Tritanrix Hb

2011-07-28 11:07 PM

Tritanrix HB chứa biến độc tố bạch hầu (D), biến độc tố uốn ván (T), vi khuẩn ho gà bất hoạt (Pw) và kháng nguyên bề mặt chủ yếu của virus viêm gan B (HBV) đã được tinh chế và hấp phụ trên muối nhôm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hỗn dịch tiêm bắp 0,5 ml/liều: Lọ 1 liều x 1 lọ, lọ 10 liều x 50 lọ.

Thành phần

Mỗi 1 liều 0,5 ml:

Biến độc tố bạch hầu đã hấp phụ 30UI.

Biến độc tố uốn ván đã hấp phụ 60UI.

Vi khuẩn ho gà bất hoạt 4UI.

Protein HBsAg tái tổ hợp 10mg.

Tính chất

Tritanrix HB chứa biến độc tố bạch hầu (D), biến độc tố uốn ván (T), vi khuẩn ho gà bất hoạt (Pw) và kháng nguyên bề mặt chủ yếu của virus viêm gan B (HBV) đã được tinh chế và hấp phụ trên muối nhôm.

Biến độc tố D và T được bào chế từ độc tố vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) và vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), khử hoạt bằng formalin theo qui trình công nghệ. Thành phần Pw thu được bằng cách khử hoạt mẻ cấy vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) giai đoạn 1 bằng nhiệt.

Kháng nguyên bề mặt chủ yếu của HBV (HBsAg) được sản xuất nhờ việc nuôi cấy tế bào nấm men (Saccharomyces cerevisiae) theo công nghệ di truyền, các tế bào này mang gien qui định kháng nguyên bề mặt chủ yếu của HBV. HBsAg được tinh chế qua một số công đoạn lý hóa. Khi chưa qua quá trình xử lý hoá học, HBsAg kết tụ một cách tự nhiên thành những tiểu phân hình cầu, đường kính trung bình 20 nm, chứa những polypeptid HBsAg không glycosyl hóa và một khuôn lipid chủ yếu gồm phospholipid. Những thử nghiệm trên phạm vi rộng đã chứng minh các tiểu phân này có những tính chất đặc trưng của HBsAg tự nhiên.

Dược lực học

3 lịch tiêm chủng khác nhau đã được nghiên cứu (2-4-6 tháng, 3-4-5 tháng và 3-4,5 -6 tháng) theo lịch thực hành tiêm chủng thường qui ở các nước khác nhau, với 3 liều vaccin được sử dụng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Đối với 4 thành phần của vaccin, các đáp ứng miễn dịch sau đây đã được ghi nhận sau khi hoàn thành lịch tiêm chủng cơ bản được một tháng:

Kháng thể kháng bạch hầu: 99,7% đối tượng có hiệu giá kháng thể ở mức bảo vệ Kháng thể kháng uốn ván:

100% đối tượng có hiệu giá kháng thể ở mức bảo vệ.

Kháng thể kháng ho gà: 97,7% đối tượng được xem là có đáp ứng với vaccin. Kháng thể kháng HBs: 99,2% đối tượng có hiệu giá kháng thể ở mức bảo vệ >= 10 mIU/ml.

Chỉ định

Tritanrix HB được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và viêm gan B (HB).

Chống chỉ định

Không được dùng Tritanrix HB cho các đối tượng đã được biết là quá mẫn cảm (dị ứng) với một thành phần nào đó của vaccin, hoặc cho các đối tượng trước đây đã có dấu hiệu quá mẫn cảm sau khi tiêm vaccin bạch hầu, uốn ván, ho gà hoặc vaccin viêm gan B. Như các vaccin khác, nên hoãn tiêm Tritanrix HB cho bệnh nhân đang có bệnh sốt cao cấp tính.  

Chống chỉ định Tritanrix HB ở trẻ đang có bệnh não chưa rõ căn nguyên, xảy ra trong 7 ngày sau

lần chủng ngừa trước với vaccin chứa thành phần ho gà. Trong trường hợp này, nên tiếp tục lịch tiêm chủng với vaccin DT và HB.

Thận trọng

Cần xem xét lại bệnh sử (đặc biệt về lần tiêm vaccin trước và các tác dụng ngoại ý có thể xảy ra) và khám nghiệm lâm sàng trước khi tiêm vaccin này.

