- Trang chủ
- Sách y học
- Tâm lý học và lâm sàng
- Loạn dục cải trang hành vi dị thường
Loạn dục cải trang hành vi dị thường
Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi tình dục với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Loạn dục cải trang là mặc quần áo của người khác giới. DSM-IV-TR đã định nghĩa loạn dục cải trang là:
Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi tình dục với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng ở nam giới không phải là tình dục đồng giới.
Những tưởng tượng, đòi hỏi hoặc hành vi như vậy gây ra các rối loạn stress đáng kể về mặt lâm sàng hoặc những tổn thiệt về xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực chức năng quan trọng khác.
Chưa có nhiều chứng cứ về những rối loạn tương tự ở nữ giới. Khi chưa đến tuổi dậy thì, các cậu bé, mà sau này là những người đàn ông có các hành vi loạn dục cải trang cũng chưa có các hành vi “phụ nữ” hoặc thích mặc quần áo khác giới. Tương tự như vậy, các sở thích hoặc lựa chọn nghề nghiệp ở những người đàn ông loạn dục cải trang không có gì khác so với những người khác.
Các cậu bé loạn dục cải trang thường bắt đầu mặc quần áo khác giới ở tuổi dậy thì, ít gặp ở tuổi thanh niên trưởng thành. Đây là sự kích thích tình dục điển hình, mặc dù nhiều người cho rằng họ thích mặc như vậy bởi họ có thích có cảm giác thích thú với quần áo và hành vi của họ không vì một động cơ tình dục nào. Với những người này, một số thì ít khi mặc, một số lại cố tình mặc đồ phụ nữ bên trong đồ nam giới. ở tuổi thanh niên, ít người trong số này muốn để người khác tưởng lầm là phụ nữ. Tuy nhiên mặc đồ phụ nữ thường kèm theo huyễn tưởng mình là phụ nữ và những huyễn tưởng như vậy có thể là hạt nhân cho các huyễn tưởng tình dục.
Trong một nghiên cứu điều tra trên 1000 người đàn ông trưởng thành bị loạn dục cải trang, Docter và Prince (1997) cho thấy 40% luôn luôn có khoái cảm tình dục hoặc cực khoái khi họ mặc đồ phụ nữ, chỉ có 9% trong số này nói rằng họ chưa bao giờ cảm thấy như vậy. Cá nhân càng trưởng thành dần lên thì khoái cảm tình dục khi mặc đồ khác giới cũng giảm dần, thậm chí có thể mất hẳn. Tuy nhiên mong muốn mặc đồ khác giới cũng có thể vẫn tồn tại lâu dài, thậm chí còn mạnh dần lên, thậm chí có thể còn kèm theo cảm giác dễ chịu. Thiếu cơ hội để mặc đồ khác giới có thể gây ra trầm cảm hoặc bực bội. Do vậy điều dễ hiểu là nhiều người loạn dục cải trang vẫn mặc đồ lót phụ nữ bên trong đồ lót nam giới. Trong số những người được Docter và Prince (1997) điều tra, 87% số này cho rằng họ hoàn toàn có đời sống tình dục khác giới; 83% đã có vợ hoặc đã từng lấy vợ tại thời điểm điều tra; 32% số bà vợ của những người này đã biết chồng mình mặc đồ lót phụ nữ trước khi làm đám cưới; 28% hoàn toàn chấp nhận hành vi này khi đã biết; trong khi đó 19% hoàn toàn phản đối. Một điều cũng thường gặp nữa là những người loạn dục cải trang thường bỏ được thói quen mặc đồ phụ nữ ngay trong những tháng hoặc năm đầu tiên khi có bạn gái, mặc dù vẫn có những người thỉnh thoảng lại thích mặc trở lại. Nhiều người thích sự giao hợp với phụ nữ một cách “bình thường” trong khi đó một số lại thích mang đồ lót nữ để đạt được khoái cảm tình dục.
