Chè kho
Điểm khác nhau về nguyên tắc thành phẩm là chè đậu xanh sẽ bị nứt mặt và bở khi để nguội chứ không kết dính, chắc và dẻo như chè kho
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vật liệu
Chè kho thuần túy được làm bằng bột đậu xanh khô với quy trình chế biến như sau: Đậu xanh hột ngâm nước qua một đêm 12 tiếng đồng hồ, hôm sau đãi sạch vỏ và mầm đậu (phầm mầm non nhú ra ở một đầu hột đậu), trải mỏng ra nia, sàn phơi cho thật khô. Sau đó đem rang với lửa vừa cho đậu thật chín rồi để nguội và đem xay thành bột mịn. Đây là chi tiết về loại bột đậu xanh dùng làm chè kho, các bạn nên phân biệt cho chính xác kẻo lầm lẫn với loại bột đậu xanh nấu chín, tán nhuyễn.
Về hình thức chè kho khá giống chè đậu xanh đánh, làm bằng bột đậu xanh nấu chín. Điểm khác nhau về nguyên tắc thành phẩm là chè đậu xanh sẽ bị nứt mặt và bở khi để nguội chứ không kết dính, chắc và dẻo như chè kho.
Mời bạn thử làm và lưu ý hãy làm từng ít một - ngay cả người chuyên nghiệp cũng vậy - vì làm với số lượng lớn rất khó làm và.. mỏi tay.
1kg bột đậu xanh khô.
1kg đường (có thể sử dụng đến 1,5kg đường / 1kg bột đậu với mục đích để lâu, tùy yêu cầu và khẩu vị nếu để ăn trong vòng vài ngày, giãm lượng đường tùy thích trong khoảng vài trăm gram).
100gr mè trắng rang vàng.
20gr (½ muỗng soup) quế vỏ (cinnamon bark) hoặc 5gr (1 muỗng cà phê ) quế bột.
100gr gừng già.
1 trái thảo quả (cardamon - đây là một loại quả thường ở dạng khô, một trong những món gia vị hay dùng nấu phở; nếu có, món chè kho sẽ có vị đặc trưng hơn).
Khuôn nhôm, thành cao chừng 2cm, phẳng đáy. Dầu ăn hoặc ít lá chuối rửa sạch. Nước ấm.
Thực hành
Giã nhuyễn gừng quế; thảo quả nướng sơ, giã cho nhuyễn mịn rồi cho vào nồi với ¾ lít nước, nấu nhỏ lửa cho tan gia vị, lược qua một túi vải nhỏ, luợc bỏ xác gia vị. Cho đường vào nước gia vị nấu cho tan đường, nếu cần thêm vào chút nước cho hỗn hợp ban đầu không đặc quá, đường sẽ dễ tan mà không cháy, để thật nhỏ lửa, sên (là một từ chuyên dùng của bếp VN, có nghĩa là nấu nhỏ lửa cho một hỗn hợp đường và các loại thực phẩm khác cô đặc lại. Đặc biệt từ "sên" chỉ dùng với những hỗn hợp có đường như khi làm các loại mứt, kẹo. Còn không có đường thì người ta không dùng từ "sên", thí dụ với các loại hỗn hợp bột, khi muốn làm đặc lại thì người ta sẽ gọi là "cháo") cho đến khi nước đường hơi đặc lại.
Cho bột đậu xanh vào một nồi kim loại dày. Dùng nước ấm cho vào bột đậu xanh từ từ từng ít một, vừa cho nước vào vừa dùng đũa quậy nhồi, làm chậm chậm cho đến khi thấy bột nở đặc và nặng tay thì không châm thêm nước nữa, châm phần nước đường vào đảo trộn thật đều rồi bắt lên bếp, mở lửa thật nhỏ chỉ vừa nóng ấm - Và đây là khâu cần đến sự kiên nhẫn lẫn sức khoẻ của bạn - một tay dùng khăn lót quai nồi, tay kia dùng đũa cả - loại đũa lớn - quấy liên tục từ tốn và đều tay, không ngừng tay, không để bột bén nồi, quậy cho đến khi bột đặc quánh lại thành một khối khá nặng tay, dậy mùi thơm, bóng đường và không có bột bám nồi là khối bột đạt yêu cầu.
Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn hoặc lót vào tấm lá chuối sạch, đổ khối bột vào, khoả bằng cho chè mỏng đều chừng 2cm. Rắc đều mè rang lên mặt chè rồi nhấn nhẹ tay cho mè bám dính. Để nguội chè sẽ đông lại, dùng dao mỏng xắn thành miếng. Chè kho đạt yêu cầu là khô, dẻo, cầm không dính tay. Ngọt đậm và thơm mùi quế, thảo quả.Nếu để nguội mà chè không đông lại là chưa đạt độ đặc đúng yêu cầu.
Vào dịp Tết, người ta thường cho thêm vào ít mứt bí cắt hột lựu hay mứt dừa cắt sợi khi bột đã gần được. Chè kho gói giấy bóng kiếng đủ màu cũng là một trong những phẩm vật dùng bày trên bàn thờ tổ tiên ông bà vào dịp Tết nhất.
Bài viết cùng chuyên mục
Cá hồi kho dứa
Lót một lớp dứa vào nồi, rồi cho đầu hành lá đập dập, xếp cá lên, nêm nước mắm, đường, nước mầu, dầu ăn. Trên cùng cho dứa. Ướp khoảng 30 phút.
Tôm nấu cari
Hành tây, ớt xanh Đà Lạt, ớt đỏ Đà Lạt, cà chua, ớt đỏ cay bỏ hạt, hành hoa, cần tỏi tây, dứa chín, thái hạt lựu, hành tỏi khô băm nhỏ.
Sa lát thập cẩm kiểu Pháp
Đưa ớt Đà Lạt vào nướng trong lò, cho hơi cháy vỏ, lấy ra gói giấy nhôm, để nguội, lột vỏ, bỏ hột, xắt sợi.
Cách làm cá cuốn bún
Đun nước sôi cho thì là và cọng hành vào chần chín vớt ra rồi cho gừng vào đun, Khi nước sôi lại cho cá vào luộc chín.
Trứng gà muối
Cứ 1 lít nước các bạn sẽ cho tương đương là 100grs muối vào và nấu sôi cho tan muối rồi nhắc xuống để 24 giờ sau sẽ sử dụng, sẽ tính được số nước cần dùng
Gỏi măng chua trộn vịt quay
Măng chua trần qua nước sôi, để nguội, vắt ráo. Vịt quay lọc bỏ xương, xé nhỏ. Rau húng quế rửa sạch, để ráo nước thái nhỏ. Đậu phộng cho vào cối giã hơi dập.
Thịt dê xào lăn
Không nhất thiết món xào lăn phải có thêm loại phụ gia này nhất là khi dùng để ăn cơm nhưng nếu để phục vụ quý ông khi uống bia thì các bà nội trợ VN thường cho thêm vào ít hột đậu phụng rang vàng, đải vỏ.
Bánh ít trần
Chảo nóng, khử hành tỏi cho thơm, cho thịt vào xào sơ, cho tiếp tôm vào, nêm vừa ăn, cho củ hành vào xào sơ, nhắc xuống.
Bánh cà phê
Cho sữa đặc có đường vào thố thủy tinh, đổ nước sôi vào 1 phần 3 hộp chứa sữa khuấy đều, cho thêm nước nguội vào vừa đến miệng hộp, cho vào thố sữa khuấy đều.
Thịt bò xào củ sen: hướng dẫn cách làm
Thịt bò ngoài phi lê hoặc thăn, có thể sử dụng các phần thịt bò khác như bắp bò, gầu bò, tuy nhiên, nên chọn những phần thịt mềm để món ăn ngon hơn.
Nem chua (miền nam)
Thịt cắt bỏ mỡ và bạng nhạng, dùng khăn mỏng, lăn quanh khối thịt, bóp đều cho nước thịt thấm vào khăn, cắt thịt thành từng liếng mỏng, trải thịt vào một cái khăn khác.
