Hướng dẫn cách làm bánh tro bánh ú

2014-12-16 02:08 AM

Bánh tro được biết theo cổ truyền là không có nhân. Bánh sau khi gói chỉ là một khối bột trong, rất lạt, tùy thích dùng chấm mật ong, mật đường, đường cát... Phần nhân làm thêm sau này là do tùy người, tùy vùng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bánh tro

Nếp gói bánh

Người ta thường dùng nếp cũ đã để qua ít nhất một năm, bảo quản tốt. Nếp cũ hột bở, cho bánh ngon hơn là làm bằng nếp mới.

Vật liệu ngâm nếp

Người Bắc hay dùng tro (gọi là gio) bếp. Tro có được sau khi dùng củi, rơm... để nấu bếp, để nguội, sàng sẩy sạch, lấy phần tro mịn. Độ nồng của tro tùy thuộc vào loại cây củi, rơm... đã sử dụng. Còn người miền Trung hay dùng vôi ăn trầu trắng hoặc đỏ. Nếu dùng tro hoặc vôi trắng, bánh sẽ có sắc xanh trong của lá gói bánh; nếu dùng vôi đỏ, bánh sẽ có sắc hổ phách đục. Phân lượng thông thường - không tuyệt đối đúng - là 1 lít nước + 20gr vôi hoặc 50gr tro, hoà tan, để lắng trong, dùng nước trong này để ngâm nếp.

Ngâm nếp

Nếp vo sạch, ngâm với nước tro vôi qua một ngày hoặc cho đến khi thử bằng cách lấy vài hột nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ lại, thấy bể vụn ra dễ dàng là nếp đã "bục" - nói theo cách nói chuyên dùng là nếp đã ngâm đúng mức để nấu. Xả lại nước nhiều lần cho nếp đã ngâm vôi tro thật sạc rồi để cho ráo trước khi gói. Thời gian ngâm nếp không thể nào xác định đúng là bao lâu vì tùy thuộc vào nồng độ của vôi tro, độ mới cũ của gạo cho nên phải thăm chừng cho nếp vừa "bục" là được, nếu ngâm lâu quá, bánh sẽ bị nồng mùi vôi tro.

Nhân bánh

Bánh tro được biết theo cổ truyền là không có nhân. Bánh sau khi gói chỉ là một khối bột trong, rất lạt, tùy thích dùng chấm mật ong, mật đường, đường cát... Phần nhân làm thêm sau này là do tùy người, tùy vùng. Nhân thường được làm với hai loại:

Đậu xanh cà, không vỏ, vo sạch, nấu chín như cơm, trong khi đậu còn nóng, tán nhuyễn mịn với một lượng đường nhất định. Thí dụ như 200gr đậu xanh + 50gr đường.

Cơm dừa nhồi đường: Dừa già dùng bàn nạo thành cơm nhuyễn. Nấu nước đường theo tỷ lệ: 1 nước + 1 đường. Thí dụ 3 muỗng súp nước + 3 muỗng súp đường, nấu nhỏ lửa cho vừa tan đường là được. Tùy thích làm ít nhiều, thí dụ dùng chừng 200gr dừa nạo, châm nước đường vào từ từ nhồi thành khối dẻo mịn là được.

Vật liệu gói bánh

Theo truyền thống là dùng lá tre bương hay còn gọi là tre lồ ồ. Loại tre này có lóng dài, ống lớn... hay dùng để chứa nước. Chọn lá có bản lớn chừng 5 - 6cm và dài chừng 30cm. Về sau ở thành phố khó tìm ra lá tre, người ta dùng lá chuối và rọc ra với kích cỡ tương tự lá tre. Rửa sạch lá, để ráo. Bẹ thân cây chuối phơi khô tước thành sợi nhỏ dùng để gói hoặc dây nylon nhỏ.