Nếu một trong các sự kiện sau đây xảy ra trong khoảng thời gian liên quan đến việc tiêm Tritanrix HB, quyết định tiếp tục tiêm các liều vaccin kế tiếp có chứa thành phần ho gà cần phải được xem xét kỹ lưỡng:

Nhiệt độ >= 40oC trong vòng 48 giờ, không do các nguyên nhân khác đã biết. - Ngất hoặc tình trạng giống sốc (giai đoạn giảm trương lực-giảm đáp ứng) trong vòng 48 giờ. - Khóc dai đẳng kéo dài >= 3 giờ, xảy ra trong vòng 48 giờ.

Co giật có hoặc không kèm sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày.

Việc chủng ngừa có thể vẫn được tiếp tục, khi khả năng mang lại lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể gặp phải, ví dụ : trường hợp tỷ lệ bệnh ho gà cao. Bệnh sử sốt co giật, tiền căn gia đình có co giật, tiền căn gia đình có hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS : Sudden Infant Death Syndrome) và tiền căn gia đình có xảy ra phản ứng phụ sau khi tiêm Tritanrix HB không phải là chống chỉ định.

Nhiễm HIV không được xem là chống chỉ định dùng vaccin bạch hầu, uốn ván, ho gà và viêm gan B. Đáp ứng miễn dịch mong muốn có thể không đạt được sau khi tiêm vaccin ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ví dụ: ở các bệnh nhân đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch. Cũng như tất cả các vaccin tiêm khác, phương tiện y tế thích hợp phải luôn được chuẩn bị sẵn đeề phòng trường hợp phản ứng phản vệ xảy ra sau khi tiêm vaccin. Vì lý do này, nên giữ đối tượng lại sau khi tiêm 30 phút để theo dõi.

Thận trọng khi tiêm Tritanrix HB cho những đối tượng bị giảm tiểu cầu hoặc có rối loạn chảy máu, vì có thể xảy ra chảy máu sau khi sử dụng vaccin bằng đường tiêm bắp cho các đối tượng này.

Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tiêm Tritanrix HB qua đường tĩnh mạch.

Có thai và cho con bú

Tritanrix HB không nhằm để sử dụng cho người lớn, do đó không có tài liệu về tính an toàn của vaccin khi dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Tương tác

Trong thực tế hiện nay, trẻ em được chủng ngừa nhiều vaccin khác nhau cùng một lúc, các vaccin tiêm được tiêm tại những vị trí khác nhau.

Tritanrix HB có thể được trộn chung trong cùng một bơm tiêm với vaccin Haemophylus influenzae týp b (Hib) Hiberix.

Tritanrix HB cũng có thể được tiêm cùng lúc với các vaccin khác ở một vị trí riêng, hoặc bất cứ lúc nào, trước hay sau khi tiêm những vaccin trẻ em khác, nếu điều này phù hợp thuận lợi với lịch chủng ngừa.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, Tritanrix HB được cho cùng lúc với vaccin bại liệt loại uống (OPV) và vaccin Haemophilus influenzae týp b (Hib). Trong các nghiên cứu này, đáp ứng miễn dịch đối với vaccin bại liệt loại uống không được nghiên cứu, tuy nhiên, kinh nghiệm trước đó khi dùng chung các vaccin bạch hầu (DTP), bại liệt loại uống (OPV) và viêm gan B (HBV) cho thấy không có bất kz sự tương tác nào. Trong các nghiên cứu lâm sàng, Tritanrix HB được dùng để pha vaccin Hib đông khô (Hiberix), người ta nhận thấy đáp ứng miễn dịch đối với các kháng nguyên đều không bị ảnh hưởng khi so sánh với đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm riêng biệt hai vaccin này ở hai vị trí khác nhau.

Ở bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đáp ứng miễn dịch có thể không đạt được đầy đủ.

Tác dụng phụ

Trong các nghiên cứu lâm sàng gồm 2.161 liều vaccin sử dụng, các dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ đã được khảo sát, đỏ (> 2 cm), sưng (> 2 cm) tại nơi tiêm xảy ra trong 48 giờ sau khi tiêm được báo cáo với tần suất tương ứng lần lượt là 5,0% và 9,2%. Cha mẹ/người giám hộ trẻ nhận thấy nơi tiêm nhạy cảm đau ở 3,2% trẻ được tiêm.

