Cách kho cá
Chuẩn bị muối, tiêu, nước mắm, đường, nước màu hay còn gọi là nước màu dừa (một dạng caramel chế biến từ đường nấu cho thành dạng sệt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Món cá kho VN có thể tạm sắp thành hai loại. Một là cá kho nước: món ăn kho hơi lạt, có nhiều nước để dùng chan vào bún, cơm; thường dùng những loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá sòng, cá nục... Hai là cá kho khô: món ăn rất đậm đà, mặn miệng... Sau khi chế biến gần như cạn hết nước và kho không khô hẳn nhưng cũng không có nhiều nước; thường sử dụng những loại cá nước ngọt như cá lóc, cá basa, cá bống, cá kèo, cá cơm... nhưng một vài loại cá biển thân nhỏ như chuồn, trích, nục... vẫn kho khô được.
Trong hai cách kho này, tùy người, tùy vùng... ngoài gia vị thường dùng còn sử dụng vài phụ gia như thơm (dứa) chín; xơ mít chín; chột nưa (một loại cây quen thuộc vùng Bình Trị Thiên VN, họ môn, giống như cây môn ngọt hay cây bạc hà trong miền Nam nhưng có vị khác); mía lau; thịt heo ba chỉ (ba rọi)... và cả nước trà để khử vị tanh. Xin trình bày căn bản, phần chế biến tùy thích các bạn làm thêm với các loại thực phẩm tìm được ở nước ngoài.
Gia vị
Chuẩn bị muối, tiêu, nước mắm, đường, nước màu hay còn gọi là nước màu dừa (một dạng caramel chế biến từ đường nấu cho thành dạng sệt, vị cháy đắng, có màu nâu đỏ đậm. Bếp VN thường dùng nước màu dừa để kho cá thịt, tạo vị đắng ngọt, pha màu... cho vài món ăn khác.
Phụ gia
Tùy ý sử dụng như thơm (dứa) chín cắt miếng nhỏ, cà chua chín cắt miếng bỏ phần hột, xơ mít chín (trái mít chín, sau khi gỡ múi, cắt lấy phần cọng xơ dạng sợi) mía lau róc vỏ, chặt khúc 5cm, chẻ nhỏ, chột nưa đã muối mặn v.v...
Cá kho nước
Các loại cá quen thuộc ở VN để dùng kho nước là các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chuồn, bạc má... Cá thu, cá ngừ thường ở dạng cắt lát dày khoảng 1,5 - 2cm.
Còn như cá nục, cá chuồn... nếu cá dài cỡ chừng 15 - 20cm thì kho nguyên con (sau khi làm sạch và đánh vảy); nếu cá lớn con hơn thì tùy ý cắt khúc ngắn.
- Dùng cỡ nồi vừa đủ. Thí dụ như bạn định kho 6 lát cá ngừ, mỗi lát lớn chừng 2/3 bàn tay người lớn thì hãy chọn một cái nồi cỡ vừa đủ sắp 6 lát cá chỉ thành một lớp vào đáy nồi, đây có thể gọi là một bí quyết nhỏ để cá có chất lượng đồng đều. Lý do khác là trong một bữa cơm VN, món cá kho cũng như các món ăn khác, không làm với số lương nhiê å ìu. Nếu phải kho cá với số lượng công nghiệp để chiêu đãi vài chục người cùng ăn món cá ngừ với bún chẳng hạn thì bạn phải dùng nồi lớn và xếp chồng các lớp cá lên nhau với cách ướp đường cho từng lớp nhưng lớp cá nằm dưới cùng vẫn sẽ ngon nhất.
- Phân lượng gia vị tương đối cho 500gr cá ngừ hoặc các loại đã kể, cho ra vị cá kho hơi lạt: Xếp cá vào nồi, rắc phủ đều lên mặt cá khoảng 50gr đường và đong đường bằng muỗng - nếu đã dùng mấy muỗng đường thì cho thêm chưng đo â á muỗng nước mắm + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê muối + 20gr hành tím lột vỏ, đập dập + ½ muỗng súp nước màu dừa + 2 trái ớt chín đỏ, khoảng 15 - 20gr, để nguyên trái - không bẻ gãy ớt + 1 muỗng súp dầu ăn hoặc mỡ nước. Đậy kín cá, để qua 1 giờ hoặc hơn cho cá thật thấm gia vị. Trong khâu ướp cá, đường sẽ làm cho cá săn chắc và thấm các loại gia vị khác chứ không phải do mắm muối. Nước màu dừa có tác dụng làm cho màu nước cá kho vàng nâu đẹp mắt, nếu dùng nhiều nước kho sẽ có màu đỏ nâu và đắng.
- Những phụ gia có thể dùng cho thêm vào món cá kho nước - nhất là dùng cá ngừ: Thịt ba chỉ heo cắt miếng nhỏ cỡ ½ ngón tay út 100gr thịt / 500g cá; 50gr thơm chín cắt miếng nhỏ hoặc 50gr cà chua chín, bỏ hột, cắt miếng nhỏ; cho vào đáy nồi khoảng 100gr mía lau róc vỏ, chặt khúc ngắn 5cm. chẻ mỏng... Những loại phụ gia này tùy thích sử dụng tất cả hoặc một hai thứ, món cá kho sẽ có nhiều hương vị hơn.