Do xã hội có thể phản ứng rất mạnh nên những hành vi loạn dục cải trang thường xuất hiện ở những nơi có thể được chấp nhận như ở gia đình, ở các câu lạc bộ hoặc tổ chức của những người loạn dục cải trang. Tuy nhiên Docter và Prince (1997) cũng thông báo có đến 71% số người trong mẫu nghiên cứu mặc đồ khác giới công khai: 10% mặc khi đi xe buyt hoặc xe lửa, 28% mặc khi đi ăn ở nhà hàng, 26% sử dụng toa lét phụ nữ và 22% tìm cách lưu trữ quần áo phụ nữ. Khi được hỏi thích là giới nào, 11% vẫn muốn là đàn ông, 28% muốn trở thành phụ nữ và 60% là lựa chọn ngang nhau.
Một số người cảm thấy ân hận và xấu hổ về những ý nghĩ và hành vi của mình. Những cá nhân như vậy có thể nhiều lần nỗ lực để trở thành bình thường nhưng không thành công. Họ có thể phá bỏ tủ đựng quần áo phụ nữ của mình sau đó lại sưu tầm, tích trữ đồ phụ nữ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Chu kỳ như vậy có thể lặp đi lặp lại ở những người trẻ tuổi, những người mà sau này dễ dàng chấp nhận hơn những cảm giác của mình. Trong mẫu nghiên cứu của Docter và Prince, 70% đã từng phá tủ quần áo ít nhất 1 lần, 45% đã từng nhờ cậy đến tư vấn. Vẫn chưa có một nghiên cứu dịch tễ nào về tỉ lệ những người mắc chứng loạn dục cải trang do vậy người ta vẫn chưa rõ tỉ lệ này trong cư dân.
Nguyên nhân loạn dục cải trang
Cũng như loạn dục với trẻ em- người ta đã xác định được có những yếu tố nguy cơ xã hội, tâm lí đối với loạn dục cải trang mặc dù chưa thu được nhiều cứ liệu về các yếu tố này.
Mối quan hệ với cha mẹ
Người ta đã đưa ra khá nhiều giả thuyết gia đình khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau về loạn dục cải trang. Newcomb (1985) nhận thấy rằng những người đàn ông loạn dục cải trang cũng giống như những người đàn ông khác, thường cho rằng cha mẹ mình kém thích hợp trong vai trò tình dục và thường là sự miễn cưỡng, tẻ nhạt. Cách tiếp cận này đưa ra một số mô hình các quá trình cần thiết. Tuy nhiên ở những người mà sau này bị chứng loạn dục cải trang lại thường chọn những vai trò của người đàn ông khi còn nhỏ và điều này lại trái ngược với giả thuyết.
Giả thuyết thứ 2 thì cho rằng điểm cơ bản nhất là sự thù địch đàn ông của người mẹ đã ảnh hưởng đến con. Zucker và Bradley (1995) đã đưa ra bằng chứng rằng những cậu bé sau này xuất hiện loạn dục cải trang đã có tỉ lệ cách li với mẹ rất cao so với bình thường. Đây có thể là sự phản ánh thái độ thù địch của người mẹ đối với đàn ông.
Mô hình hành vi
Một giả thuyết cho rằng loạn dục cải trang là do hồi còn nhỏ, cá nhân đã được mặc quần áo khác giới, thường là do mẹ hoặc một người phụ nữ khác và thường được dùng như là một dạng trừng phạt với cái tên gọi “phạt mặc váy”. Có rất nhiều ví dụ được đưa ra (Stoller, 1968) song vẫn chưa thể giải thích được tại sao người lớn lại lựa chọn hành vi đã được dùng để trừng phạt họ. Stoller thì lí giải rằng đó có thể là một dạng vượt lên trừng phạt. Tuy nhiên nhiều nhà lâm sàng lại cho rằng những sự cố cưỡng ép mặc đồ khác giới là rất ít mà thường là chính đứa trẻ khởi đầu những hành vi như vậy. Những mô hình củng cố mang tính chất ước lệ nhiều hơn (Crawford và cs. 1993) thì cho rằng nếu trẻ được tiếp xúc với đồ vật phụ nữ và thấy thích thú khi được sờ mó hoặc thủ dâm khi mặc thì điều này có thể là sự củng cố cho quá trình tiếp tục những hành vi như vậy.
