- Trang chủ
- Thông tin
- Phương thức thực hiện ăn uống, sinh hoạt
- Cách làm cà muối
Cách làm cà muối
Nếu là cà đĩa thì chỉ cần cắt bỏ cuống cho sát vào thân cà rồi xẻ dính hay còn gọi khía trái cà ra làm bốn, có nghĩa là cắt sâu vào thân cà thành bốn múi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chọn cà
Hai địa danh nổi tiếng nhất VN về việc trồng được giống cà rất ngon là làng Láng hay còn gọi là làng An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội (làng Láng còn nổi tiếng về loại rau thơm hay được gọi là rau húng Láng) và huyện Cái Sắn, Kiên Giang ở miền Nam.
Có hai loại cà thường dùng để muối chua là cà pháo và cà đĩa. Cà pháo trái nhỏ, kích cỡ trung bình bằng đầu ngón tay cái và cà đĩa (người Bắc hay gọi là cá bát, cà dừa) có cỡ lớn từ cái chén ăn cơm hoặc hơn nữa. Cà dùng để muối là cà xanh sống, vỏ còn sắc trắng, cả hai loại cà này nếu để chín trên cây đều trở màu vàng. Nếu chưa có kinh nghiệm lựa cà thì phải cắt ngang làm hai để quan sát phần hột. Nếu cà còn non, chưa có hột thì khi muối xong sẽ bị mềm chứ không dòn; cà già thì ruột cà đặc hột, muối xong rất hăng chứ không thơm và lại còn bị dai nữa. Cà vừa nhất dùng để muối là khi cắt trái cà ra thấy phần hột trong ruột cà chỉ vừa tượng đủ hột nhưng có sắc trắng chứ không vàng. Cà vừa hái xong làm càng tươi càng tốt. Đối với nhiều người, khi nói đến cà muối thì chỉ biết đến cà pháo, thực sự cà đĩa tuy vẫn được dùng để muối nhưng không quen thuộc lắm.
Sơ chế cà
Cà pháo và cà đĩa đều sơ chế như nhau. Trải cà ra nia, khay, phơi ra nắng trong khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ (tùy nắng lớn hay không) cho vừa héo mặt, đem vào nhặt bỏ cuống theo hai cách:
Nếu là cà pháo, dùng dao mỏng, bén... cắt cuống trái cà còn khoảng chừng 5 ly rồi cạo nhẹ phần vỏ xanh của cuống (cách này phải làm tỉ mỉ từng trái và đây cũng chứng tỏ sự khéo tay của cánh phụ nữ trong nhà khi dọn đĩa cà ra mà trái nào cũng còn một phần cuống nhỏ. Thực khách vừa ăn vừa trò chuyện, thay vì dùng đũa lại dùng tay nhón lấy cuống một trái cà, đưa vào miệng cắn nghe "phụp" một miếng xong là thả cái cuống lại vào mâm cơm).
Cách thứ hai là cắt bỏ cuống nhưng không không cắt phạm vào vào phần thân cà mà chỉ cắt vừa hết phần cuống.
Nếu là cà đĩa thì chỉ cần cắt bỏ cuống cho sát vào thân cà rồi xẻ dính hay còn gọi khía trái cà ra làm bốn. Có nghĩa là cắt sâu vào thân cà thành bốn múi nhưng không cắt đứt hẳn mà vẫn còn dính vào nhau một phần trong ruột trái cà. Cà đĩa trái lớn, thân dày, phải khía ra để cà dễ thấm muối hơn.
Cà sau khi làm cuống và khía bốn, rửa lại qua nước sạch và để ráo.
Muối cà
Từ miền Bắc vào đến miền Nam VN có đến vài cách muối cà khác nhau.
Muối nén
Đây là cách muối cà truyền thống và xưa nhất ở miền Bắc, nhằm cung cấp một loại thực phẩm có thể dùng dự trữ từ tháng này qua tháng khác. Sau khi sơ chế cà người ta dùng một cái vại, lu... bằng sành, miệng rộng cho vào cứ một lớp cà rồi đến một lớp muối, dùng một tấm mê rổ dày hoặc cả một tấm gỗ mỏng đặt lên lớp cà trên cùng rồi dùng vật nặng như cả một tảng đá nén cho thật chặt cà trong vại lại, đậy kín nắp vại để qua đến 15 – 20 ngày sau là cà chín, tùy thích chế biến hoặc ăn ngay. Ở một số vùng sâu, vùng xa của miền Bắc hiện tại vẫn còn muối cà bằng cách này. Tại các thành phố nói chung cho đến miền Nam VN cách muối cà bằng nước muối vẫn phổ thông hơn.