Gói bánh

Cuốn một đầu lá thành hình phễu chỉ với một lần lá, múc nếp cho vào và thường chỉ từ 2 đến 3 muỗng cà phê vun, nếu dùng nhân thì cho vào trước 1 muỗng cà phê nếp, đến 1 muỗng cà phê nhân, rồi lại 1 muỗng cà phê nếp. Sau đó tiếp tục gấp hết phần còn lại của lá chung quanh khối hình phễu cho thành một khối tam giác cho thật kín. Dùng dây ràng cạnh lại thành một hình chữ thập cho vừa chắc tay là được. Gói được mười cái thì xâu lại thành một xâu với một sợi dây ràng thòng lọng ra ngoài xâu bánh để có thể nhấc cả xâu bánh dễ dàng, sẽ rất tiện khi cho vào cũng như lấy ra khỏi nồi luộc.

Nấu bánh

Dùng một nồi vừa đủ lượng bánh đã gói, lót vào đáy nồi một lớp lá tre hay lá chuối cho khỏi sít nồi, cho bánh vào, dùng một cái thúng thưa mắt hay rổ lớn chụp lên bánh rồi lấy một vật nặng dằn lên vừa đủ cho bánh không nổi lên khi cho nước vào, châm nước cao hơn mặt bánh ít nhất một gang tay. Bánh tro nấu không lâu, trung bình chỉ trong khoảng 45 phút đến 1 giờ sau khi nước sôi là bánh chín, Trong khi nấu bán trên bếp nếu thấy nước cạn xuống thì châm thêm nước sôi vào. Khi bánh chín, tắt bếp, múc bớt nước trong nồi ra để có thể lấy bánh ra cho dễ, thả ngâm bánh vào trong một thau nước lạnh sạch chừng mươi phút cho bánh mau nguội rồi treo lên chỗ thoáng gió cho bánh mau khô lá. Nếu làm nhiều phải thay nước ngâm bánh cho sạch.

Thành phẩm

Bánh tro nấu đạt yêu cầu thì khi mở ra, nếp không còn ở dạng hột mà cả cái bánh trở thành một khối bột trong, mịn chắc như một khối thạch, không nồng vôi tro. Được như vậy là đã dùng đúng nếp cũ và ngâm vôi tro đúng mức. Vị bánh tro - nếu không có nhân - rất lạt, người ta thường chấm bánh tro với đường cát trắng hoặc đường thẻ băm nhỏ, mật ong hoặc mật đường. Tại vùng Nha Trang, Phú Yên, Bình Định... bánh tro còn được gói thành dạng đòn dài, bánh khi mở ra có chiều dài hơn 20cm, đường kính chừng 3 - 4cm, khi ăn cắt thành khoanh mỏng.

Bánh ú

Nếp làm bánh

Chọn nếp ngon, không bể hột nhiều, vo sạch, để ráo. Cứ mỗi kg nếp sau khi vo, trộn thêm 1 muỗng cà phê vun muối.

Phần nhân bánh

Nhân bánh tùy vùng, tùy người... thường dùng các vật liệu sau đây:

Đậu phụng luộc chín, đãi vỏ.

Đậu xanh đải vỏ hoặc đậu đen nấu chín, giả nhuyễn rồi đánh cho tơi ra. Tùy ý dùng một trong hai loại hoặc cả hai.

Thịt mông heo không lấy da, cắt thành miếng cỡ đầu ngón tay cái có cả hai phần mỡ và nạc. Hoặc nạc dăm heo băm nhuyễn, hoặc chỉ dùng mỡ heo cắt thành miếng vuông vức chừng 2cm. Dù dùng loại thịt nào cũng xào cho chín với phân lượng: 500gr thịt mỡ các loại + 1/2 muỗng súp hành tím băm + muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê tiêu... Xào chín với 2 muỗng súp dầu ăn.

Trứng vịt luộc chín, lột vỏ, cắt thành miếng nhỏ đầu ngón tay.

Lá gói bánh

Lá chuối cắt miếng cỡ 30 X 20cm, rửa sạch, lau khô. Dây lạt tre mềm hoặc dây nylon.