Mô hình phân tâm
Ovesey và Person (1973) cho rằng quá trình phân tâm dẫn đến loạn dục cải trang xuất hiện sau khi cá nhân đã củng cố được cảm giác đàn ông. Các bà mẹ của họ là những người nhiệt tình và ủng hộ họ, cha thì có sự cách biệt lại hay đe doạ, thậm chí hay mắng mỏ hoặc sỉ nhục hay hành hạ về thể xác. Hậu quả là người mẹ đã quay trở lại chiều chuộng con trai những gì mà bà ta có được từ hôn nhân. Bà ta mặc quần áo đẹp trước mặt con trai đồng thời cổ vũ cậu bé mặc đồ phụ nữ hoặc vào bên trong hoặc ra bên ngoài. Bằng cách đó, bà ta cho rằng tự mình đạt được những khoái cảm tình dục. Tuy nhiên đây lại cũng là sự đè nén những thích thú thực sự bằng cách khước từ tính đàn ông. Đứa trẻ cảm thấy dễ chịu vì sự gần gũi song cũng cảm thấy tội lỗi. Cậu ta cho rằng mẹ muốn cậu ta mặc đồ con gái là nhằm làm phai mờ hình ảnh người cha. Sự gần gũi với mẹ và nhận thức thấy có sự ganh đua với người cha đã ngăn cản việc giải quyết phức cảm Oedipe một cách suôn sẻ.
Sau thời kỳ ấu thơ, cá nhân lại kiếm cách trở lại với mẹ với góc độ là một đối tượng phụ thuộc và cách thu hút sự chú ý đối với những phụ nữ giống mẹ, có thể chấp nhận thậm chí ủng hộ việc mặc đồ khác giới. Những người loạn dục cải trang đã trưởng thành thường hay quay trở lại mặc đồ khác giới vào những giai đoạn có nhiều stress hoặc mặc đồ lót phụ nữ như là một phương tiện bảo vệ.
Quần áo phụ nữ được dùng như là phương tiện bảo vệ theo 3 cách:
Nó là biểu tượng của người mẹ và làm sống mãi sự phụ thuộc và tiếp tục nhu cầu được mẹ che chở.
Nó là biểu tượng của tự thiến, sự khuất phục chiếu lệ đối với những địch thủ đàn ông nhằm né tránh sự trả thù của họ.
Che dấu tính đàn ông để làm tiêu tan sự nghi ngờ của đối thủ.
Quần áo che dấu dương vật, biểu tượng sức mạnh đàn ông và chối bỏ những dự định thù địch, cho phép cá nhân tránh được sự khám phá của đối thủ. Điều này không chỉ làm giảm lo âu mà còn làm tăng cảm giác về sức mạnh đàn ông. Ovesey và Person (1973: 69) còn cho rằng “loạn dục cải trang đó là siêu nhân trong trang phục phụ nữ”.
Trị liệu loạn dục cải trang
Loạn dục cải trang không phải là một trạng thái cần phải trị liệu. Tuy nhiên đối với những người mà hành vi của họ ảnh hưởng đến các mối quan hệ hoặc cảm thấy không chấp nhận được những hành vi đó thì có thể cần đến trị liệu. Chính những vấn đề hôn nhân thường dẫn đến nỗ lực làm thay đổi hành vi hoặc bắt đầu trị liệu. Các bà vợ thường chán ghét, ác cảm với những hành vi của chồng, thậm chí cho dù họ đã biết từ trước (Bullough & Weinberg, 1998).