Các phản ứng toàn thân sau : khóc bất thường, uể oải (ngủ lơ mơ), cáu kỉnh, triệu chứng tiêu hóa (dạ dày-ruột) và những vấn đề liên quan đến việc ăn uống của trẻ cũng được theo dõi. Những hiện tượng này được báo cáo trong vòng 48 giờ ở < 5,0% trẻ được tiêm và được xem là những trường hợp có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Sốt được ghi nhận với tần suất 40%, nhưng chỉ có 0,6% trẻ được tiêm có nhiệt độ trên 39,5oC.

Các tác dụng ngoại ý này chỉ kéo dài vài ngày.

Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, các tác dụng toàn thân sau đây được ghi nhận với tần suất dưới 3% : viêm họng, viêm phổi, rối loạn hô hấp, viêm phế quản, viêm tai giữa. Các bệnh này được xem là bệnh hay tái phát và không có liên quan đến việc tiêm vaccin Tritanrix HB. Trong một thử nghiệm tiền cứu so sánh việc sử dụng vaccin phối hợp DTPw-HB cho 60 đối tượng với việc tiêm các vaccin DTPw và HB cùng lúc tại những vị trí riêng cho 60 đối tượng khác, tỷ lệ đỏ (> 2 cm), sưng (> 2 cm) được báo cáo sau khi tiêm vaccin với tỷ lệ tương ứng lần lượt là : 9,1% (phối hợp DTPw-HB) so với 3,4 % (DTPw) và 0,6% (HB), 10,9% so với 3,4% và 0,6%. Đau nhiều ở vị trí tiêm không được ghi nhận ở nhóm nào. Sốt được báo cáo ở 53,1% các liều vaccin phối hợp DTPw-HB, nhưng chỉ có 1,1% trường hợp có nhiệt độ trên 39,5oC (so với 35,0 % >= 38oC và 0,0% > 39,5% đối với trường hợp dùng cùng lúc vaccin DTPw và HB tại những vị trí riêng). Đối với cả hai nhóm chủng ngừa, phần lớn các phản ứng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trong một thử nghiệm trên 120 đối tượng, mặc dù vaccin phối hợp DTPw-HB có tính gây phản ứng hơi cao hơn so với khi dùng riêng hai vaccin DTPw và viêm gan B của SmithKline Beecham, tính sinh phản ứng chung của nó vẫn nằm trong phạm vi của những vaccin DTPw hiện hành.

Liều lượng

Phải dùng liều vaccin đề nghị là 0,5 ml.

Lịch chủng cơ bản gồm 3 liều trong vòng 6 tháng đầu đời. Ở những nơi vaccin HB không được tiêm ngay khi sinh, vaccin phức hợp có thể bắt đầu được tiêm ngay lúc 8 tuần tuổi. Tại vùng có tần suất HB cao, việc tiêm vaccin HB ngay khi sinh nên được duy trì. Trong các trường hợp này, nên bắt đầu tiêm vaccin phức hợp cho trẻ từ lúc 6 tuần tuổi.

Phải tiêm ba liều vaccin, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần.

Trường hợp trẻ được sinh từ mẹ mang virus HB, không nên thay đổi các biện pháp dự phòng miễn dịch viêm gan B. Những trẻ này có thể cần tiêm riêng các vaccin HB và DTPw, cũng cần tiêm HBIg ngay khi sinh.

Tritanrix HB đã được chứng minh là có thể được sử dụng một cách an toàn làm liều nhắc lại vào năm hai tuổi.

Cách dùng

Tritanrix HB được dùng để tiêm bắp sâu, ưu tiên ở mặt trước bên đùi.

Ở bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chảy máu, vaccin được đề nghị tiêm dưới da (xem phần Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng).

Tương kỵ

Cho đến khi có thêm dữ liệu về vấn đề này, không nên pha trộn vaccin Tritanrix-HB với các vaccin khác trong cùng một bơm tiêm, ngoại trừ vaccin Hib đông khô (Hiberix).