Gói bánh

Xếp chồng ba hoặc bốn miếng lá chuối làm một, quấn thành hình loa kèn theo chiều ngang miếng lá, cho vào 2 đến 3 muỗng súp nếp rồi tùy loại nhân sử dụng, cho vào hoặc một miếng thịt mỡ hoặc nửa muỗng súp thịt băm, một hai hột đậu phụng luộc, miếng trứng luộc, một hai muỗng cà phê đậu rồi cho vào 2 - 3 muỗng súp nếp nữa, vỗ nhẹ bánh cho nếp xuống đều rồi xếp lá cạnh đáy lại đan chồng vào nhau cho thật kín, dùng dây cột ràng thành hình chữ thập cho chặt. Bánh gói xong có chiều cao từ 8 đến 10 cm là vừa. Gói xâu vào với nhau từng mười cái một.

Nấu bánh

Nấu giống như bánh tro với thời gian nấu lâu hơn, trong khoảng 2 - 3 giờ.

Bài viết cùng chuyên mục

Rau muống chẻ trộn thịt bò

Hay dùng loại rau muống dùng để chẻ là rau muống nước dài cọng, thường là dài 30, 40 phân, nuôi cấy trên mặt ao, rạch, để phân biệt với loại rau muống đất

Bánh bao chỉ, bánh khảo (hướng dẫn cách làm)

Nhân đậu xanh hoặc đậu đỏ: 200gr đậu xanh cà đã sạch vỏ, nấu chín như nấu cơm, trong khi còn nóng ấm dùng chày cối hoặc máy xay cắt có dao hình chữ S làm mịn nhuyễn; 100gr đường

Chuối xốt caramen

Dầu nóng, thả chuối vào chên, lớp dừa áo bên ngoài vàng đều là được, vớt chuối ra, cho vào giấy thấm dầu.

Bánh chao

Nhồi bột bánh: bột mì, dầu ăn, đường bánh Trung Thu, nước tro tàu, nhồi cho đến khi bột bánh dẻo mịn. Ủ bột bánh khoảng 5-10 phút.

Bánh gan

Để nguội bánh, úp ngược khuôn ra dĩa để bánh lóc ra. Ướp lạnh trước khi ăn. Nếu muốn bánh cho ra dĩa đẹp mắt hơn thì lật ngửa bánh lại để lớp mặt bánh có màu nâu sậm hướng lên trên.

Cách làm mực hoa cúc

Lấy nước hấp trong đĩa mực, cho vào chảo nhỏ đun sôi. Cho dầu hào, bột năng pha loãng vào, đun cho phần nước xốt này sánh lại.

Tủy heo hầm bí rợ

Bí để nguyên trái, tỉa hoa thành hình cái thố hoặc trái tim. Múc bỏ ruột. Phần bí còn lại xắt khối vuộng cạnh khoảng 1,5cm. Tủy heo rửa nước muối, xả lại cho sạch, ướp muối, tiêu, hành tím.

Mực sốt cà miền nam

Vớt mực chín ra, nêm nước sốt với muối + đường + bột xúp gà cho vừa ăn. Có thể thêm một ít bột năng để sốt sánh lại. Cắt đôi thân mực, cho vào đĩa, chan đều sốt lên mực, dùng nóng với nước tương.

Gà xào tỏi ớt

Cho 1 TBsp dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho tỏi vào phi cho thơm, kế đến cho gà vào xào vừa chín tới thì cho thì cho tất cả gia vị vào đảo đều, xào sơ rồi trút qua dĩa.

Cách làm vằn thắn chiên giòn

Trải lá vằn thắn ra, cho 1 thìa nhân vào giữa, túm đều miệng lá vằn thắn lại, Dầu nóng, cho vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.

Gà nấu đông ba miền

Gà làm sạch, mổ bỏ nội tạng rửa thật sạch để ráo nước, rồi chặt thành miếng vừa ăn, ướp gia vị khoảng 15 phút cho ngấm.

