Mắm ba khía
Thịt vịt luộc thay vì chấm nước mắm gừng, dân vùng ven biển đem cuốn lá cách chấm thứ nước ba khía sóng sánh chất đạm này, vô cùng hấp dẫn, đặt vào miệng chưa kịp khép môi lưỡi đã co lại.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mỗi năm ba khía chỉ hội một lần vào 3-4 đêm của tháng 10. Ba khía bắt về rửa sạch bùn đất, thả từng "trự" vào nồi, lu có chứa sẵn nước muối. Độ mặn của nước muối quyết định chất lượng của ba khía sau này, nhạt quá sẽ hư, mặn quá ba khía sẽ rụng càng, đen da, chát thịt, để nước mưa vào sẽ có mùi.
Ba khía làm "tới" để cả năm không hư, ăn vẫn ngon. Ăn ba khía phải đúng "bài bản" mới "thấm thía" hết hương vị đặc biệt của nó. Rửa sạch bằng nước sôi, tách mai ra, đập dập sơ hai càng. Tỏi, ớt, chanh, đường cát trắng thêm vào. Dứa bằm nhỏ, xoài xắt sợi, khế vừa chín tới xắt nhỏ, trái cóc đập dập, trộn đều với ba khía. Xong, để cho thấm qua ngày sau hãy ăn.
Khi mua ba khía nên "tuyển" con nhỏ, gạch nhiều (gạch son màu đỏ, gạch bùn màu xám), thịt chắc, mút thử thịt không dính lại ngoe, càng. Ngon nhất là loại đang ôm trứng. Đừng ham chọn con to xác vì ốp xộp. Mùa nước nổi, nhất là tháng trời lạnh, gió bấc đập phành phạch ngoài vách, có tô ba khía trộn ăn với cơm nóng thì thật là tuyệt.
Dân làm củi miệt U Minh, sau buổi lao động tấp xuổng vào gốc bần dọn nồi cơm nguội với tô ba khía ra, tiện tay quơ trái bần trên cây xuống nhai chung ba khía cũng ngon chẳng kém. Đã ăn ba khía không thể bỏ qua thứ nước trộn, bởi nó là "tinh túy".
Thịt vịt luộc thay vì chấm nước mắm gừng, dân vùng ven biển đem cuốn lá cách chấm thứ nước ba khía sóng sánh chất đạm này, vô cùng hấp dẫn, đặt vào miệng chưa kịp khép môi lưỡi đã co lại, "dại" đi, nước miếng ứa ra, nếu có chút "đế" sẽ còn ngon nữa. Sau này dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ quên được món "đặc sản" có một không hai này.
Bài viết cùng chuyên mục
Sà lát quả bơ với tôm cua
Chẻ đôi 1 quả bơ ra làm hai, vắt chanh vào quả bơ. Một trái, lột vỏ, cắt thành hình con cở vuông. Trộn chung quả bơ xắt con cờ, với tôm + cua + ngò tây + dầu dấm.
Cá kho khô
Tùy thích rắc thêm ít tiêu bột vừa đủ thơm và cay nhẹ khi nước kho bắt đầu quánh sệt, lưu ý nếu cho nhiều tiêu thì ngoài vị cay sẽ có thêm vị đắng nồng rất khó chịu
Chân gà hầm ngũ vị hương
Trộn chân gà và tất cả nguyên liệu, cho vào nồi. Bắc nồi lên bếp, đun lửa cho đến khi thấy sôi thì vặn nhỏ lửa. Hầm khoảng 2 tiếng.
Tôm càng sốt bơ hành lá
Lấy một cái nồi to, để vào vài chút gừng, võ chanh hay võ quít khô, 1 cũ hành, 1 củ cà rốt, đun sôi, nếu các bạn có thể mua được loại để luộc cá, tôm thì nhanh hơn.
Nấm hỗn hợp kho tiêu
Nấm các loại rửa sạch, làm nóng chảo, cho ít dầu vào và xào nấm khoảng 3 phút, cho nước dùng vào và nêm nếm gia vị vừa ăn, để sôi vớt bọt, nêm ít tiêu hột.
Súp hải sâm vi cá
Vi cá mua loại khô, ngâm nước ấm có pha tí rượu, khi vi cá mềm rồi thì lựa những thịt & da cá còn sót lại trên vi cá bỏ đi (thịt dính trên vi cá bạn sẽ thấy nó có màu trắng, da thì có màu đen).
Sườn xào chua ngọt
Sườn non: rửa sạch, xắt ra thành ba mươi mấy cục. Xong vắt vào ¼ trái chanh trộn đều, cho gia vị vào thêm: 2 muỗng muối ngang + 1 muỗng bột ngọt đầy + ½ muỗng ngũ vị hương + 2 muỗng dầu mè + 1 muỗng đường đầy + 1 muỗng nước tương + 2 muỗng rượu trắng.