Trị liệu thường tập trung vào những thành tố tình dục của hành vi loạn dục cải trang. Dạng trị liệu thường dùng là liệu pháp phản cảm và thay đổi huyễn tưởng tình dục. Một số chương trình liệu pháp phản cảm cũng thu được kết quả nhất định. Marks cs. (1970) cho biết 2/3 số người tham gia vào liệu pháp phản cảm bằng điện đã có sự cải thiện kéo dài khoảng 2 năm sau. Trong khi đó, chỉ có một số người ở nhóm đối chứng là có sự cải thiện. Cách trị liệu thứ 2 đối với loạn dục cải trang là tái luyện tập thủ dâm. ở đây cá nhân tiến hành thủ dâm với đối tượng tình dục do anh ta lựa chọn, kể cả việc tự mình hay người khác mặc đồ lót phụ nữ. Khi chuẩn bị đạt đến cực khoái cá nhân ngay lập tức chuyển sang tưởng tượng với đối tượng tình dục “bình thường”. Nhiều mô tả nghiên cứu ca và nghiên cứu phi kiểm soát cho thấy phương pháp này có kết quả tốt (Laws &Marshall, 1991).
Bài viết cùng chuyên mục
Rối loạn lo âu lan toả hành vi dị thường
DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa rối loạn lo âu lan toả (GAD - Generalized anxiety disorder) là sự lo âu hay phiền muộn quá mức và kéo dài liên tục, xuất hiện ngày càng nhiều trong một khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.
Bằng chứng và phục hồi trí nhớ
Trong cuộc tranh luận về tính chân thực của trí nhớ khôi phục, mỗi bên đều đưa ra bằng chứng để khẳng định ý kiến của mình đồng thời để nghi ngờ những ý kiến đối lập.
Rối loạn cảm xúc theo mùa hành vi dị thường
Chỉ có số ít những người có các triệu chứng trầm trọng, kéo dài qua cả mùa đông mới được chẩn đoán là SAD
Nguyên nhân của tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất và vai trò của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có lẽ chiếm ưu thế là mô hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó có căn nguyên sinh học.
Loạn dục đa dạng hành vi bất thường
Không dễ dàng gì phân biệt đâu là hoạt động tình dục “bình thường” và đâu là “không bình thường”. Tuy vậy cũng có những hành vi tình dục dễ dàng xếp vào “không bình thường”. ở đây muốn đề cập đến loạn dục đa dạng (paraphilias).
Nguyên nhân những vấn đề sức khoẻ tâm thần
Có rất nhiều tài liệu khác nhau tập trung vào những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần. Những yếu tố này không tác động một cách riêng rẽ mà có sự kết hợp với nhau tạo thành nguy cơ xuất hiện các rối loạn tâm thần ở cá nhân.
Trị liệu tâm lí hoặc trị liệu dược lí hành vi dị thường
Tất cả các mô hình đã được bàn luận đều dựa trên quan niệm cho rằng nguyên nhân của các rối loạn tâm thần nằm trong cá nhân, đó có thể là do di truyền, hoá sinh hoặc tâm lí.
Đánh bạc bệnh lí tâm lý dị thường
Một trong những yếu tố được xem như có liên quan tới đánh bạc là cái “thú” của thắng bạc hoặc gần thắng bạc, nó cũng tương đương với việc đạt được cái thú đó trong nghiện ma túy.
Khó học với hành vi dị thường
Tiêu chuẩn đầu tiên để chẩn đoán rối loạn khả năng học là khởi phát trước tuổi 18, ngoại trừ những rối loạn cảm xúc do chấn thương hoặc những bệnh thần kinh khởi phát muộn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt của DSM
Chỉ cần 1 trong các triệu chứng đó khi có hoang tưởng kỳ quái hoặc ảo thanh bình phẩm hành vi hay ý nghĩ của cá nhân hoặc ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau.
Rối loạn nhân cách ranh giới hành vi dị thường
DSM-IV-TR định nghĩa rối loạn nhân cách ranh giới gồm các mối quan hệ liên cá nhân, hình ảnh bản thân, tình cảm không ổn định và có xung động rõ rệt. Nó khởi phát từ đầu thời thơ ấu và bao gồm 5 trong số những triệu chứng.