Chuông ngân
Cho khoai tây chín nhuyễn, muối, bột ngọt vào chén trộn đều, cắt nấm đông cô, măng, cà rốt thành sợi như que diêm, cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng, cho các sợi vừa cắt vào xào
Thịt phay cua giấm
Rau sống gồm xà lách, rau thơm các loại, lặt rửa kỷ, ngâm qua thuốc tím pha loãng 5% trong khoảng 5 phút, vớt ra vẩy ráo. Chuối chát, khế xanh cắt lát mỏng.
Cách làm thịt bò xào củ sen
Đặt chảo sạch lên trên, cho một chút dầu vào rồi cho tỏi, hành, ớt, củ sen, bò vào đảo đều, cho 1 thìa canh dầu hào vào, 1 chút nước nêm gia vị vừa đủ
Gỏi xoài cá trê
Xoài xanh gọt vỏ, cắt lát dày, trộn với 2 muỗng đường rồi cất vào tủ lạnh. Cá trê làm sạch, lọc lấy thịt nạc, cắt sợi, đem chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
Cốm dẹp trộn dừa
Thêm 200gr dừa nạo nhuyễn, cho vào 3 chén nước ấm (chừng 300 cc) vắt lấy nước cốt, nấu với 150gr đường trắng cho tan, trong khi còn đang sôi, múc tưới vào hỗn hợp cốm dừa từ từ.
Rượu cẩm
Xôi nấu bằng nếp than, khi làm rượu xong cho màu rượu rất giống màu lá cẩm nấu ra. Còn chôn dưới đất là một hình thức ủ cất truyền thống, đơn giãn những loại rượu ngắn ngày của vài quốc gia Á đông.
Chè trứng mật ong: hướng dẫn cách làm
Vỏ quất hoặc chanh nạo sợi mỏng rồi băm nhỏ. Đập trứng ra bát to cùng với ba lòng trắng trứng, đánh trứng tan đều. Cho tiếp sữa tươi, 2 muỗng mật ong, 2 thìa bột ngô vào quậy cho tan.
Cách làm mỳ xào tôm
Đậu cô ve đem thả vào chảo nước đang sôi, đun mở vung khoảng 3 phút hoặc cho đến khi đậu chín mềm thì vớt ra rổ và sát nhẹ để bỏ đi lớp vỏ bên ngoài.
Bò tái me
Ướp thịt bò với xì dầu, tỏi, tiêu, đường, dầu ăn. Làm nước mắm đường trộn thịt: 3 muỗng nước mắm + 3 muỗng đường nấu tan. Phi tỏi, xào tái thịt bò, cho nước me vào đảo nhanh tay.
Cá cuộn thịt nấm
Cá lạng lát mỏng. Thịt lợn xay nhỏ, nấm hương, hành khô băm nhỏ. Trộn đều thịt lợn, nấm hương, hành khô, gia vị.
Havana
Đổ đá viên vào nửa bình lắc Cocktail. Đổ nước dứa ép nguyên chất, rượu anh đào, rượi rum vào bình lắc đều. Sau đó rót ra cốc thuỷ tinh Cocktail có sẵn đá viên.
Gà kho gừng miền nam
Cho 1 TSP dầu hạt điều vào nồi phi hành, tỏi, rồi cho thịt gà vào ào sơ, cho ớt, xả chế gia vị vừa ngập thịt gà, nấu lưa nhỏ, khoảng 15 - 20 phút thì ăn được.
Thạch ngô: hướng dẫn cách làm
Thạch ngô là một món tráng miệng độc đáo và ngon miệng. Dựa vào nguyên liệu bạn đã liệt kê, hãy thử làm món thạch ngô.
Gà trộn dưa gừng
Gọt vỏ cà-rốt, rửa sạch, thái sợi nhỏ, ngâm với giấm và đường trong 10 phút. Rửa cần tây, cắt khúc phần cọng. Rửa ớt sừng, thái sợi. Bóc vỏ hành tím, rửa sạch, để ráo, bào mỏng.