- Trang chủ
- Sách y học
- Thực hành chẩn đoán và điều trị
- Những điều cần biết trước khi mang thai
Những điều cần biết trước khi mang thai
Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mang thai là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của phụ nữ sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc mang thai có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi về sức khỏe cho người mẹ hoặc thai nhi, và điều đó hoàn toàn có thể tiên liệu trước nếu như người phụ nữ được tư vấn bởi một bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định mang thai. Khi không có điều kiện để được tư vấn trực tiếp, những kiến thức sau đây có thể là cần thiết cho một phụ nữ trước khi mang thai.
Hút thuốc lá: Phụ nữ nghiện thuốc lá trước khi quyết định mang thai cần nhận biết đầy đủ những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tốt nhất là nên cố gắng bỏ thuốc lá một thời gian trước khi bắt đầu mang thai.
Uống rượu: Các loại rượu, bia hay các thức uống có cồn nói chung đều không tốt cho cả người mẹ và thai nhi, đặc biệt là nồng độ rượu trong máu tăng cao trong thời gian mang thai có thể dẫn đến “hội chứng thai rượu”, với hậu quả là đứa trẻ sinh ra mang nhiều dị tật và phát triển không bình thường.
Chế độ dinh dưỡng: Người phụ nữ cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi bắt đầu mang thai. Đặc biệt chế độ ăn giàu acid folic (có trong nhiều loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc...) hoặc bổ sung acid folic (400μg/ngày) trước khi có thai và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp giảm mạnh nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.
Trước thời gian mang thai nên tránh các thức ăn dễ gây nhiễm bệnh như thức ăn không tiệt trùng, thức ăn lạnh, thịt nấu chưa chín nhừ... Tất cả các loại rau và trái cây đều phải được rửa sạch trước khi ăn.
Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.
Không nên uống vitamin A liều cao. Tốt nhất là chỉ dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Kiểm tra các bệnh thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu liềm và thiếu máu hồng cầu hình cầu. Nếu mắc phải các bệnh này, người phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về nguy cơ di truyền cho đứa trẻ trước khi quyết định mang thai.
Kiểm tra kháng thể bệnh rubella (rubeon) trước khi có thai lần đầu tiên. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, do đó nếu chưa có kháng thể chống lại bệnh này thì nhất thiết phải được tiêm phòng vaccin trước khi có thai. Chỉ nên có thai sau khi đã tiêm vaccin phòng bệnh rubella ít nhất là một tháng.
Kiểm tra huyết áp: Phụ nữ cao huyết áp vẫn có thể mang thai, với điều kiện phải được theo dõi và điều trị thích hợp để đảm bảo kiểm soát được huyết áp. Methyldopa và một số thuốc chẹn beta như propranolol được xem là an toàn và hiệu quả trong thời gian mang thai.
Kiểm tra bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Nguy cơ tử vong trước sinh có thể đến 10%, ngay cả khi kiểm soát tốt lượng đường máu. Nguy cơ dị dạng bẩm sinh có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ này được giảm bớt nếu có thể kiểm soát tốt được đường máu trước và trong thời gian mang thai. Mức độ Hb glycosyl hóa phải được kiểm tra trước khi ngừng biện pháp ngừa thai. Người phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về các nguy cơ nói trên trước khi quyết định mang thai.
Bệnh động kinh: Phụ nữ mắc bệnh động kinh sinh con ra sẽ có nguy cơ có dị tật bẩm sinh cao gấp 2 lần so với bình thường. Tất cả các thuốc chống co giật (điều trị bệnh động kinh) đều làm tăng tỷ lệ quái thai với những mức độ khác nhau. Người phụ nữ cần nhận thức đầy đủ về các nguy cơ trên trước khi quyết định mang thai.
Các biện pháp ngừa thai: Phụ nữ sử dụng các biện pháp ngừa thai như viên uống tránh thai hỗn hợp hoặc dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung cần phải ngừng các biện pháp này và tránh thai tự nhiên một thời gian trước khi mang thai.
Phụ nữ đã từng bị sẩy thai cần được kiểm tra để tìm những bất thường ở cổ tử cung hoặc bất thường về nhiễm sắc thể.
