- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh sởi
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp chủ yếu ở trẻ em, gây sốt phát ban và nhiều triệu chứng kèm theo cũng như một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng viêm não có thể gây tử vong.
Trong quá khứ, bệnh sởi đã từng là mối đe dọa đối với trẻ em trên toàn thế giới, do tính chất lây nhiễm dễ dàng, lan truyền nhanh nên có thể bộc phát trong một thời gian rất ngắn. Ngày nay, sự phát triển của các loại thuốc chủng ngừa đã đẩy lùi được căn bệnh này. Tuy nhiên, ở những nước chậm phát triển, mỗi năm vẫn còn có đến hàng triệu trẻ em chết vì bệnh này.
Nguyên nhân
Bệnh sởi gây ra do nhiễm phải một loại virus gây bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân lây nhiễm, vì bệnh lây truyền dễ dàng qua không khí cũng như nhiều hình thức tiếp xúc khác nhau với người mang virus.
Thời gian ủ bệnh kéo dài đến khoảng 14 ngày.
Trong suốt thời gian này, trẻ mang virus có thể đưa virus vào không khí và làm lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Người đã bị bệnh sởi một lần, sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch tự nhiên suốt đời đối với bệnh này. Thuốc chủng ngừa cũng có thể tạo miễn dịch với tỷ lệ thành công đến khoảng 97% các trường hợp được chủng ngừa.
Trẻ em dưới 8 tháng tuổi rất hiếm khi mắc bệnh sởi, nhờ có kháng thể nhận được từ sữa mẹ. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách bảo vệ trẻ chống lại bệnh này.
Chẩn đoán
Các triệu chứng khởi đầu
Sốt.
Mệt mỏi.
Sưng hạch bạch huyết.
Chảy mũi nước.
Mắt đỏ.
Ho.
Các triệu chứng khi toàn phát bệnh
Ban đỏ trên da, có thể gây ngứa, bao giờ cũng xuất hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phần da trên mặt, sau đầu và cổ, lan dần xuống phía dưới thân mình.
Ngứa mắt, nhất là khi nhìn ra ánh sáng.
Hắt hơi và chảy nước mũi.
Sau khi phát ban khoảng 3 ngày thì ban bắt đầu lặn dần và các triệu chứng cũng giảm dần.
Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xuất hiện
Viêm đường hô hấp trên hoặc viêm tai giữa nhiễm khuẩn, với dấu hiệu rõ nét là sốt trở lại sau khi ban đã lặn, có thể kèm theo tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng... Sốt có thể rất cao, gây co giật.
Viêm não, thường xuất hiện sau khi phát ban khoảng 7 – 10 ngày, với các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, co giật, hôn mê. Biến chứng này tuy rất hiếm gặp (với tỷ lệ khoảng một phần triệu số trường hợp mắc bệnh) nhưng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Viêm phổi tế bào lớn.
Viêm kết mạc có mủ.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị, nên điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng.
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều tại giường, uống nhiều nước. Có thể dùng thuốc giảm đau hạ nhiệt, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen hay paracetamol để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Cũng có thể dùng các loại xi-rô để làm giảm ho, kem bôi da để làm giảm ngứa... tùy theo mức độ của các triệu chứng này.
Cần cách ly người bệnh, hạn chế mọi tiếp xúc kể từ khi phát hiện và nghi ngờ bệnh này. Điều này nhằm làm hạn chế sự lây lan của bệnh.
Kháng sinh không có tác dụng đối với virus gây bệnh, nên chỉ dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thứ phát.
Có thể cần sử dụng huyết tương miễn dịch (immunoglobulin) trong những trường hợp bệnh nhân bị tổn thương hoặc suy yếu hệ miễn dịch.
Chủng ngừa
Chủng ngừa bệnh sởi được thực hiện vào lúc trẻ được 9 đến 15 tháng tuổi. Tỷ lệ thành công lên đến khoảng 97% các trường hợp được chủng ngừa. Do đó, việc phát minh và sử dụng thuốc chủng ngừa (từ năm 1963) đã đẩy lùi rõ rệt căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ em trên toàn thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, số ca mắc bệnh hằng năm vào khoảng đầu thập niên 1960 là khoảng 500.000, đã giảm xuống còn dưới 3.500 vào năm 1988. Cho đến năm 1999, số trường hợp mắc bệnh được ghi nhận trong năm chỉ còn không đến 100.
Mặc dù vậy, do điều kiện kinh tế còn khó khăn cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ về căn bệnh này, nên nhiều trẻ em ở các nước chậm phát triển vẫn còn chưa được chủng ngừa đầy đủ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận là hiện nay mỗi năm vẫn có đến khoảng 1.000.000 trẻ em chết vì bệnh này.
Chủng ngừa bệnh sởi cho trẻ em là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ các em chống lại căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này, và cũng là trách nhiệm của các bậc cha mẹ để góp phần ngăn chặn sự lây lan bệnh trong toàn xã hội.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu
Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị protein niệu khi mang thai
Protein niệu trong thời kỳ thai nghén được xác định khi > 300mg/L. Chuyển chuyên khoa nếu chẩn đoán cho kết quả xác định.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Sưng hạch bạch huyết vùng cổ
Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giao hợp đau
Giao hợp đau có thể do người phụ nữ bị khô âm đạo, thiếu chất nhờn làm cho việc giao hợp khó khăn và dễ gây đau, thường gặp nhất là sau giai đoạn mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô kinh
Nếu các xét nghiệm máu cho kết quả bình thường, vô kinh có thể là do vùng dưới đồi. Bệnh nhân nên được giải thích trấn an là hiện tượng vô kinh rồi sẽ qua đi và kinh nguyệt sẽ trở lại như trước.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tai biến mạch não
Nghẽn mạch, hay thuyên tắc mạch, là tình trạng tắc nghẽn do một khối (thường là cục máu đông) trong động mạch não.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc là trường hợp rất thường gặp, không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh làm cho mắt đỏ nhưng hoàn toàn không đau, không có dử mắt (ghèn), không gây tổn thương mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đái dầm
Không nên rầy la hoặc làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ vì đái dầm. Điều này tạo ra tâm lý mặc cảm, lo sợ và càng làm cho trẻ mất tự tin, càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị điếc
Nguyên nhân tự nhiên thường gặp là sự thoái hóa theo tuổi già của ốc tai và mê đạo, được xem như sự giảm thính lực tự nhiên do tuổi già.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn
Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.
Thực hành chẩn đoán và điều trị béo phì
Không nên yêu cầu giảm cân quá nhanh. Với chế độ ăn uống cung cấp không quá 1000 calori mỗi ngày, người bệnh có thể hy vọng giảm cân từ 0,5 – 1kg mỗi tuần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm gan B
Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 4 tháng hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào số lượng virus bị nhiễm vào cơ thể. Nói chung, số lượng virus càng lớn thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vô sinh
Dịch nhầy ở cổ tử cung có kháng thể diệt hoặc làm bất động tinh trùng. Trong một số trường hợp, dịch nhầy cổ tử cung quá đậm đặc đến mức tinh trùng không thể di chuyển qua đó được.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp
Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.
Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa
Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Khi máu từ tim được bơm vào các động mạch tạo nên áp lực cao nhất, chỉ số đo được gọi là huyết áp tâm thu. Đây là con số lớn hơn được đặt trước dấu vạch.
Thực hành chẩn đoán và điều trị quai bị
Trong thời gian 1 tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh, người bệnh có thể gây lây bệnh cho những ai tiếp xúc, gần gũi với họ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella
Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.