Hướng dẫn sử dụng/ Xử lý

Sử dụng Tritanrix HB:

Tritanrix HB được trình bày ở dạng hỗn dịch. Trong quá trình bảo quản, có thể thấy một lớp cặn lắng màu trắng cùng với phần dịch trong nổi lên trên. Trước khi sử dụng, cần lắc kỹ lọ vaccin để thu được một hỗn dịch màu trắng đục thuần nhất, và phải quan sát bằng mắt xem có các tiểu phần lạ hoặc các biến đổi về maồt vật lý nào không. Nếu có, phải loại bỏ vaccin ngay. Khi dùng lọ vaccin đa liều, mỗi liều phải được lấy bằng một kim tiêm và bơm tiêm vô khuẩn riêng. Cũng như các loại vaccin khác, một liều vaccin phải được lấy trong những điều kiện vô khuẩn chặt chẽ và cần thận trọng để tránh ô nhiễm cho phần chứa trong lọ.

Trộn chung Tritanrix HB và Hiberix:

Tritanrix HB có thể được sử dụng để hoàn nguyên vaccin Hiberix và tiêm chung một lần. vaccin Hiberix được trình bày ở dạng viên Hib màu trắng đựng trong lọ, dung môi vô khuẩn, trong suốt và không màu (nước muối) đựng trong một lọ thứ hai hoặc đóng sẵn trong một bơm tiêm. Loại bỏ phần dung môi.

Vaccin DTPw-HB-Hib phải được hoàn nguyên bằng cách cho toàn bộ phần chứa trong một lọ Tritanrix HB đơn liều vào lọ đơn liều chứa viên Hiberix màu trắng. Sau khi thêm Tritanrix HB vào viên Hiberix, lắc lỹ hỗn hợp cho đến khi viên Hiberix tan hoàn toàn trong hỗn dịch Tritanrix HB. Trước khi sử dụng, quan sát bằng mắt thường vaccin phối hợp hoàn nguyên xem có các tiểu phân lạ và/ hoặc biến đổi về mặt vật lý nào không. Nếu có, phải loại bỏ vaccin đã hoàn nguyên. Nên dùng một kim tiêm mới để tiêm vaccin. Sau khi hoàn nguyên, nên tiêm vaccin ngay.

Bảo quản

Nên bảo quản Tritanrix HB ở 2 – 8 độ C.

Không được làm đông vaccin. Loại bỏ vaccin đã bị đông đá.

Bài viết cùng chuyên mục

Tretinoin (oral): thuốc chống ung thư, Versanoid, YSPTretinon

Thuốc làm cho các tiền nguyên tủy bào biệt hóa thành bạch cầu hạt trưởng thành, do đó làm giảm tăng sinh bạch cầu dòng tủy và làm thuyên giảm hoàn toàn tới 90 phần trăm số người bệnh

Tolbutamid

Tolbutamid là một sulphonylurê hạ đường huyết thế hệ 1, dùng đường uống trong điều trị bệnh đái tháo đường typ II (không phụ thuộc insulin).

Triaxobiotic

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não mủ, Nhiễm khuẩn ổ bụng, Nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm và vết thương, Nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Toujeo SoloStar: thuốc điều trị đái tháo đường

Tiêm vào mặt trước đùi, cánh tay, hoặc trước bụng, Nên thay đổi vị trí trong vùng tiêm đã chọn, Không tiêm tĩnh mạch, Không dùng trong bơm insulin truyền tĩnh mạch

Thiamin (Vitamin B1)

Thiamin thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí ở liều cao. Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid.

Tixocortol pivalat: thuốc corticoid dùng tại chỗ, Pivalone

Tixocortol là một glucocorticoid tổng hợp có tác dụng tại chỗ để làm giảm hoặc ức chế đáp ứng của tế bào với quá trình viêm, do đó làm giảm các triệu chứng của quá trình viêm

Tavanic

Cần ngừng levofloxacin, khi: bắt đầu có các biểu hiện ban da, hoặc bất kì dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm, hay của phản ứng thần kinh trung ương.

Trastuzumab: thuốc chống ung thư, Herceptin

Trastuzumab là một thuốc chống ung thư vú, ức chế sự tăng sinh các tế bào u có HER2 biểu hiện quá mức. HER2 là một tiền gen ung thư, còn gọi là thụ thể tyrosin kinase qua màng 185 kd

Trimethoprim

Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate - reductase của vi khuẩn. Trimethoprim chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Transmetil

Thận trọng kết hợp chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chế phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược, thuốc không kê đơn chứa tryptophan.