Muối nước
Cách muối cà bằng nước muối cho ra cà muối ăn được trong khoảng 10 ngày trở lại tùy vào nồng độ nước muối.
Nếu nhiều muối, cà sẽ lâu chua; ít muối cà sẽ mau ăn được nhưng dê hư. Nhưng trươ î ác tiên chúng ta phải tạm sử dụng một công thức chuẩn ban đầu: 1 lít nước + 50gr muối. Và công thức thứ 2 là: 1 lít nước / 30gr muối; công thức thứ 3: 1 lít nước / 70gr muối. Hãy làm ba hũ cà muối với độ mặn khác nhau như vậy.
Cứ mỗi 1kg cà sử dụng 50gr tỏi lột vỏ cắt lát mỏng + 50gr gừng lột vỏ, cắt sợi.
Nấu sôi hỗn hợp muối nước rồi để nguội hoàn toàn và hãy cứ nấu dư thành vài ba lít, các bạn không phải chỉ dùng nước muối một lần mà còn phải dự trữ để châm thêm.
Dùng hũ thuỷ tinh miệng rộng, có nắp đậy, cỡ vừa đủ làm số cà muốn muối. Cho cà vào với gừng tỏi nhưng chỉ cho vào khoảng 3/ 5 dung tích hủ, dùng vài nan tre mỏng hoặc một tấm mê rổ, một đĩa sứ nặng vưa đu â ã bỏ lọt qua miệng hủ... đè dằn lên mặt cà sao cho khi châm nước muối vào cà không nổi lên khỏi mặt nước muối. Châm nước muối vào hũ cao hơn mặt cà chừng 5cm. Để qua ngày hôm sau thăm chừng nếu thấy mực nước muối rút xuống thì châm thêm nước muối vào cho mực nước lúc nào cũng phải cao hơn mặt cà chừng 5cm. Nếu để cà nổi lên khỏi mặt nước muối cà sẽ bị ố đen.
Để qua 3 - 4 ngày nếu thấy mặt nước muối nổi lên lớp váng mỏng là do hỗn hợp muối + nước thiếu độ mặn cần thiết, chưa än bằng cách đổ bỏ nước muối cũ đi, nấu mẻ nước muối khác để nguội châm vào.
Trái cà sau khi muối đúng ngày sẽ phồng căng,vỏ ngoài thấy trắng trong chứ không còn trắng đục và cắn thấy dòn xốp.
Mỗi khi lấy cà ra ăn phải nhận phần cà còn lại trong hũ dưới mặt nước muối.
Muối xổi
Cũng là cách muối nước nhưng cho cà trở chua nhanh trong vòng 2 -3 ngày, nhưng cách muối này không để lâu được. Pha hỗn hợp mẫu với: 2 lít nước + 50gr muối + 100gr đường + 50 gr gừng tỏi băm, nấu sôi hỗn hợp, để nguội rôi châm va ì âo hũ cà đã sơ chế và dằn gài kỹ.
Vài cách chế biến cà sau muối
Cà sau khi muối chua là có thể dùng ăn ngay, nếu là cà đĩa thì cắt miếng nhỏ; cà pháo tùy trái, nếu trái lớn cắt hai... Lấy cà ra khỏi hũ, tùy thích, rửa qua với chút nước lọc cho bớt vị mặn của muối... Ăn kèm các loại canh như rau đay nấu cua đồng, mồng tơi mướp, rau muống... Hoặc chấm cà với chút mắm ruốc pha tỏi ớt băm v.v... Với riêng cho loại cà pháo muối chua có thể làm thành các món như:
Dầm tương
Dùng loại tương Bắc làm bằng đậu nành hột xay hoặc không xay nhuyễn. Các bạn ở Cali. USA hay Paris đều có mua dễ dàng ở những chợ VN. Làm từng ít một với cách ăn liền như sau:
250cc tương.
Phi thơm 2 muỗng súp dầu ăn với 2 -3 tép tỏi băm, cho tương vào xào nhỏ lửa, tùy tương mặn ít nhiều nêm đường vào từ từ từng ít một cho có vị ngọt nhẹ la đươ â åc, đổ ra tô, tùy thích cho thêm chút tỏi ớt băm nhỏ. Cắt cà muối ra làm hai ngâm trong tương qua chừng một giờ là ăn được.
Mắm cà
Sử dụng mắm nêm đóng chai, có thương hiệu nghiêm chỉnh để bảo đảm chất lượng.
