Dưa kiệu
Bỏ kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm cho kiệu bớt hăng xả kiệu lại với nước lạnh để ráo. Trộn kiệu với 1 muổng súp muối hột, đem phơi nắng (1 ngày nắng tốt).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vật liệu
1 ký củ kiệu.
200 g đường.
1/2 lít dấm.
Muối, vôi trắng, phèn chua, tro bếp.
Chuẩn bị
Kiệu đem cắt bớt rễ và lá.
Hoà 1 muỗng cà phê phèn chua + 1 lít nước ấm để cho nước nguội.
Hoà 1 muỗng cà phê vôi trắng, (có bán ở hàng cau, trầu)
1 lítre nước để vôi lắng , lấy nước trong..
Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.
Cách làm
Bỏ kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm cho kiệu bớt hăng xả kiệu lại với nước lạnh để ráo. Trộn kiệu với 1 muổng súp muối hột, đem phơi nắng (1 ngày nắng tốt).
Qua ngày sau xả kiệu với nước lạnh , đem ngâm kiệu vào nước phèn chua , phơi ra nắng độ 4 giờ (tốt nhất là nắng buổi sáng).
Sau đó vớt kiệu , xả sạch đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.
Đổ kiệu ra rổ rồi đem phơi ngoài nắng , vừa phơi, vừa cắt rể và lá lại cho sạch sẻ, lột bớt vỏ ngoài.
Phơi kiệu hơi héo mặt đem dội qua nước cho sạch bụi.
Để kiệu thật khô, xóc kiệu với 50 g đường, đậy khăn vải mùng lên mặt kiệu đem phơi thêm một nắng cho kiệu thấm đường (nên xóc đường và bày kiệu ra mâm phơi tốt hơn).
Lấy một keo thủy tinh thật sạch, xếp kiệu vào.
Nấu giấm + số đường còn lại để nguội.
Lọc nước giấm đường qua khăn thưa cho sạch, đem đổ vào keo kiệu.
Nếu muốn nước kiệu trong hơn thì ngâm kiệu độ 5 ngày, nấu nước giấm đường khác thay nước cũ. Từ lúc ngâm kiệu vào nước giấm, để 10 ngày sau là dùng được (nếu làm theo cách giản tiện thì mua kiệu, đem cắt rể, lá cho sạch sẽ).
Đem kiệu ngâm vào nước phèn chua 1 đêm.
Sau đó xả lại nước lạnh, phơi kiệu hơi héo mặt
Xếp kiệu vào keo thủy tinh, nấu nước giấm đường lót đầy cào keo để độ 10 hôm sau là dùng được. Nhưng làm theo kiểu trên, thì kiệu sẽ ngon, giòn hơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Ra gu chay
Đổ ít dầu vô nồi, cho ít hạt điều vào phi lâý màụ, kế đó xào khoai tây, carrot, đâụ hoà lan, đâụ hột trắng vào xào chung với nhau, nêm chút muối, bột ngọt.
Bánh bò mặn
Bánh bò mặn là một món ăn truyền thống của người Việt, đặc biệt phổ biến ở miền Nam . Với lớp vỏ bánh mềm mịn, nhân tôm thịt đậm đà, bánh bò mặn mang đến một hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Cơm cháy
Ngâm gạo 2 tiếng sau đó đãi sạch, để ráo nước, Khi cơm nếp đã chín, đổ cơm ra khay rồi dùng muôi ướt vừa ấn dàn thật mỏng sao cho chúng giống như một miếng cháy thật.
Tôm kho tàu
Ngoài tôm càng, bạn có thể sử dụng các loại tôm khác như tôm sú, tôm thẻ. Tuy nhiên, tôm càng vẫn được đánh giá là ngon nhất khi làm món kho tàu.
Mứt dừa non
Dừa rửa sạch, lau khô, cắt sợi nhỏ, ướp đường 3 giờ. Lá dứa rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào khăn sạch vắt lấy một chung nước lá dứa, đem trộn chung với dừa.
Thịt bò xào khóm
Thái thịt bò miếng mỏng vừa ăn, ướp với = 1 TSP xì dầu + 1 tsp rượu + 1/4 baking soda + tí tiêu trắng , để thấm độ 30 phút.
Bò viên gân
Thịt bò lúc mua nhờ chợ xay (meat grinder) 2 lần, ướp với các gia vị trên, nhồi cho thật đều. Sau đó cất trong tủ freezer 2 - 3 tiếng, khi mặt thịt vừa cứng là được (đừng để cứng hết, sẽ khó làm).
Lẩu chay
Cà rốt tỉa hoa rửa, chần nước sôi, cho ra rổ xả nước nguội, ngâm trong nước + đá đập nhỏ 15 phút, cho ra rổ xóc ráo.
