Tobramicina IBI

2011-07-31 09:00 AM

Tobramycin được chỉ định đặc biệt trong điều trị các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và máu (nhiễm trùng máu), xương, da và các mô mềm, bộ máy tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dung dịch tiêm bắp, tĩnh mạch 100 mg/2 ml: Ống 2 ml, hộp 1 ống.

Dung dịch tiêm bắp, tĩnh mạch 150 mg/2 ml: Ống 2 ml, hộp 1 ống.

Thành phần

Mỗi 1 ống: Tobramycin sulfate 152,4mg tính theo: Tobramycin 100mg.

Mỗi 1 ống: Tobramycin sulfate 228,6 mg tính theo: Tobramycin 150 mg.

Tá dược: Phenol, sodium metabisulfite, sodium edetate, nước cất

Dược lực học

Kháng khuẩn nhóm aminoglycosides.

Chỉ định

Tobramycin được chỉ định đặc biệt trong điều trị các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và máu (nhiễm trùng máu), xương, da và các mô mềm, bộ máy tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương (viêm màng não) và đường hô hấp dưới, gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc được chỉ định trong lựa chọn thứ hai điều trị các nhiễm khuẩn do E. coli và staphylococcus.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với tobramycin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc, hay với nhóm aminoglycosides.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

Thận trọng

Bệnh nhân được điều trị với tobramycin hay với bất cứ các kháng sinh khác thuộc nhóm aminoglycosides cần phải lưu ý tuân thủ các chỉ dẫn y khoa khi dùng thuốc, do các kháng sinh thuộc nhóm này tiềm tàng độc tính trên thận và tai. Ảnh hưởng trên dây thần kinh số 8 có thể gia tăng, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận, hoặc ở bệnh nhân dùng liều aminoglycosides cao hơn hay lâu hơn thời gian được khuyến cáo. Các biểu hiện độc thần kinh khác bao gồm uể oải, cảm giác kim châm, co cơ và co giật. Nguy cơ bị điếc do dùng aminoglycosides càng tăng khi nồng độ đỉnh hay nồng độ cặn của aminoglycosides càng tăng. Bệnh nhân có thể bị tổn thương ốc tai mà không có các triệu chứng báo trước trên thính giác trong thời gian điều trị, nhưng lại xảy ra và tiếp tục gây ảnh hưởng khi kết thúc điều trị. Các biểu hiện độc tính trên thận hiếm khi xảy ra trong những ngày đầu điều trị và thường sẽ hồi phục. Chức năng của thận và dây thần kinh số 8 nên được theo dõi chặc chẽ ở bệnh nhân bị suy thận hay nghi bị suy thận và ở những bệnh nhân lúc đầu có chức năng thận bình thường nhưng trong khi điều trị lại có dấu hiệu suy thận. Trong quá trình điều trị, nên kiểm tra định kz nồng độ đỉnh và nồng độ cắn của aminoglycosides nhằm tránh để cho thuốc đạt đến nồng độ gây độc, đồng thời cần đảm bảo việc điều trị chỉ ở những liều lượng thích hợp (xem Kiểm tra nồng độ trong huyết thanh). Nên tiến hành xét nghiệm nước tiểu để phát hiện giảm tỷ trọng, tăng protein niệu, tế bào và trụ niệu. Nên đo định kỳ BUN, creatinin huyết thanh và độ thanh thải creatinin. Nếu được, nên đo thính lực đồ nhiều lần, nhất là ở những bệnh nhân có nguy cơ. Nên ngưng điều trị khi có dấu hiệu tổn thương ốc tai hay thận. Thận trọng khi dùng tobramycin ở trẻ sinh thiếu tháng hay trẻ sơ sinh do chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, có thể dẫn đến gia tăng thời gian bán hủy của thuốc. Nên tránh dùng đồng thời hay tiếp theo các kháng sinh khác cũng có độc tính trên thần kinh và thận (như amikacin, streptomycin, neomycin, kanamycin, gentamycin và paramomycin), cephalosporin, viomycin, polymixin B, colistin, cisplatin và vancomycin. Không nên dùng chung aminoglycosides với các thuốc lợi tiểu như furosemide và ethacrinic acid. Một số thuốc lợi tiểu có độc tính trên tai và khi dùng đường tiêm tĩnh mạch có thể làm tăng độc tính của aminoglycosides, đồng thời làm thay đổi nồng độ của kháng sinh trong huyết thanh và trong mô.

