Chảy nước mắt bất thường

2012-11-14 09:45 PM

Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nguyên nhân

Chảy nước mắt bất thường là trường hợp nước mắt chảy ra nhiều và không phải do cảm xúc như bình thường.

Trong mắt có tuyến lệ chính và một số tuyến lệ phụ. Tuyến lệ chính nằm ở góc trên của mí mắt trên và về phía ngoài. Các tuyến lệ phụ nằm rải rác trong kết mạc, ở cả mí trên và mí dưới. Nước mắt do các tuyến lệ tạo ra có tác dụng giữ cho giác mạc và kết mạc luôn ẩm ướt và rửa trôi các bụi bặm hay dị vật nhỏ lọt vào mắt. Bình thường, nước mắt được tạo ra liên tục, sau khi thấm ướt giác mạc và kết mạc sẽ chảy vào các lỗ lệ nằm ở góc phía trong của mí mắt, rồi theo một đoạn ống dẫn chảy vào túi lệ. Túi lệ nằm trong một hốc lõm của xương lệ, có ống lệ (lệ đạo) dẫn xuống hốc mũi. Khi ta chớp mắt, túi lệ bị ép lại làm cho nước mắt từ túi lệ tràn ra, chảy vào trong hốc mũi theo ống lệ.

Với cơ chế hoạt động bình thường này, nước mắt tuy được tạo ra liên tục nhưng không chảy ra ngoài mắt. Chỉ khi có những cảm xúc mạnh làm cho tuyến lệ tạo nhiều nước mắt hơn mức thông thường, nước mắt mới chảy ra khỏi mắt.

Chảy nước mắt bất thường có thể rơi vào một trong hai trường hợp, với các nguyên nhân khác nhau như sau:

Trường hợp thứ nhất, tuyến lệ tạo ra quá nhiều nước mắt do kết mạc hay giác mạc bị kích thích. Những nguyên nhân gây kích thích thường gặp nhất là bụi hay dị vật lọt vào mắt, tiếp xúc nhiều với gió, lông mi mọc vào trong. Mắt bị kích thích cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng.

Trường hợp thứ hai do tắc nghẽn kênh dẫn lưu nước mắt. Những nguyên nhân có thể là: nhiễm trùngđường hô hấp trên, mí mắt quặm, lông mi mọc vào trong, hoặc nghẽn lệ đạo (ống dẫn nước mắt).

Chẩn đoán

Bệnh sử

Kiểm tra các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Các dấu hiệu của dị ứng.

Các chấn thương.

Thăm khám

Xem xét giác mạc tìm dị vật.

Xem xét mí mắt tìm các dấu hiệu bất thường của mí mắt, lông mi.

Quan sát tìm lông mi trong tuyến lệ.

Kiểm tra các triệu chứng của viêm kết mạc.

Nếu nghi ngờ có dị vật trong mắt, có thể lộn mí mắt ra để quan sát.

Điều trị

Tùy theo nguyên nhân và kết quả thăm khám, có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

Nếu nghẽn lệ đạo, có thể dùng ngón tay ấn nhẹ vào và xoa nắn ở vị trí của tuyến lệ, mỗi ngày 2 lần. Nếu mắt đỏ, cho dùng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh.

Dùng gạc mềm thấm nước vừa ẩm để lau mắt thường xuyên có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Có thể cần gây mê để thăm dò lệ đạo nếu việc điều trị không có kết quả kéo dài đến 6 tháng.

Nếu có lông mi trong tuyến lệ, dùng một cái kẹp loại nhỏ để gắp ra.

Các trường hợp như mí mắt quặm, lông mi mọc vào trong có thể cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Tránh không dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ, trừ khi có dấu hiệu chắc chắn là viêm kết mạc.

Bài viết cùng chuyên mục

Thực hành chẩn đoán và điều trị ban đỏ nhiễm khuẩn

Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).

Thực hành chẩn đoán và điều trị tăng lipid máu

Cao cholesterol là nguy cơ chính trong sự phát triển bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch. Vì thế, khi theo dõi các loại bệnh này, cần lưu ý đến nồng độ cholesterol trong máu người bệnh.