Canh chua chay
Dầm me, chế vào nồi canh, nêm vừa chua là được, nêm muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn, nhắc xuống, cho các thứ rau ôm, ngò gai, ớt xắt nhỏ vào.
Chả tôm
Bánh tráng cắt làm đôi thoa lòng trắng hột vịt lên để bánh tráng mềm, đặt tôm lên trên, rê tôm tràn dài tới 2 đầu bánh tráng và cuốn lại, sau khi cuốn, chả tôm thật thon, đều, đẹp, không quá mập nhìn chả tôm rất xấu.
Brownies chocolat với hột hạnh nhân
Bơ cắt ra từng miếng nhỏ, sôcôla bẻ ra từng miếng nhỏ, để vô nồi để trong một cái nồi nước sôi khác cho sôcôla chảy.
Gỏi cá cơm phú quốc
Cá cơm sử dụng loại đã ướp gia vị, sấy khô. Nếu không có loại cá này, có thể dùng cá cơm tươi, ướp gia vị mang sấy ráo nước, không quá khô cứng. Nếu dùng cá cơm khô thì rửa sạch, để ráo, xào chín với gia vị.
Súp tôm bắp
Phi dầu với hành tỏi băm cho thơm, cho tôm vào đảo đều, thêm nước vào đun sôi, dùng nước luộc nấu từ xương gà hoặc xương lợn thì ngon hơn
Chè nếp cẩm
Ngâm gạo nếp cẩm trong 8 tiếng hoặc để qua đêm, vo gạo sạch, cho vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước vào đun sôi, vặn nhỏ lửa để sôi âm ĩ trong 20 phút, hạt gạo chín mềm
Bánh kem (hướng dẫn cách làm)
Đổ hỗn hợp trứng sữa trở lại vào bình cùng với phần sữa còn lại. Đun nhỏ lửa, nấu hỗn hợp cho đến khi có màu hồng, dùng một cái muỗng gỗ để quậy cho đến khi đặc (đun trên lửa không quá 82 độ C)
Kem lòng trắng trứng luộc: hướng dẫn cách làm
Múc mỗi lần một muỗng canh hỗn hợp cho vào trong nước nóng. Luộc chúng trong nước trong 5 - 7 phút trên lửa nhỏ. Lọc và để qua 1 bên khoảng 10 phút cho nguội. Trộn với kem vani.
Dưa giá muối
Pha hai thìa đường vào 3 thìa dấm lớn, một thìa gia vị cùng với một bát con nước đun sôi để nguội rồi đổ vào âu để muối giá. Khoảng 6-7 tiếng là giá có thể đã chua và ăn được.
Nấm mối
Nhưng ngon nhất là những chiếc bánh vừa mới tráng, xông hơi nóng vào mặt, vừa giòn vừa béo vừa ngọt hòa trong vị đắng, chát, chua của các loại rau quả.
Bún riêu chay
Đậu nành ngâm cho nở, bỏ vào Moulinex xây ra với 2 lít nước ấm, vắt lấy nước đặt, đừng để nước vào nhiều quá thì sẽ không có riêu nhiều.
Rau câu bọc trái cây
Phân lượng thông thường là 10g bột rau câu (agar) + 900g nước sẽ cho 1 kg rau câu. Nên đổ thử, gia giảm trong khoảng 100g - 200g, nước hoặc hơn cho mỗi 10g rau câu) + 200g đường.
Cách làm tôm bách hoa
Quết phần tôm này lên bánh mì, rắc thêm một ít bột năng, đặt tôm lên trên. Dầu thật sôi, cho bánh mì đã quết tôm vào chiên vàng.
Gỏi măng chua tôm thịt
Trộn đều tất cả, nêm lại tùy khẩu vị với ít chanh vắt, chút đường và sau cùng là khoảng một nửa muỗng cà phê muối.
Gỏi cá cơm
Món gỏi cá cơm không thể thiếu đĩa rau sống: rau xà lách, cải tầu ô, cải canh xanh mướt, dăm trái cà chua chín đỏ và đôi ba trái chuối chát được xắt lát mỏng trộn đều.
Bánh phở cuốn ruốc tôm
Trứng đánh thật bông, tráng thật mỏng, cắt miếng như bánh phở. Hành, tỏi khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá, rau mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Đu đủ xanh hoặc su hào gọt vỏ, thái miếng nhỏ và mỏng để làm dưa góp.
Sa lát nướng
Cho khoai tây, bí đỏ, cà tím vào đĩa nướng, rưới lên ít dầu, nêm gia vị và trộn đều. Đun nóng lò nướng đến 250 độ C rồi cho đĩa vào nướng khoảng 10 phút.