- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectious) là một bệnh truyền nhiễm dạng nhẹ, gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 14 tuổi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh cũng thấy xuất hiện ở người trưởng thành, và có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho phụ nữ có thai.
Bệnh có thể bùng phát thành dịch do sự lây lan dễ dàng qua tiếp xúc với người bệnh. Vào cuối thế kỷ 19, bệnh này được xếp vào hàng thứ 5 về mức độ phổ biến đứng sau các bệnh sởi (measles), quai bị (mumps), sởi Đức (rubella), và thủy đậu (chickenpox). Vì thế, bệnh này đôi khi cũng được người phương Tây quen gọi là bệnh thứ năm (fifth disease).
Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một chủng virus gọi là pavovirus.
Bệnh chỉ có khả năng lây nhiễm trong giai đoạn đầu. Khi người bệnh đã nổi ban đỏ thì khả năng lây nhiễm hầu như không còn nữa. Vì thế, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh trong giai đoạn đầu của bệnh.
Chẩn đoán
Thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 – 14 ngày. Trong giai đoạn đầu tiên này, bệnh nhân thường có sốt nhẹ và cảm giác mệt mỏi, uể oải. Sau đó, các triệu chứng sau đây xuất hiện:
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Sốt.
Da nổi đỏ từng vùng, phát triển từ 1 đến 4 ngày sau khi má đã nổi đỏ. Các vùng da đỏ thường xuất hiện nhất ở tay, chân và đôi khi cũng nổi trên thân mình. Các đốm đỏ dần dần liên kết lại thành vùng hoặc thành từng mảng dài, nhất là trên tay, chân, và thường nổi rõ hơn sau khi tắm nước nóng. Ban đỏ thường kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện trở lại nếu da bị kích thích, hoặc phơi ra trực tiếp dưới ánh nắng, hoặc một số tác nhân khác như luyện tập thể lực, tắm, hay căng thẳng tâm lý...
Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, có thể có đau khớp.
Điều trị
Không có thuốc đặc trị cho bệnh này. Do đó, việc điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.
Dùng paracetamol hoặc aspirin với liều thích hợp để làm giảm nhẹ các triệu chứng.
Kem bôi da calamin (có chứa oxid kẽm) có thể giúp giảm ngứa trên da.
Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.
Ban đỏ nhiễm khuẩn rất ít khi gây ra các biến chứng, nhưng nếu người bệnh có kèm theo các rối loạn về máu, bao gồm các chứng thiếu máu như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu máu Địa Trung Hải... bệnh có thể sẽ gây thiếu máu nghiêm trọng.
Bệnh hiếm thấy ở người trưởng thành, nhưng thỉnh thoảng có thể có những trường hợp nghiêm trọng. Nếu phụ nữ mắc bệnh này trong thời gian mang thai, trong một số rất ít trường hợp có thể dẫn đến sẩy thai. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây đau khớp, viêm khớp.
Bệnh thường tự khỏi và không để lại di chứng, mặc dù các vùng ban đỏ có thể nổi trở lại nhiều lần sau đó khi có các kích thích trên da hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng... Tuy nhiên, sau một lần mắc bệnh thì người bệnh thường có khả năng miễn nhiễm lâu dài, rất hiếm khi mắc bệnh lần nữa.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị hôi miệng
Điều trị các nguyên nhân tùy theo kết quả chẩn đoán. Nếu không có các triệu chứng nhiễm trùng, việc dùng kháng sinh có thể là không cần thiết.
Kiểm tra sức khỏe tổng quát trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi
Tìm các dấu hiệu bất thường ở mắt, như chuyển động khác thường của các đồng tử, lác mắt hay không có khả năng định thị.
Thực hành chẩn đoán và điều trị đau tai
Nếu màng nhĩ sưng đỏ hay đục, có thể nghi ngờ nhiễm trùng tai giữa. Nếu màng nhĩ bình thường, có thể vòi Eustache đã bị nghẽn gây tăng áp lực ở tai giữa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị herpes giác mạc
Bệnh rất thường gặp, nguyên nhân thông thường nhất có thể là do các vết trầy xước ở giác mạc, nhưng virus herpes cũng có thể tấn công gây bệnh ở mắt bình thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Thực hành chẩn đoán và điều trị chàm
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da, thường gây ngứa, đôi khi làm da bong vảy, bọng nước. Có nhiều loại viêm da khác nhau như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông
Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị zona
Ban zona thường tự khỏi sau vài tuần, không có biến chứng gì. Khoảng 50% số người bị bệnh zona sau tuổi 60 có thể bị đau và dễ kích thích ở vùng da bị bệnh, kéo dài đến 6 tháng.
Thực hành chẩn đoán và điều trị RH âm khi mang thai
Những bà mẹ có Rh âm cần được tiêm kháng thể chống yếu tố D (kháng D) sau khi sinh để ngừa sự phát triển của kháng thể kháng D.
Thực hành chẩn đoán và điều trị glucose niệu khi mang thai
Nếu kết quả đo lúc đói > 5,8 mmol/L, hoặc kết quả đo sau đó 2 giờ > 7,8 mmol/L cho thấy hiện tượng tiểu đường thai nghén. Cần đề nghị chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cường giáp
Nếu mức T4 tự do là bình thường, có thể cần tiếp tục đo mức T4 (triiodothyronine) tự do để chẩn đoán chứng nhiễm độc T4.
Thực hành chẩn đoán và điều trị động kinh
Chẩn đoán xác định các cơn động kinh thường khó khăn do rất ít khi khai thác được nhiều thông tin từ bản thân bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mắt khô
Xét nghiệm Schirmer được thực hiện bằng cách dùng một loại giấy thấm đặc biệt đặt ở rìa dưới của mí mắt. Quan sát độ thấm của giấy có thể giúp xác định mức độ khô mắt.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
Cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhược giáp
Nhược giáp có thể là một bệnh tự miễn, do cơ thể tạo kháng thể chống lại tuyến giáp, làm giảm sản xuất nội tiết tố, chẳng hạn như trong trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục
Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất tinh sớm
Trong kỹ thuật này, người đàn ông ngừng mọi sự kích thích ngay khi có cảm giác gần xuất tinh, và thư giãn trong khoảng 30 giây.
Thực hành chăm sóc trẻ khóc nhiều và thất thường
Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc.
Thực hành chẩn đoán và điều trị cúm
Virus gây bệnh cúm rất đa dạng. Nhìn chung, hiện các loại virus gây bệnh cúm được phân thành 3 dòng chính gọi là virus cúm A, virus cúm B và virus cúm C.
Thực hành liệu pháp thay thế hormon (HRT)
Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon, ngoài khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng của mãn kinh còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh.
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Thực hành chẩn đoán và điều trị loét đường tiêu hóa
Loét do vi khuẩn H. pylori: là tất cả những trường hợp loét đường tiêu hóa mà xét nghiệm cho thấy có sự hiện diện của loại vi khuẩn này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mất ngủ
Khích lệ trẻ những lần đi ngủ đúng giờ, chẳng hạn như khen thưởng, nhưng đừng bao giờ trừng phạt trẻ vì không ngủ.
Thực hành chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch không còn duy trì được sự trơn láng và có nhiều mảng bựa hay “vữa” đóng vào khiến cho lòng động mạch bị hẹp lại, do đó lượng máu lưu thông trở nên khó khăn.