Thuốc có chứa sodium metabisulfite, do đó có thể gây phản ứng dị ứng và hen phế quản nặng ở những bệnh nhân bị nhạy cảm, nhất là bệnh nhân bị hen phế quản.

Tobramycin không ảnh hưởng đến khả năng tập trung khi lái xe hay vận hành máy. Kiểm tra nồng độ trong huyết thanh :

Cần kiểm tra nồng độ đỉnh và nồng độ cặn trong thời gian điều trị. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh không nên vượt quá 12 mg/ml trong thời gian dài. Nồng độ cặn tăng cao (trên 2 mg/ml) có thể là dấu hiệu tích lũy thuốc tại mô. Sự tích lũy thuốc, nồng độ đỉnh quá cao, lớn tuổi và tổng liều dùng là những yếu tố góp phần gây độc tính trên tai và trên thận. Một cách tổng quát, nên kiểm tra nồng độ của thuốc trong huyết thanh sau liều thứ hai và liều thứ ba, sau đó mỗi 34 ngày trong suốt thời gian điều trị, nếu có dấu hiệu suy thận thì nên kiểm tra thường xuyên hơn. Bằng cách này, có thể duy trì việc điều trị (xem Liều lượng và Cách dùng), nhất là ở những bệnh nhân bị bệnh nặng và suy thận, hay ở những bệnh nhân bị nhiễm bởi các vi khuẩn ít nhạy cảm hay bệnh nhân dùng liều cao.

Bệnh nhân bị bỏng

Ở bệnh nhân bị bỏng diện rộng, dược động của aminoglycosides bị thay đổi. Ở những bệnh nhân này, nên kiểm tra nồng độ của tobramycin trong máu và tính toán để cho liều thích hợp.

Bệnh nhân đang được gây vô cảm

Khả năng ngưng thở kéo dài hay thứ phát có thể xảy ra khi dùng tobramycin ở những bệnh được gây vô cảm bằng các tác nhân gây chẹn thần kinh cơ như succinylcholine, tubocurarin, decamethone hay bệnh nhân được truyền một lượng lớn máu có citrat. Nếu xảy ra nghẽn thần kinh cơ, có thể điều trị bằng muối canxi.

Có thai và cho con bú

Aminoglycosides có thể gây tổn thương bào thai khi dùng trong thời gian mang thai. Chống chỉ định dùng thuốc trong thời gian mang thai hay cho con bú, do có thể gây độc tính trên cho tai của bào thai và trẻ sơ sinh.

Tương tác

Tránh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide và ethacrinic acid, do chúng

tiềm tàng độc tính trên tai. Dùng phối hợp tobramycin với các thuốc khác cũng có độc tính trên tai và trên thận như streptomycin, kanamycin, gentamycin, cephalosporin, polymixin B và cholistin có thể gây hiệp đồng tác động.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường chỉ xảy ra với một tỉ lệ thấp ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường khi không vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo. Ở người già, bệnh nhân bị suy thận, vượt quá liều lượng và thời gian điều trị khuyến cáo thì nguy cơ xảy ra tác dụng ngoại ý sẽ gia tăng. Các phản ứng phụ đặc trưng của kháng sinh nhóm aminoglycosides được ghi nhận là độc tính trên ốc tai của dây thần kinh số 8, như chóng mặt, giựt nhãn cầu, có tiếng vo vo trong tai và giảm thính lực. Tăng BUN và tiểu ít cũng đã được ghi nhận.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm thiếu máu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, sốt, phát ban, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, ngủ lịm, hay lẫn lộn và mất khả năng định hướng, và đau tại nơi tiêm thuốc. Các bất thường có thể xảy ra khi dùng tobramycin gồm tăng transaminase huyết thanh (SGOT-SGPT) và lactic dehydrogenase, giảm canxi, magnê, natri và kali trong huyết thanh, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.