Bài viết cùng chuyên mục
Thực hành chẩn đoán và điều trị suy tim
Sưng mắt cá chân và cẳng chân thường gặp ở suy tim phải, kèm theo là gan to và chướng hơi trong ruột (đầy bụng) gây khó chịu, khó tiêu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ít ham muốn tình dục
Ít ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của một sức khỏe không tốt hoặc đang suy nhược, có thể đang có một hoặc nhiều bệnh lý tiềm ẩn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi
Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn
Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực
Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.
Thuốc tránh thai dạng tiêm và cấy dưới da
Loại thuốc thường dùng là Dépo-Provéra, mỗi lần tiêm một mũi 3 ml (có chứa 150mg médroxyprogestérone acetate, tiêm bắp thịt sâu, không được tiêm tĩnh mạch), 3 tháng tiêm một lần.
Thực hành chẩn đoán và điều trị lác mắt
Đối với trẻ em, cho trẻ nhìn vào một đèn pin nhỏ ở cách khoảng nửa mét và quan sát sự phản chiếu ánh sáng trong giác mạc. Nếu trẻ bị lác mắt, ánh sáng sẽ phản chiếu không cân đối.
Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón
Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.
Tránh thai bằng xuất tinh ngoài âm đạo
Do khả năng sống sót của tinh trùng khi vào được cơ thể người phụ nữ có thể kéo dài từ 4 đến 6 ngày, nên những sơ sót này tuy có tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể dẫn đến thụ thai.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.
Thực hành chăm sóc hăm tã trẻ em
Giữ tã khô bằng cách thay tã cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ làm ướt tã, tránh không để da trẻ phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị trầm cảm sau sinh
Các yếu tố tình cảm, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự trầm cảm. Người bệnh cần được gần gũi, chia sẻ tình cảm, có cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ, tâm sự riêng tư.
Thực hành chẩn đoán và điều trị rậm lông
Khi có kèm theo các triệu chứng, cố gắng chẩn đoán phân biệt các bệnh liên quan. Kiểm tra huyết thanh testosterone và chuyển đến chuyên khoa khi có kết quả bất thường.
Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson
Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.
Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng
Cách dùng phổ biến hơn của thuốc diệt tinh trùng là kết hợp với nhiều biện pháp tránh thai khác, vì nó giúp tăng thêm hiệu quả tránh thai của biện pháp đã chọn.
Thực hành chẩn đoán và điều trị vảy nến
Bệnh thường xuất hiện ở những người trong cùng một gia đình. Thống kê cho biết nếu cha hoặc mẹ đã bị bệnh vảy nến thì con cái có khoảng 25% nguy cơ sẽ mắc căn bệnh này.
Thực hành chẩn đoán và điều trị dị vật vào mắt
Dị vật vào mắt là trường hợp rất thường gặp, có thể từ rất nhẹ như những trường hợp do gió thổi bụi vào mắt, cho đến những trường hợp nặng như dị vật cắm sâu vào nhãn cầu.
Thực hành chẩn đoán và điều trị nhọt
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, người bệnh tiểu đường, hoặc những người mà da có nhiều chất nhờn thường dễ bị nhọt hơn.
Viên uống tránh thai kết hợp
Viên uống tránh thai kết hợp được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày 1 viên vào cùng một thời điểm, liên tục trong 21 ngày đầu và nghỉ thuốc 7 ngày cuối, sau đó bắt đầu ngay chu kỳ mới.
Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh
Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.
Thực hành chăm sóc các vấn đề hô hấp trẻ em
Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.
Thực hành chăm sóc trẻ ỉa đùn
Những trường hợp khó điều trị có thể đòi hỏi dùng xi-rô senna thời gian dài với liều giảm dần để tăng phản xạ dạ dày-ruột.
Thực hành chẩn đoán và điều trị hen phế quản (suyễn)
Khi có cơn khó thở lặp lại trên hai lần kèm theo dấu hiệu thở khò khè hoặc ho khan và bệnh nhân đáp ứng tốt với các tác nhân làm giãn phế quản, có thể nghĩ đến hen phế quản.
Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu
Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.
Khí hư và các bệnh lây qua đường tình dục
Điều trị bằng một loại imidazol, chẳng hạn như clotrimazol 200mg đặt trong âm đạo vào ban đêm, liên tục trong 3 đêm. Kem clotrimazol 1% có thể dùng kèm để giảm ngứa âm đạo.