Tenofovir: thuốc kháng retrovirus, Agifovir, Batigan, Dark, Divara, Edar

Tenofovir là một nucleotid ức chế enzym phiên mã ngược, được dùng phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV typ I ở người trưởng thành

Tetraco Q

Ngoại lệ có thể gây sốt > 400C, hội chứng khóc thét dai dẳng, co giật, bệnh não hoặc tình trạng sốc (1 ca trong khoảng 100.000 ca tiêm chủng).

Trifluridin: thuốc nhỏ mắt kháng virus

Trifluridin sau khi được nhỏ lên mắt, thuốc ngấm vào mô đệm của giác mạc và thủy dịch, biểu mô giác mạc càng bị tổn thương nặng thì thuốc ngấm càng nhiều

Theostat: thuốc giãn phế quản điều trị co thắt phế quản

Sử dụng Theostat rất thận trọng ở trẻ nhỏ vì rất nhạy cảm với tác dụng của thuốc nhóm xanthine. Do những khác biệt rất lớn của từng cá nhân đối với chuyển hoá théophylline cần xác lập liều lượng tùy theo các phản ứng ngoại ý và/hoặc nồng độ trong máu.

Mục lục thuốc theo vần T

T - B - xem Acid boric, t - PA - xem Alteplase, Tabel - xem Ketorolac, Tac (TM) 3 - xem Triamcinolon, Tac (TM) 40 - xem Triamcinolon, Tadomet - xem Methyldopa.

Tenaclor

Nhiễm khuẩn đường hô hấp (kể cả viêm phổi; viêm họng và viêm amiđan tái phát nhiều lần), nhiễm khuẩn đường tiết niệu (bao gồm viêm bể thận và viêm bàng quang), nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

Thalidomid: thuốc điều hòa miễn dịch, Thalidomde, Thalix 50

Thalidomid là một thuốc có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống tăng sinh mạch, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau và gây ngủ

Trausan

Điều trị các tình trạng chức năng não bị suy giảm do thiếu hụt chuyển hóa phospholipid: như chứng xơ vữa mạch máu não, tình trạng trầm cảm, lo âu liên quan đến tuổi tác.

Transamin

Transamine có tác dụng cầm máu rất tốt qua cơ chế ngăn ngừa sự tiêu fibrine, sự giảm chức năng tiểu cầu, khả năng vỡ thành mạch và sự phân hủy các yếu tố đông máu.

Tacrolimus: thuốc ức chế miễn dịch, Imutac, Prograf, Protopic, Rocimus

Tacrolimus có tác dụng ức chế tế bào lympho T thông qua ức chế sự sản sinh interleukin 2, Tacrolimus ức chế miễn dịch mạnh gấp 100 lần so với cyclosporin cùng liều lượng

Terbinafine hydrochlorid: thuốc chống nấm, Binter, Difung, Exifine, Fitneal, Infud

Terbinafin có tác dụng diệt nấm hoặc kìm nấm tùy theo nồng độ thuốc và chủng nấm thực nghiệm, thuốc có hoạt tính diệt nấm đối với nhiều loại nấm, gồm các nấm da

Tanatril

Liều dùng ở người lớn từ 5 đến 10 mg mỗi ngày uống 1 lần. Liều dùng được điều chỉnh theo tuổi bệnh nhân và mức độ nặng của các triệu chứng.

Tonicalcium

Do thuốc có chứa calcium, trường hợp có phối hợp với tétracycline dạng uống, nên uống các thuốc này cách nhau ít nhất 3 giờ.

Tolazoline hydrochlorid: thuốc giãn mạch ngoại vi, Divascol, Vinphacol

Tolazolin là một dẫn chất của imidazolin, có cấu trúc liên quan đến phentolamin. Tolazolin trực tiếp gây giãn cơ trơn thành mạch, nên làm giãn mạch ngoại vi và làm giảm sức cản ngoại vi

Tobrex

Tobrex (tobramycin) là một kháng sinh được dùng để điều trị tại chỗ các nhiễm trùng ở phần trước mắt. Thuốc được điều chế theo dạng dung dịch và mỡ tra mắt.