Liều lượng, cách dùng

Tobramycin có thể được dùng bằng đường tiêm IM hay IV.

Tiêm IM

Người lớn: Ỏ bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều khuyến cáo của tobramycin là 1 mg/kg mỗi 8 giờ. Thời gian điều trị trung bình là 7-10 ngày. Có thể tăng liều đến 5 mg/kg/ngày ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Liều này nên được giảm xuống còn 3 mg/kg/ngày càng sớm càng tốt.

Trẻ em: 3 - 5 mg/kg/ngày, chia làm các liều bằng nhau mỗi 8-12 giờ.

Trẻ sơ sinh: 2 mg/kg mỗi 12 giờ, đối với các trẻ cân nặng từ 1,5 đến 2,5 kg.

Truyền IV

Chỉ nên dùng đường truyền IV khi không thể dùng đường tiêm IM. Nồng độ tobramycin sau khi pha không vượt quá 1 mg/ml (0,1%). Thời gian truyền từ 1-2 giờ. Liều khi dùng đường IV tương tự như đối với đường tiêm IM. Không nên dùng phối hợp tobramycin với các thuốc khác. Ở bệnh nhân bị suy thận, nên chỉnh liều tùy theo mức độ suy thận.

Tương hợp

Tobramycin tương hợp với đa số các dịch truyền đường tĩnh mạch thông dụng hiện nay, nhưng không tương hợp với dung dịch heparin và có thể tương tác hóa học với b-lactam. Tobramycin tương kỵ với các dịch truyền có chứa alcohol, sargramostin và clyndamycin phosphate nếu được pha loãng trong dung dịch glucose để tiêm. Tobramycin tương kỵ về mặt vật lý với carbenicillin. Không được hòa lẫn với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng một đường truyền tĩnh mạch.

Quá liều

Nếu xảy ra quá liều hay phản ứng độc, tiến hành thẩm phân máu hay phúc mạc để làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết thanh.

Bài viết cùng chuyên mục

Tolbutamid

Tolbutamid là một sulphonylurê hạ đường huyết thế hệ 1, dùng đường uống trong điều trị bệnh đái tháo đường typ II (không phụ thuộc insulin).

Ticlopidin

Ticlopidin, dẫn chất thienopyridin, là thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu, làm suy giảm chức năng tiểu cầu bằng cách gây trạng thái giống như nhược tiểu cầu.

Tienam

TIENAM là chất ức chế mạnh sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn và có tác dụng diệt khuẩn trên một phổ rộng các tác nhân gây bệnh, cả gram dương và gram âm, cả ưa khí và kỵ khí.

Tot hema

Sau khi uống một lượng lớn thuốc, những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi: các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại tử dạ dày ruột.

Timolol

Timolol là chất chẹn thụ thể adrenergic beta1 và beta2 (không chọn lọc). Cơ chế tác dụng hạ nhãn áp của các thuốc chẹn beta còn chưa rõ, nhưng bằng phương pháp đo hùynh quang và ghi nhãn áp.

Tropicamid

Tropicamid là thuốc kháng muscarin tổng hợp có tác dụng tương tự atropin, cả trên trung tâm và ngoại biên, nhưng làm giãn đồng tử và liệt cơ mi nhanh hơn và ngắn hơn.

Temodal: thuốc điều trị u nguyên bào thần kinh đệm

Bệnh nhân người lớn bị u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng mới được chẩn đoán, được sử dụng đồng thời với xạ trị và sau đó dưới dạng điều trị đơn trị liệu. Bệnh nhân trẻ em từ 3 tuổi trở lên, thiếu niên và người lớn bị u thần kinh đệm ác tính.

Tenoxitic

Tenoxicam là một thuốc kháng viêm giảm đau không steroid mới của nhóm oxicam. Do thời gian bán hủy kéo dài, tenoxicam có thể dùng ngày một lần.