Khái niệm về các biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai thích hợp là biện pháp không gây khó khăn nhiều trong việc sử dụng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như hoạt động tình dục của người sử dụng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị xuất huyết trong thai kỳ

Nếu người phụ nữ bị xuất huyết âm đạo có nhóm máu Rh âm, cần tiêm dưới da 500 đơn vị quốc tế kháng thể chống yếu tố D, trong vòng 72 giờ kể từ khi bắt đầu ra máu.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Giao hợp nam nữ đôi khi cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu cho phụ nữ. Do sự cọ xát khi giao hợp, vi khuẩn bị đẩy lên bàng quang dễ hơn, vì lỗ tiểu nằm rất gần cửa âm đạo.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho

Ho kèm theo đau ngực có thể gặp khi viêm màng phổi trong bệnh viêm phổi, hoặc tràn khí màng phổi, nghẽn mạch phổi. Có thể kèm theo sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị táo bón

Các trường hợp táo bón kéo dài, trở thành mạn tính thường là do một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó hoặc do các thói quen sinh hoạt, ăn uống không thích hợp của bệnh nhân gây ra.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ho gà

Sự lây lan của bệnh sang người khác rất khó đề phòng, do khả năng lây lan rất cao trong thời gian ủ bệnh của người bệnh, là lúc mà các triệu chứng của bệnh chưa được phát hiện.

Sưng hạch bạch huyết vùng cổ

Nếu không thể chẩn đoán phân biệt, tiếp tục theo dõi trong khoảng từ 4 đến 6 tuần để có thêm các triệu chứng giúp chẩn đoán phân biệt.

Thực hành chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim

Nếu có nghi ngờ nhồi máu cơ tim, dù chưa xác định chắc chắn, cần gọi xe cấp cứu ngay trước khi tiếp tục các chẩn đoán xác định.

Thực hành chẩn đoán và điều trị thủy đậu

Virus gây bệnh lây truyền qua môi trường không khí, do người bệnh đưa vào khi ho, hắt hơi... Tiếp xúc trực tiếp như cầm nắm các vật dụng có virus bám vào cũng có thể bị lây bệnh.

Thực hành nuôi con bằng sữa bình

Khi trẻ đã làm quen với một loại sữa được chọn, nên hạn chế thay đổi nếu không có lý do thực sự cần thiết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Parkinson

Bệnh Parkinson tiến triển chậm. Các triệu chứng ban đầu mờ nhạt, ít được chú ý, thường chỉ run nhẹ ở một bàn tay, cánh tay hay một bên chân.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn

Chẩn đoán xác định nhiễm giun kim khi bệnh nhân quan sát thấy giun trong phân. Cũng có thể quan sát thấy trứng giun ở vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng kính hiển vi.

Thực hành chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở cả hai mắt nhưng không đều nhau, thường là một mắt tiến triển nặng hơn cần xử trí trước.

Thực hành chẩn đoán và điều trị Rubella

Bệnh rubella, hay rubeon, trước đây thường được xem như một dạng sởi nên vẫn gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một bệnh truyền nhiễm nhẹ, có thể gây ra những vùng ban đỏ và làm sưng phồng các hạch bạch huyết.

Thực hành chẩn đoán và điều trị giảm thị lực

Các trường hợp giảm thị lực đột ngột có thể là triệu chứng của một số bệnh như trình bày dưới đây, nhưng cũng có thể là bệnh của mắt như trong trường hợp tăng nhãn áp cấp tính.

Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng

Tác nhân gây dị ứng không giống nhau ở mỗi người, nên việc người bệnh xác định được tác nhân gây dị ứng là rất quan trọng.

Những điều cần biết trước khi mang thai

Bổ sung các thức ăn giàu calci, nhất là đối với những phụ nữ có nguy cơ thiếu hụt cao, chẳng hạn như phụ nữ đã sinh nhiều con hoặc sống trong gia đình có chế độ ăn thường ngày nghèo dinh dưỡng.

Thực hành chẩn đoán và điều trị ra máu sau khi sinh

Nếu ra máu nhiều, nhất là có các cục máu đông, hoặc kèm theo sốt cao, cần chuyển bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa. Có thể cần siêu âm để quyết định việc nạo tử cung.

Thực hành chẩn đoán và điều trị tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ do thôi thúc thường xảy ra khi đang đi hoặc ngồi, nhưng thường nhất là bắt đầu khi thay đổi tư thế đột ngột.

Thực hành chẩn đoán và điều trị mụn rộp ở môi

Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường vào khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi bắt đầu xuất hiện các mụn rộp.

Thực hành chẩn đoán và điều trị chắp mắt

Nếu có nhiễm trùng cấp tính, cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol và hướng dẫn bệnh nhân xông hơi nóng vào mắt thường xuyên.

Thực hành chẩn đoán và điều trị không đạt cực khoái

Khoảng 30 – 50% phụ nữ có một quãng thời gian nhất định nào đó trong đời khi mà việc giao hợp rất khó đạt đến cực khoái.

Thực hành cho trẻ ăn dặm và cai sữa

Trong vài tuần lễ đầu tiên, chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp dinh dưỡng.