Trám thu
Cái khó của cách làm trám là sao có thể xác định được độ nóng già của nước om một cách chính xác. Nước non chưa đủ độ thì quả trám coi như là sống nguyên, sượng ngầm ngầm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những trái trám thon đều, vút nhọn hai đầu như chiếc thoi thợ dệt, màu quả tím sậm, gần như màu đen, gọi là chín già đúng độ. Sau khi om hoặc kho, trám không còn vị chát mà thay vào đó là cái bùi bùi ngầy ngậy, thơm đặc trưng.
Trám mua về đem cho vào một chiếc rổ nhỏ, dùng một bát cơm xát mạnh cả rổ trám cho bong hết vỏ lớp phấn và ra hết phần nhựa chát. Để ráo, đổ vào một chiếc liễn sành hay âu sứ (tuyệt đối không dùng đồ đồng hay nhôm, kẻo trám ngả màu luôm nhuôm, vừa khó coi lại vừa có vị chan chát, đăng đắng). Đun nước nóng già rồi cho vào một chút muối, nếm thấy đậm miệng hơn nước canh thì đem đổ vào liễn, đậy vung cho kín, gọi là om trám. Để thêm chừng vài ba tiếng là được.
Cái khó của cách làm trám là sao có thể xác định được độ nóng già của nước om một cách chính xác. Nước non chưa đủ độ thì quả trám coi như là sống nguyên, sượng ngầm ngầm. Nhưng nước càng sôi, tưởng trám càng nhừ thì lại đâm ra càng rắn.
Trám ấy đem ăn vã, chấm với muối vừng rang nhạt, thì chỉ thấy no mà không biết chán. Trái trám om vừa thay cho vị chua đậm của món cà dầm hay dưa gang nén, lại thêm chút béo bùi lạ miệng, vừa như để cho người Hà Nội nhẩn nha chờ đợi mấy ruộng cải Đông Dư bén nắng hanh vàng...
Người Hà Nội gốc ăn trám lại không chỉ giản đơn như vậy. Trám om rồi đem cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt. Thịt nạc vai băm nhỏ, trộn với nước mắm ngon, mộc nhĩ, hành khô, nấm hương, đem nhồi vào hai mảnh cùi trám rồi úp lại như cũ để vào chiếc liễn sứ nhỏ, đậy kín nắp, cho hấp cách thủy. Trước khi ăn, nêm vào mấy nhánh rau mùi đầu mùa và chút bụi hạt tiêu...
Có nhà thích vị béo thì đem trám nhồi rán trong mỡ sôi già. Trám nhồi đi với cơm gạo mùa mới thổi chín nục, chín nà thì già ăn trẻ lại, gái ăn đắt chồng...
Thế còn giống trám trắng, còn gọi là trám xanh, thì sau khi om trong nước nóng già, cũng mới đem ăn thay dưa cà hay là nhồi thịt hấp. Nhưng với loại trám này thì người Hà Nội đa phần dùng kho với cá, với thịt. Nhớ để trám lót dưới đáy niêu. Chừng khi thịt cá chín nhừ, mỡ tương thấm đẫm, bốc hơi ngào ngạt, thì hãy nhấc ra. Đến bữa, chắc chắn ai ai cũng sẽ chỉ săm soi tìm chọn mấy miếng trám bở mềm mà cho vào bát thôi, thịt với cá thì nhường cho lũ trẻ.
Bài viết cùng chuyên mục
Chè củ năng hột lựu
Sau khi luộc hết phần củ năng tẩm bột mới thả củ năn xắt sợi, mít chín vào nước đường, khuấy đều, để sôi lại là được. Mít chín và sợi củ năng sẽ tạo mùi rất đặc trưng cho món chè. Múc chè ra chén, chia củ năng vào.
Để trẻ em suy dinh dưỡng phát triển bình thường
Chậm phát triển là một hiệu ứng chung của suy dinh dưỡng. Nếu không có các vitamin và khoáng chất thích hợp, một đứa trẻ không có khả năng tăng cân và phát triển chiều cao.
Kem dâu tây: hướng dẫn cách làm
Đổ hỗn hợp này qua một cái máy lọc để lấy hạt vani và bất cứ vật lớn nào khác, làm nguội trong một thùng nước đá và để đông lạnh trong 2 giờ
Cháo vịt miền nam
Vịt nhổ lông cho sạsh, bỏ vào một nồi nước sôi, bỏ vào một củ hành lớn, và 1 chút gừng đập cho dẹp một chút, bỏ vào luộc với vịt.
Tré Heo, Bò
Nắm thịt thành từng nắm như quả cóc, bỏ thịt vào lá chuối có trải sẵn lá ổi, cuốn tròn thịt. Dùng 1 lớp lá chuối xé nhỏ giống như cách làm nem, quấn ngang viên tré, túm gọn 2 đầu, cột chặt.
Lẩu cua
Cua: làm sạch, đập dập càng lớn, chặt làm 4 ướp tiêu + muối + đường + bột ngọt + tỏi bằm. Xào sơ + gạch cua.