Thioridazin: thuốc an thần kinh, Thiorizil

Thioridazin có khả năng gây loạn nhịp tin nặng, có thể gây tử vong đột ngột, do đó thioridazin chỉ được sử dụng cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt không đáp ứng hoặc không dung nạp với các thuốc an thần kinh khác

Thiamazol: thuốc kháng giáp, Metizol, Onandis, Thyrozol

Thiamazol là một thuốc kháng giáp tổng hợp, dẫn chất thioimidazol có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp bằng cách làm thay đổi phản ứng kết hợp iodid đã được oxy hóa vào gốc tyrosin

Tioconazol

Tioconazol có tác dụng kìm nấm nhưng cũng có thể diệt nấm tùy thuộc vào nồng độ. Giống các azol chống nấm khác, tioconazol ức chế hoạt động của cytochrom P450.

Taxotere

Docetaxel là một thuốc chống ung thư, tác động bằng cách thúc đẩy sự lắp ráp tubulin thành các vi ống bền vững, và ức chế sự tách rời của chúng, dẫn đến giảm đáng kể lượng tubulin tự do.

Tetracyclin

Tetracyclin có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh cả Gram âm và Gram dương, cả hiếu khí và kỵ khí; thuốc cũng có tác dụng trên Chlamydia, Mycoplasma, Rickettsia, Spirochaete.

Tobramycin

Tobramycin rất giống gentamicin về tính chất vi sinh học và độc tính. Chúng có cùng nửa đời thải trừ, nồng độ đỉnh trong huyết thanh, ít liên kết với protein.

Tanakan

Các tính chất của Tanakan là hợp lực của các hoạt tính được chứng minh trên chuyển hóa tế bào, lưu biến vi tuần hoàn và vận mạch các mạch máu lớn.

Thuốc bù nước và điện giải: Oral rehydration salts (ORS), Oresol

ORS là hỗn hợp cân bằng glucose và các chất điện giải dùng đường uống, được WHO và UNICEF khuyên dùng để điều trị triệu chứng mất nước và chất điện giải do tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em

Temozolomid: Temobela, Temodal, Temoside 100, Venutel

Temozolomid được dùng để điều trị u tế bào hình sao mất biệt hóa kháng thuốc ở người lớn, giai đoạn bệnh tiến triển sau điều trị khởi đầu bằng nitrosoure và procarbazin

Trastuzumab: thuốc chống ung thư, Herceptin

Trastuzumab là một thuốc chống ung thư vú, ức chế sự tăng sinh các tế bào u có HER2 biểu hiện quá mức. HER2 là một tiền gen ung thư, còn gọi là thụ thể tyrosin kinase qua màng 185 kd

Terpin Codein

Terpin Codein, là thuốc trấn ho trong trường hợp ho khan làm mất ngủ, Codein gây giảm nhu động ruột, vì vậy còn có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh tiêu chảy.

Tretinoin

Tretinoin là một retinoid, dùng uống để điều trị bệnh bạch cầu cấp thể tiền tủy bào. Thuốc làm cho các tiền nguyên tủy bào biệt hóa thành bạch cầu hạt trưởng thành.

Tramagesic/Di-Anrus

Chống chỉ định. Mẫn cảm với thành phần thuốc hoặc opioid. Ngộ độc cấp do rượu, ma túy, thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương, opioid và thuốc hướng thần.

Trausan

Điều trị các tình trạng chức năng não bị suy giảm do thiếu hụt chuyển hóa phospholipid: như chứng xơ vữa mạch máu não, tình trạng trầm cảm, lo âu liên quan đến tuổi tác.

Triprolidine hydrochlorid: thuốc kháng histamin

Triprolidin được dùng theo đường uống để điều trị triệu chứng một số bệnh dị ứng và thường được phối hợp với một số thuốc khác để điều trị ho, cảm lạnh

Tozaar

Losartan (Losartan potassium) là thuốc hàng đầu của nhóm thuốc mới dạng uống có tác động đối kháng chuyên biệt thụ thể angiotensin II (type AT1), được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp.

Tractocile

Tiêm IV 3 giai đoạn liên tiếp: 1 liều bolus khởi đầu (6.75 mg), tiếp theo ngay truyền liên tục 300 μg/phút trong 3 giờ, kế tiếp truyền 100 μg/phút cho đến 45 giờ.