Chế độ ăn uống bệnh tiểu đường
Nếu bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ khuyên nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để hướng dẫn về những thay đổi chế độ ăn uống
Khoai môn cuộn tôm
Dùng rượu trắng thoa sơ lên bánh tráng và cuốn lại cùng với tôm (chừa đuôi) và nhân. Sau đó nhúng qua bột mì, qua bột ướt rồi chiên.
Bánh khoai
Cho bột vào nồi cứ một bát bột hòa với hai bát nước, cho chút muối và khoai vào, đặt lên bếp khuấy đều tay. Khi bột nửa sống nửa chín và đặc lại thì bắc ra.
Bánh khọt
Hòa bột gạo chung với nước cốt dừa, 2 chén nước, trứng gà, hành lá cắt nhuyễn cùng muối, bột ngọt, tiêu, bột nghệ. Tôm sú lột bỏ hết vỏ. Đậu xanh luộc mềm.
Lẩu thịt gà lá giang
Gà sát muối để khử mùi hôi, rửa thật sạch trong ngoài, sau đó chặt từng miếng vừa ăn, 1 con gà chặt đều ra khoảng 8 miếng.
Miến lươn
Món xào đạt yêu cầu là sợi miến nở mềm, rời sợi và thấm vị ngọt của nước hấp lươn cho nên nếu sau khi hấp mà thấy nước hấp có nhiều thì không cần cho thêm nước nóng mà chỉ cần nêm lại là được.
Cá lóc nướng đất sét
Làm sạch cá lóc, giữ nguyên con. Dùng đất sét bọc kín cá lại. Quạt than hồng, cho cá bọc đất sét lên bếp nướng. Khi đất sét chuyển sang màu vàng, cá chín, lấy ra.
Bánh đập
Nó đơn giản chỉ là hai miếng bánh tráng gạo. Một miếng tráng xong, rắc hột vừng và phơi khô, sau đó đem nướng bếp than sao cho bánh vàng đều, và phải giòn rôm rốp.
Rượu Cocktail
Khuấy trộn với 2 muôi đá vụn trong ly thuỷ tinh lớn. Điểm thêm lát dừa, 1 vỏ quýt và trái nho chín trên miệng ly để trang trí.
Chuối chưng: hướng dẫn cách làm
Nếu không có sẵn vôi hoặc không thích dùng thì cứ cắt mỏng khoai rồi nấu và canh kỹ cho khoai vừa chín tới, đừng để khoai chín mềm. Để nguội, lột vỏ, cắt miếng vuông nhỏ chừng nửa ngón tay cái.
Ô Mai
Khi đường hơi rít tay cho me vào đảo thật đều, lửa trung bình khoảng 20 phút, cho khoai lang vào sên đến khi hỗn hợp cạn khô nặng tay, đặc cứng.
Thịt kho ngũ vị
Thịt cắt thành miếng vuông vừa phải cho vào bát to, ướp với hành, tỏi khô đập giập, ngũ vị hương, nước mắm, muối, tiêu, đường. Trước khi ướp nhớ đảo đều tay, sau đó đậy nắp lại ướp khoảng 15 phút.
Cách làm cà muối
Nếu là cà đĩa thì chỉ cần cắt bỏ cuống cho sát vào thân cà rồi xẻ dính hay còn gọi khía trái cà ra làm bốn, có nghĩa là cắt sâu vào thân cà thành bốn múi.
Cách làm chả cá
Gọt vỏ riềng và nghệ, giã nhỏ, sau đó cho nước vào để vắt lấy nước cốt, Lọc mắm tôm và bỗng để lấy nước cốt ướp cá với nước gừng riềng, nước mắm tôm.
Dưa củ cải trắng: hướng dẫn cách làm
Nếu thời tiết nóng thì sau 24h là dưa vừa chua ăn được, để hơn nữa thì bị chua quá, còn mùa đông thì 36h hoặc 2 ngày sau dưa mới có dấu hiệu ngấu.
Lươn nhồi thịt um heo quay
Lươn khứa cổ, quấn khăn xung quanh lươn và dùng cây gậy để dần lươn, dần khi nào lươn gập lại là được. Sau đó cắt đứt xương lươn và lộn ngược lại lấy hết xương lươn.
Măng xào thịt heo xay
Cho chút dầu vào chảo phi gừng tỏi cho thơm, rồi cho thịt heo vào xào chín, kế đến gia vị xào tiếp khoảng 1 phút thì cho măng vào nấu thêm 5 đến 10 phút khi thấy nước cạn vừa đủ nữa là được.
Măng chua
Ngâm vào thau nước lạnh có pha chút muối vừa đủ nhân nhẩn mặn chừng nửa ngày hoặc cho đến khi thấy lát măng mềm đi và nhấm thử thấy có vị mặn là vớt ra.