Chè cốm

2015-01-16 07:16 AM

Nếu thích ăn cốm nở mềm thì cứ cho cốm vào khi nước đường còn nóng. Chè cốm với nước đường đánh bột thường dùng ăn nguội, nếu ăn nóng thì người ta thường thả cốm vào nước đường nóng mà không đánh bột.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phân lượng tượng trưng cho chừng mươi chén chè với cách nấu truyền thống.

Chuẩn bị 500gr cốm. Xem lại chất lượng cốm, nếu cốm không sạch, thơm cần phải xả nhanh qua một hai lần nước sạch, để ráo.

Hoà tan 3 muỗng súp bột sắn dây (hoặc bột năng, bột bắp) với 1/4 lít nước lọc, để riêng.

Nấu tan 1 lít nước với 400gr đường cát trắng hoặc 150gr đường phèn, trong khi nước đường đang sôi châm từ từ nước bột vào, vừa châm khuấy đều tay, thấy nước đường hơi sánh lại là ngưng, không cần thiết phải dùng hết số nước bột, nước đường chỉ cần sánh là được chứ không sệt lại. Tắt bếp, để nước đường hơi nguội bớt, vừa rắc cốm vào vừa đảo đều, tùy thích lượng cốm ít nhiều trong nước đường.

Nếu thích ăn cốm nở mềm thì cứ cho cốm vào khi nước đường còn nóng. Chè cốm với nước đường đánh bột thường dùng ăn nguội, nếu ăn nóng thì người ta thường thả cốm vào nước đường nóng mà không đánh bột. Tùy ý thích chè ngọt ít nhiều để gia giảm đường. Nếu có điều kiện, thả một hai cánh hoa bưởi hoặc hoa lài tươi vào nước đường dang sôi.

Một hình thức khác "hiện đại" hơn của chè cốm là người ta nấu những loại chè như sâm bổ lượng, đậu xanh hột... và rắc thêm cốm vào.

Bài viết cùng chuyên mục

Lịch củ tương me

Nếu nướng thông thường người ta đốt than đước hoặc than gáo dừa cho đỏ rực, đặt vỉ nướng rồi để cá lên, trở qua lại vài bận đến khi thấy vừa chín là lấy ra ngay.

Cách làm ốc nhồi nấu chuối

Ướp thịt với tỏi băm, riềng, mắm tôm, mẻ, muối, đường, để 10 phút. Xào thịt, cho nước vào, tiếp tục đun, Ướp chuối với nước nghệ, mẻ, mắm tôm, muối, đường, xào sơ.

Bánh tôm chiên

Tôm sú rửa, xóc ráo, ướp muối ớt, để ngấm 15 phút, cho vào rổ thưa ráo nước, xếp vào rổ hấp, cho vào xoong hấp chín, đem ra bóc vỏ + bỏ đầu chừa đuôi.

Mì quảng

Phần rau sống, chúng ta dùng bắp sú bào mỏng + hoa chuối thái mỏng, trộn với giá sống, rau húng nhủi, tía tô, rau răm, và ít xoài sống bằm nhỏ, hoặc táo xanh thái sợi (ngâm dấm) nếu không có xoài xanh.

Giò heo giả cầy: hướng dẫn cách làm

Trộn hỗn hợp gia vị vào thịt, để qua 1 giờ, bắc lên bếp, xào cho thịt săn lại rồi châm nước sôi vào sấp mặt thịt, hầm nhỏ lửa cho đến khi thịt mềm

Tôm, tép rang dừa

Tép rang dừa ăn cùng cháo trắng, mùi thơm của gạo nếp tỏa ra thật hấp dẫn, khi ăn ta cảm nhận được hương vị đậm đà của gạo nếp thơm, dẻo ngọt cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị ngọt của tép.

Tôm sú rang ruốc

200 g tôm sú hoặc tôm đất, tôm bạc con lớn. Tôm đất luôn cho vỏ rất giòn sau khi làm, tôm sú và tôm bạc thì vỏ hơi cúng. Để vỏ dùng kéo cắt bỏ đầu râu - và tỉa bớt chân, để đuôi lại cho đẹp.

Bánh phở cuốn ruốc tôm

Trứng đánh thật bông, tráng thật mỏng, cắt miếng như bánh phở. Hành, tỏi khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá, rau mùi nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Đu đủ xanh hoặc su hào gọt vỏ, thái miếng nhỏ và mỏng để làm dưa góp.