Sà lách cá hồi hun khói
Cá Hồi xắt lát ra hơi to bảng, dưa leo, khoai tây, trộn chung vào, trộn 1 muỗng cafe hột Câpes bạch hoa Thái.
Bún bung
Khi chân giò chín nhừ, cho quả chua + cà chua thái múi cau vào đun chín để quả chua tiết ra nước chua, vớt bỏ xác quả chua, nêm lại cho vừa ăn, nếu ăn theo kiểu Nam nên cho chút đường để dịu nước.
Bánh căn
Thường thường, bánh căn được dùng với nước cá có pha chế gia vị, hoặc mắm nấu với đường cát trắng cho sôi, phi thêm cà chua, dầu ăn, ớt và chanh tươi.
Bò xào sa tế
Ướp thịt bò với xì dầu, tỏi, tiêu, ngũ vị hương, satế, dầu ăn. Phi tỏi, xào tôm khô, cho tương hột vào. Nêm đường. Xào thịt bò chín rồi đổ hỗn hợp tương hột vào.
Tương hột
Đậu nành đem loại bỏ hạt xấu và rác, cho đậu vào thau nước ngâm độ 3 giờ, vớt đậu ra, bóc đậu tróc vỏ, đải sạch, rửa lại nước lần nữa, để ráo.
Bò cuốn hoa cau
Thịt bò cắt miếng cuốn mỡ, gan, hành lá, ớt xanh rồi ướp gia vị gồm bột ngọt, tiêu, màu điều, nước tương, muối.
Sườn dê nấu bia sữa
Sườn dê chặt miếng vừa ăn, gân bò xắt khúc sau đó xếp vào nồi đất, rắc nho khô lên trên và rưới rượu vang cùng bia sữa và rắc muối vào.
Chả cá thìa là
Nhớ trông chừng đến khi cọng bún vừa mềm, đổ ra rỗ, xả nước lạnh. Trước khi ăn, xắp vô dĩa hâm micro-on 1 phút. Lấy ra rưới mỡ hành lên.
Lươn um lá nhàu
Phi tỏi và sả ớt cho thơm bỏ lươn vào xào cho săn lại , bỏ vào 1m cà gấc + 0,5m café càri, khi lươn săn lại và có màu đổ khoảng 1 lit nước dùng + 1 tô nước cốt dừa + 1m café muối + 3,5 m café đường + 3 ,5 m café bột ngọt.
Cách làm khoai tây chiên giòn
Khoai tây gọt vỏ, bào mỏng. Nước lạnh pha muối, vắt chanh vào, bỏ khoai tây vào ngâm ngập mặt 15 phút, rửa sạch, dùng vải mùng sạch thấm cho ráo khoai.
Nước chanh
Bỏ chung bột vỏ chanh, nước cốt chanh, và phần nước phụ trội chế vào nước đường đã nguội, để đó 2 giờ rồi bỏ vào tủ lạnh, khi uống lấy ra, bỏ nước đá.
Cá tràu nấu dọc môn, ám chuối con
Chọn cá tràu 1 kg trở lên, khi làm vẫn giữ bộ lòng. Dùng dao sắc khía trên mình cá mặt võng. Cho ướp nghệ bột, tiêu, hành, ít nước mắm. Không cho muối để tránh dính chảo.
Bánh bao ngọt
Cho 1 muỗng rưởi cà phê nhân bánh lên giữa miếng bột vừa cán, gấp bột lại làm 2, dùng cây có răng cưa tròn lăn bìa bột cho có hình bán nguyệt
Cách làm lươn xào sả ớt
Dầu nóng, cho tỏi, sả, ớt vào xào thơm, cho lươn vào xào săn lại, Cho thêm một ít nước, đậy nắp lại khoảng 10 phút cho thịt lươn mềm.
Chanh trứng (hướng dẫn cách làm)
Trộn bột mì, lòng đỏ trứng, vỏ chanh mài, rượu và nước chanh ép trong một cái chảo, mang đun sôi trên lửa vừa, thường xuyên quậy
Sakê chiên giòn
Ướp sakê với muối tiêu. Bột chiên giòn pha đặc. Dầu nóng, nhúng từng miếng sakê vào bột, thả vào dầu nóng chiên vàng. Vớt ra để ráo dầu.
Sò dương bóp thấu
Sò dương luộc sơ, khi thấy miệng sò hé ra là được. Nhấc xuống, tách lấy thịt, làm sạch ruột sò. Cho sò vào luộc lại vừa chín tới, vớt ra, để ráo, thái míếng mỏng. Ớt đỏ, muối, đường cho vào cối, giã nát.
Chè chuối nướng
Nếp chín, chờ cho nguội, múc ra 1 muỗng trãi đều trên plastic wrap, bỏ trái chuối vô, quấn lại cho kín hết trái chuối cho đều, đẹp...rồi lấy lá chuối quấn lại (hông có lá chuối cũng hông sao).
Bánh khoái miền trung
Cách nấu tương: Tương bắc, xào tỏi ớt, cho tương vào, 1/2 lít. Cho từ 200g đến 300g đường và chế thêm nước. Gan và nạc heo xay nhuyễn, khoảng 200gr, trộn vào.