Rau câu bọc trái cây

Phân lượng thông thường là 10g bột rau câu (agar) + 900g nước sẽ cho 1 kg rau câu. Nên đổ thử, gia giảm trong khoảng 100g - 200g, nước hoặc hơn cho mỗi 10g rau câu) + 200g đường.

Cách làm cá ướp xì dầu bỏ lò

Ướp cá với xì dầu, tương, gừng thái nhỏ và muối, tiêu trong 10 phút, Rán cá vàng 2 mặt và bỏ vào lò nướng ở nhiệt độ 28 độ C trong 7 phút.

Tôm hùm luộc

Tôm để nguyên con, rửa sạch, cố gắng không làm gãy râu và càng tôm (vì râu càng bị gãy sẽ ra hết nước ngọt).

Ra gu chay

Đổ ít dầu vô nồi, cho ít hạt điều vào phi lâý màụ, kế đó xào khoai tây, carrot, đâụ hoà lan, đâụ hột trắng vào xào chung với nhau, nêm chút muối, bột ngọt.

Cá nướng kiểu Ấn Độ

Lấy một phần gừng và tỏi giã trộn với nước, trộn số gừng, tỏi còn lại với bột ớt, rau mùi, nước chanh, dầu ăn và muối.

Chuối chiên mật ong

Nếu dùng chuối già: Tùy ý cắt chuối làm hai theo chiều dọc hay để nguyên trái nếu thích, có thể tách chuối làm bốn để chiên thành miếng nhỏ..

Nem nướng thủ đức

Thịt heo mua loại nạc vai, có tí mỡ nhờ họ xay nhuyễn ra, nhờ họ xay 3 lần cho nhuyễn, có chợ thì họ nice họ xay dùm 3 lần, còn đa số là chỉ 2 lần là max

Bún tằm bì

Củ sắn bóc vỏ cắt miếng 3 cm, đậu phụ cắt 3 theo bề ngang, chiên vàng hai thứ, xắt mỏng củ sắn thái chỉ giả bì, đậu phụ xắt sợi giả thịt, củ kiệu bằm trộn vào bì, thịt, thính

Chả lụa

Lạng màng mở bao quanh thịt, bỏ gân lấy chổ nạc, thái ngang thớ thịt cho vô máy xay đếm đúng 50 nhịp hay cối giã 2 tay 2 chày luôn không ngừng. Để vào gia vị + bột ngọt + nước mắm + đường+ để tiêu vào sau cùng.

Cách nấu thịt kho nước

Sử dụng thịt mông heo hoặc thịt đùi có đủ ba phần da, mỡ và nạc; chọn miếng thịt có lớp da càng mỏng càng tốt, lớp mỡ dày không quá 2cm

Súp gà dược thảo

Ướp gà với các nguyên liệu trong vòng 20 phút, sau đó cho nước vào nồi cùng thịt gà đã ướp gia vị, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, ninh kỹ. Khi món ăn được dọn ra, miếng thịt gà mềm, nhừ mà không nát.

Canh bát tiên chay

Bột khoai nói trên ngâm nước cho mềm, để trên thớt lấy dao cắt 1 đầu, 1 đầu để dính luộc cho mềm. Bún tàu ngâm nước nghệ một lát, vớt ra phơi nắng, lấy kéo cắt ngắn độ 7 phân, để sẵn.

Khoai viên chiên

Chảo nóng, cho tôm đã giã nhuyễn vào sấy với lửa liu riu. Tôm khô vàng, bông lên gọi là tôm chấy.

Bánh tàn ong chuối và nước sữa (hướng dẫn cách làm)

Trộn nước sữa, trứng và bơ đã làm tan vào trong một cái tách có nấc đo, đánh nhẹ cho trộn đều. Đặt 1/2 lượng chuối đã cắt vào 1 cái chén nhỏ, và nghiền sơ qua