Cách làm tôm bó ngó sen

Thịt gà ướp gia vị vừa ăn, chiên vàng, Rưới thêm nước dừa cho gà ngấm gia vị bên trong, Xé miếng dài 3 cm, dày 1 cm.

Cháo lòng

Huyết heo luộc riêng (bỏ nước) rồi xắt miếng cho vô cháo đã chín. Bớt lại 1 miếng huyết sống để khi gần bắc nồi cháo xuống dầm nhỏ miếng huyết đó cho vô nồi cháọ.

Chuối xốt caramen

Dầu nóng, thả chuối vào chên, lớp dừa áo bên ngoài vàng đều là được, vớt chuối ra, cho vào giấy thấm dầu.

Mực trộn bông cải

Trụng mực và bông cải với nước sôi, muốn bông cải giữ được màu xanh đẹp, bạn chỉ nên trụng vừa chín tới.

Cá hồi hấp dấm

Cắt khúc, thái sợi các loại hành tím, thì là, tỏi, cà rốt, trộn đều giấm đỏ, đường, nước mắm, bột nêm, cho cá lên đĩa, rưới sốt giấm, cho hành lá, thì là, hành tím, tỏi, cà rốt

Cá lóc dầm me

Hai túi me chua, chắt ra lấy phần nước rồi bắc lên bếp sốt với đường, nước mắm ngon, bột ngọt và chút gia vị làm thành sốt me chua. Nấu đến lúc nào phần sốt sánh lại là được.

Chả cá áp chảo

Đặt cá lên vỉ nướng cho đến khi cá chín thơm. Có thể cho cá vào chảo với một ít dầu và áp chảo cho chín.

Bánh bò mặn

Bánh bò mặn là một món ăn truyền thống của người Việt, đặc biệt phổ biến ở miền Nam . Với lớp vỏ bánh mềm mịn, nhân tôm thịt đậm đà, bánh bò mặn mang đến một hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Cá cơm xào dưa cải chua

Phi thơm 2 muỗng súp dầu với ½ muỗng súp hành tím băm, cho cá vào xào chín, đổ ra để riêng. Cho dưa cải, hành tím vào xào mềm với một muỗng dầu ăn.

Giò quả đào

Trải trứng ra và để lên một lớp giò sống, kế đó là một lớp mục nhĩ (xếp mục nhĩ không trùng lên nhau) và tiếp tục 1 lớp giò sống nữa trải đều, sau đó cuốn tròn, chặt lại.

Mực ngũ vị

Cho nước mắm, xì dầu, hắc xì dầu, đường và nước vào nồi đun sôi. Cho gói ngũ vị vào đun 5 phút, đến khi ngũ vị ra mùi thơm.

Yaourt

Khui hộp sữa đặc cho vào thau và đổ vào 1 lon sữa bò nước sôi rồi khuấy lên cho đều, đổ tiếp thêm 2 lon sữa bò nước lã nấu chín để nguội.

Gỏi mít tôm thịt

Gỏi mít tôm thịt là một món ăn đặc trưng của miền Trung, với sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt giòn của mít non, vị tươi ngọt của tôm và thịt, cùng hương vị chua cay mặn ngọt đặc trưng của nước trộn.

Thịt nấu đông theo truyền thống

Chuẩn bị trước ấm nước sôi, châm nước sôi vào nồi thịt ngập mặt thịt khoảng 5cm nấu cho sôi, hạ bớt lửa để sôi nhẹ, dùng vá rây vớt bọt liên tục cho đến khi thấy bọt không còn dậy nữa

Bò kho

Tai vị nướng đen, đem cà thành bột. Phi thơm hành tỏi với mỡ rồi đổ dầu hột điều vào phi thơm sau đó cho tiếp bột tai vị cùng với ngũ vị hương vào đảo để có màu đẹp rồi nhắc xuống.

Củ Sen hầm thịt

Hầm chân giò cho nhừ, tiếp tục cho củ sen vào hầm khoảng 10 phút, nêm nếm cho vừa ăn, cho thêm một ít đường cho dịu nước hầm, dùng nóng

Bồ câu quay da dòn

Cho bồ câu đã ướp vào lò, quay cho đến khi da bồ câu giòn và vàng đều, hoặc hấp chín bồ câu, vớt ra để nguộị, dầu sôi, xối lên mình bồ câu cho đến khi da vàng đều.