Làm mắm cà ăn liền: Giả nhỏ ít tỏi ớt. Nấu sôi từng ít mắm với khoảng 250cc tùy chất luợng mắm đang có nêm đường vào từ từ cho vị mắm dịu xuống nhưng không ngọt là được, tùy thích cho thêm tỏi ớt ở mức cay chấp nhận được, để qua chừng một giờ là ăn được.
Làm mắm cà để dành ăn dần:
Cà pháo làm sạch cuống, khía hai trai ca á â, ngâm trong nước muối pha với phân lượng 1 lít nước / 20gr muối, ngâm qua 1 giờ vớt ra cho vào rổ rá để ráo nước muối rồi trải phơi ra nắng cho héo mặt.
Ớt hiểm để nguyên trái - các bạn đừng vội lo là sẽ bị cay, ớt để nguyên trái có tác dụng khử mùi tanh của mắm nêm và chỉ làm cay khi nào bị bể gãy - cứ mỗi kí cà trộn với 30gr ớt hiểm để nguyên trái, cho vào hũ lọ, dằn cài như muối, mắm nêm nấu sôi để nguội, châm vào cho ngập cao hơn mặt cà giống như muối. Để từ một tuần lễ đến mươi ngày là ăn được. Khi ăn tùy thích giã nhỏ ít tỏi ơt vơ á ái đường và trộn đều với từng ít mắm cà.
Với món mắm cà làm theo cách này có nhiều người dùng thêm đu đủ xanh hoặc cuống của cây bắp cải, gọt vỏ,cắt miếng nhỏ, mỏng chừng 2 - 3mm, phơi héo mặt và trộn chung với cà theo phân lượng 2 phần cà + 1 phần lọai phụ gia này rồi mới cho vào hủ.
Ngâm dấm đường
Pha hỗn hợp dấm đường mẫu với: 500cc nước + 200gr đường, nấu tan đường, để nguội; tùy độ chua của dấm mà bạn đang có châm từ từ từng ít vào cho nước đường có thêm vị chua rất nhẹ; giã nhỏ riêng ít tỏi, gừng cắt sợi, riêng ít ớt rồi cho từng ít tỏi gừng vào trước từ từ để có thêm mùi tỏi gừng theo ý riêng sau cùng mới cho ít nhiều ớt vào nếu ăn cay được. Và ớt giã nhuyễn sẽ làm cho hỗn hợp có màu hồng lạt còn nếu như bạn thấy đâu đó một hũ cà muối ngâm dấm đường mà có màu đỏ hồng tươi tắn đẹp mắt thì chỉ có thể là: một, rất cay; hai, có dùng phẩm màu! Lấy cà muối ra, chẻ hai, rửa lại cho bớt nước muối thả ngâm tùy thích vào hỗn hợp dấm đường qua vài giờ là ăn được.
Bài viết cùng chuyên mục
Bún cá rô
Nếu cá có trứng, xẻ bụng lấy trứng ra rửa sạch, trong khi trứng còn sống, dùng dao rọc xé bỏ màng trứng, hoà tan trứng vào trong một chén nước lọc cho trứng rời nhau hẳn ra.
Thiên lý hương
Cho bột khoai sọ, bơ, muối, bột ngọt, bột mì vào chén trộn đều rồi nặn thành 15 viên tròn, giữa mỗi viên tròn ấn lỗ, cho nhân hạt thông vào, đính hạt đậu xanh ở đỉnh, xung quanh tạo hoa văn.
Bún cá hồi (Salmon)
Sau khi trộn đều, cho tô nước ướp vào microwave oven trở lại, nấu tiếp 1 phút hay 1 phút rưỡi cho sôi lên.
Yaourt miền nam
Sửa đặc khui ra đổ vào thau, chế vào thau sửa 1 lon sửa bò nước sôi, dùng muổng khuấy cho sửa tan đều.
Bát bữu bắc kinh
Nước dừa xiêm nấu sôi, cho bao tử, xì dầu, nước mắm vào. Để lửa riu riu. Bao tử mềm cho 2 muỗng súp màu hột điều đỏ vào khoảng 5 phút nhắt xuống. Hột vịt luộc chín, bốc vỏ cắt đoi. Sà lách rửa sạch cắt làm.
Sà lát chân bò con
Chân bò con làm sạch, bỏ vào nước đang sôi, bỏ vào nồi luộc chân bò con 1 bó rau thơm, đậy nấp lại và nấu 2h 30 phút với lửa nhỏ.
Cá nục hấp
Cá: bóc màng, bỏ ruột, chặt đuôi rồi rửa sạch, để ráo. Xong xếp cá vào cặp lồng, ướp với nước mắm ngon, mì chính (bột ngọt), tiêu, vài lát ớt (nếu muốn ăn cay).
