thuốc lá.

Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng quá cân hoặc béo phì, hướng dẫn bệnh nhân các phương thức để đạt được một trọng lượng cơ thể vừa phải, lý tưởng.

Hướng dẫn bệnh nhân một chế độ rèn luyện thường xuyên, vượt qua cơn đau.

Theo dõi bệnh nhân để đảm bảo là vấn đề đang được cải thiện. Nếu không, cần xem xét việc chụp X quang để đánh giá động mạch ở chân.

Nếu chẩn đoán xác định là bệnh xơ vữa động mạch, có hướng điều trị thích hợp đối với căn bệnh này.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị nghẹt mũi

Ở người lớn thường có dấu hiệu khó thở khi ngủ, làm cho giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, khiến người bệnh thường ngủ nhiều vào ban ngày.

Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc

Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau mặt

Đau dây thần kinh sinh ba thường chỉ cần dùng thuốc giảm đau. Hầu hết các trường hợp đều thuyên giảm sau vài tuần. Nếu đau nghiêm trọng, cho dùng Carbamazepin 100mg mỗi ngày 3 lần.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.

Kiểm tra tiêm chủng cho trẻ em

Một số liều tiêm chủng gồm 2 mũi tiêm hoặc nhiều hơn, phải được tiêm đủ liều mới có thể phát huy tác dụng bảo vệ trẻ chống lại căn bệnh đó.

Thực hành chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ em

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để ngừng dùng thuốc chống co giật nếu trẻ không còn co giật trong vòng 2 – 3 năm.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau ngực

Nếu bệnh nhân có tiền sử các bệnh nhồi máu cơ tim, phình mạch tách, thuyên tắc mạch phổi, hoặc có thể trạng rất yếu, cần chuyển ngay đến bệnh viện.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai

Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau đầu

Do trải qua sự căng thẳng: làm việc căng thẳng quá lâu, hoặc ở quá lâu trong môi trường nhiều tiếng ồn, hoặc liên tục gặp phải những vấn đề gây lo lắng.

Thực hành những vấn đề khi cho con bú

Những vấn đề nảy sinh khi cho con bú thường không nghiêm trọng, nhưng lại có thể gây nhiều lo lắng hoặc căng thẳng về tâm lý, nhất là đối với những người mẹ trẻ mới có con lần đầu tiên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nôn khi mang thai

Trong những trường hợp bất thường, khi nôn rất nghiêm trọng có thể làm suy yếu sức khỏe, mất nước... cần cân nhắc việc chuyển bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nứt hậu môn

Nứt hậu môn có thể có một số triệu chứng giống như trĩ, nhưng điều khác biệt là vết nứt có thể quan sát thấy ở vùng hậu môn. Khám bằng tay có thể làm cho bệnh nhân rất đau đớn.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm

Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.

Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh run

Các trường hợp không có nguyên nhân bệnh lý không cần điều trị. Để giảm cơn run tạm thời, có thể cho bệnh nhân uống một ít rượu hoặc thuốc chẹn beta.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tinh hồng nhiệt

Bệnh tinh hồng nhiệt là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, còn được gọi là bệnh ban đỏ. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Đặc trưng của bệnh là những vùng đỏ trên da.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ

Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.

Bệnh học Raynaud và hiện tượng Raynaud

Bệnh Raynaud là một bệnh mạch máu. Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ.

Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh

Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.

Thực hành chẩn đoán và điều trị liệt bell

Có thể rút ngắn thời gian hồi phục bằng cách cho dùng prednisolon 40mg mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó giảm liều thấp dần sao cho sau 3 tuần nữa thì không còn dùng thuốc.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đánh trống ngực

Nếu đánh trống ngực lặp lại nhiều lần, có thể đề nghị làm điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ để phát hiện các bệnh tim liên quan (loạn nhịp, lạc nhịp, rung nhĩ...).

Thực hành chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực

Xác định tính chất cơn đau. Đặc trưng của cơn đau thắt ngực là: đau từ giữa ngực, cảm giác như bị đè nặng, lan rộng lên hàm, ra sau lưng và ra cánh tay (thường là tay trái).