Điều trị tâm thần phân liệt
Hầu hết những người được chẩn đoán tâm thần phân liệt đều đã được dùng một loại thuốc nào đó mặc dù liều lượng có thể được giảm hoặc thậm chí được uống trong thời kì ổn định.
Rối loạn chức năng tình dục
Chưa có nhiều những đánh giá về can thiệp nhận thức trong trị liệu rối loạn cương cứng, mặc dù Goldman và Carroll cũng đã thông báo kết quả của một số xemina.
Rối loạn thần kinh tâm lý dị thường
Trong chấn thương sọ não, các quá trình nhận thức cũng có thể bị tổn thiệt đáng kể, tuy nhiên sau đó nó có thể được hồi phục một phần
Bản chất của tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một trong những chẩn đoán tâm thần gây nhiều tranh cãi nhất. Trải qua các thời kỳ, người ta vẫn còn tranh luận rằng liệu có thật sự tồn tại một trạng thái tâm thần phân liệt, nó là do di truyền hay do môi trường.
Rối loạn xác định phân ly
Một đặc tính của những cá nhân được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn xác định phân li (DID - dissociative identity disorder) là rằng họ cư xử như họ có hai hay nhiều hơn những bản thể hoặc nhân cách khác biệt.
Tự kỷ với hành vi dị thường
Đó là chưa kể đến một số vấn đề khác nhẹ hơn, khá phổ biến trong dân cư (Bailey và cs. 1995). Những khả năng và khó khăn của người tự kỉ cũng rất khác nhau.
Những vấn đề chẩn đoán hành vi dị thường
Gốc rễ của tiếp cận này nằm trong các nghiên cứu của Kraepelin ở vào cuối thế kỉ 19. Ông đã mô tả một loạt các hội chứng, mỗi hội chứng lại có một phức bộ các triệu chứng.
Tiến trình trị liệu hành vi bất thường
Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ nhờ sự phát triển phong phú và đa dạng của những phương pháp khác nhau, phỏng vấn lâm sàng vẫn là công cụ chính để tìm hiểu vấn đề của thân chủ. Shea (1998) đưa ra 6 mục tiêu của sự đánh giá ban đầu.
Các lựa chọn của mô hình y khoa hành vi dị thường
Tiếp cận chiều hướng quan niệm rằng nên coi người đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần thực ra là ở đầu mút của sự phân bố bình thường
Chấn thương sọ não tâm lý dị thường
Chấn thương sọ não kín xuất hiện khi đầu bị va chạm mạnh nhưng không có tổn thương hộp sọ hoặc vết thương não đặc biệt. Dạng chấn thương như vậy thường gây ra sự chấn động toàn bộ não trong hộp sọ và tổn thương lan toả.
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức hành vi dị thường
Những ý nghĩ, sự thôi thúc hay những hình ảnh lặp đi lặp lại và dai dẳng mà chủ thể phải trải nghiệm như một sự chịu đựng và vô lí, khiến cho chủ thể lo lắng và khổ sở một cách đáng kể.
Nhân cách chống đối xã hội hành vi dị thường
Thuật ngữ nhân cách chống đối xã hội và nhân cách bệnh thường được sử dụng thay thế nhau. Thực tế, hạng mục DSM-IV-TR dành cho nhân cách chống đối xã hội đã kết hợp chẩn đoán rối loạn này với nhân cách bệnh, đây là điểm khác biệt so với DSM III.
Các rối loạn nhân cách hành vi dị thường
Mức độ phân bố trong dân cư của những rối loạn khác nhau như sau: 0,4% dân số đối với rối loạn nhân cách paranoid và ái kỉ, 4,6% đối với rối loạn nhân cách ranh giới (Davidson 2000).
Những quan điểm hiện đại về tính dị thường
Mô hình không tưởng cho rằng chỉ có những người nào đạt được mức độ tối đa so với khả năng của mình trong cuộc sống thì họ mới không có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.