Chem chép nướng miền trung
Chem chép ngâm nước và rửa sạch, cạy chem chép lấy vỏ bên nào có dính thịt chem chép, Gia vị trộn đều, lấy muỗng nhỏ để vào từng con chem chép.
Lươn nhồi thịt um heo quay
Lươn khứa cổ, quấn khăn xung quanh lươn và dùng cây gậy để dần lươn, dần khi nào lươn gập lại là được. Sau đó cắt đứt xương lươn và lộn ngược lại lấy hết xương lươn.
Mì xào
Nưóc sôi, bỏ mì tươi vào trụng sơ qua, lấy ra để cho ráo nước, để vào vài muổng dầu mè, xốt lên cho đều.
Bún vịt xáo măng
Trước khi sữa soạn ăn, xếp bún vào mỗi tô, cho trên trên ít măng xào sẵn, rắc ít tiêu bột, cho lên trên dúm lá răm thái nhỏ, xong cho nước lèo nấu sôi lên trên.
Bánh Pomme và Lê
Lòng trắng đánh cho nổi, sau đó để từ từ vào trộn chun g với tô bột, sau đó để rượu hay bột va ni hay 4 giọt dầu hạnh nhân vào, quậy từ từ và nhè nhẹ đó.
Chanh muối
Dùng hũ có miệng rộng vừa đủ, trộn đều cam thảo với muối, sắp vào đáy lọ một lớp muối, trải lên một lớp chanh, phủ muối lên lớp chanh rồi làm tiếp một lớp chanh khác, đến một lớp muối.
Bánh chuối hấp
Bóc vỏ chuối, ngâm với nước muối loãng 30 phút, xả nước, để ráo, thái khoanh tròn dày 5mm, Ướp chuối với 150gr đường, 1 lít nước dão dừa, 1 tí muối.
Rau xào thập cẩm chay
Khoảng 5 phút sau thấy su hào, đậu hoà lan, cà rốt đã hơi chín tái thì tiếp tục thêm ba-rô, nấm, và đâụ hũ chiên vàng vào xào chung.
Cách làm thịt gà chiên xù
Trộn 200g bột với 1 trứng gà đánh tan, khuấy đều, Xem thử bột loãng, đặc, cho chút sữa tươi vừa đủ để khi nhúng thịt vào, bột chỉ bám một lớp vừa mỏng quanh thịt.
Brownies chocolat với hột hạnh nhân
Bơ cắt ra từng miếng nhỏ, sôcôla bẻ ra từng miếng nhỏ, để vô nồi để trong một cái nồi nước sôi khác cho sôcôla chảy.
Tôm, tép rang dừa
Tép rang dừa ăn cùng cháo trắng, mùi thơm của gạo nếp tỏa ra thật hấp dẫn, khi ăn ta cảm nhận được hương vị đậm đà của gạo nếp thơm, dẻo ngọt cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị ngọt của tép.
Mứt ổi
Để đường vào ổi sên cho tối khi dường sệt lại, cho chút vani vào trộn đều nhắc xuống để nguội, bỏ vào keo thủy tinh phơi nắng vài giờ cho mứt trong.
Chạo thịt bò cuộn xã
Mỡ heo và bò phi lê bằm nhuyễn (hoặc dùng máy xay nhuyễn) trộn với giò sống bằm một ít sả, hành tím thật nhuyễn cho vào nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Bánh anh đào: hướng dẫn cách làm
Lấy 24 miếng anh đào từ phần nhân anh đào. Để qua một bên. Múc một muỗng cà phê lớn phần nhân còn lại đổ vào giữa mỗi tách bánh.
Dưa kiệu
Bỏ kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm cho kiệu bớt hăng xả kiệu lại với nước lạnh để ráo. Trộn kiệu với 1 muổng súp muối hột, đem phơi nắng (1 ngày nắng tốt).
Sườn kho tộ
Ướp sườn với muối, xì dầu, để ngấm gia vị. Dầu nóng, cho sườn vào chiên vàng, vớt ra, để ráo dầu. Cho sườn vào nồi, đổ ngập nước, nêm nước mắm, xì dầu, hắc xì dầu, đường.
Cách làm hoa ngũ sắc
Ấn lá vắn thắn vào khuôn bánh, Cho dầu vào chảo, cho khuôn vào chiên, bánh vàng sẽ tự tách ra khỏi khuôn, vớt ra Cho nhân xào vào vỏ bánh.
Thấu Thỏ
Cắt mỡ nhỏ, rán mỡ. Khi thấy tóp mỡ gần vàng thì bỏ 2/3 hành củ đã xắt lát, phi vàng cho thơm. Sau đó bỏ 2/3 tỏi xắt lát vào.