- Nước trà: Cho thêm ít nước trà (người Bắc gọi là nước chè) vào món cá kho nước là thói quen khẩu vị của một số người Trung, người Bắc VN. Dùng nước chè lá tươi đã nấu pha hoặc chè Bắc
Thái Nguyên pha không đậm lắm, cho vào khoảng 50cc / 500gr cá, vị cá kho sẽ trở nhẹ nhàng, làm tăng mùi thơm nước kho và không nghe mùi tanh cá. Nếu ở nước ngoài muốn kho thử mà không có nước trà xanh chẳng hạn, bạn có thể dùng trà Lipton đen loại túi lọc, không nên sử dùng loại trà ngọt có vị cam chanh hay gừng.
- Kho cá: Sau khi ướp cá, bắc nồi cá lên bếp, để vừa lửa, châm thêm vào một lượng nước sôi ngập hơn mặt cá khoảng 2 - 3cm. Khi thấy nước sôi, hạ lửa nhỏ riu riu kho trong khoảng 45 phút, thăm chừng nước, nếu thấy nước cạn phải châm thêm nước sôi để giữ nước kho luôn cao hơn mặt cá, thăm chừng nạc cá vừa săn chắc, nước vẫn cao hơn mặt cá chừng 1 - 2cm là vừa.
- Về việc nêm nước cá kho: Món cá kho nước hay dùng ăn bún tươi cho nên thường kho lạt nhưng tùy khẩu vị, sau khi kho xong cứ nêm thêm chút muối, đường... theo ý riêng. Lưu ý khi dùng nước mắm để nêm vì có nhiều loại nước mắm nếu dùng nhiều sẽ tạo thêm vị chua chứ không phải mặn. Hoặc tùy ý giã nhỏ ít tỏi ớt trong một cái chén, cho vào ít nước cá kho rồi làm loãng ra với ít nước sôi sau đó mới nêm lại với chút muối, đường, nước mắm... và dùng loại nước cá pha lạt này để chan kèm bún tươi, rau sống cắt nhỏ, dưa leo băm.
- Nếu muốn kho lâu hơn cứ tiếp tục để nồi cá trên bếp với lửa thật nhỏ cho đến khi nước kho cạn sấp mặt cá bạn sẽ có vị cá kho đậm đà hơn nhưng cách kho này vì đã dùng nước cho nên nạc cá sẽ có vị khác cách kho khô.
Cá kho khô
Những loại cá nước ngọt thường dùng kho khô là cá lóc (người miền trung VN hay gọi lá cá tràu, cá quả), cá basa
(loại cá da trơn - catfish - nói chung) cắt lát mỏng; cá bóng, cá kèo, cá rô, cá cơm... làm sạch.
- Sử dụng phân lượng gia vị cho 500gr cá kho khô: Xếp cá vào nồi, rắc phủ đều lên mặt cá khoảng 100 - 120gr đường và đong đường bằng muỗng - nếu đã dùng mấy muỗng đường thì cho thêm chừng đó muỗng nước mắm + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê muối + 20gr hành tím lột vỏ, đập dập + ½ muỗng súp nứơc màu dừa + 2 trái ớt chín đỏ, khoảng 15 - 20gr, để nguyên trái - không bẻ gãy ớt + 2 muỗng súp dầu ăn hoặc mỡ nước. Đậy kín cá, để qua 1 giờ hoặc cho đến khi thấy đường tan hết và hỗn hợp nước gia vị phải ngập mặt cá; nếu cá lớn con, nước gia vị không đủ ngập cá thì phải cho thêm ít đừơng + nườc mắm bằng nhau. Bắc cá lên bếp. Để lửa vừa, vừa thấy nước kho chớm sôi phải hạ lửa thật nhỏ chỉ đủ cho nước kho sôi váng hơi và sủi bọt rất nhẹ. (Không châm thêm nước sôi mà chỉ kho cá bằng nứơc đường muối tan ra). Nếm thử nước kho, tùy thích thêm đường hoặc muối theo khẩu vị riêng - thông thường với lượng đường và nước mắm nhiều như vậy chỉ cần nêm thêm chút muối nếu chất lượng nước mắm kém. Kho trong khoảng 1 giờ trở lại, thỉnh thoảng đảo nồi cho cá trở nhẹ, kho cho đến khi nước kho gần như cạn hẳn và sệt quánh lại, miếng cá trở chắc, có màu nâu đỏ thẩm.
- Về món cá kho tiêu: Món cá lóc hay cá kèo kho tiêu chỉ là dạng cá kho khô nhưng cho nhiều tiêu. Tùy thích rắc thêm ít tiêu bột vừa đủ thơm và cay nhẹ khi nước kho bắt đầu quánh sệt, lưu ý nếu cho nhiều tiêu thì ngoài vị cay sẽ có thêm vị đắng nồng rất khó chịu.
- Với cách kho khô này, nếu muốn có nước nhiều để chan vào cơm, xôi nếp... thì khi cá đã thấm ngon, châm thêm chút nước sôi cho bằng mặt cá, để sôi lại là được. Trong món cá kho khô, người miền Trung thường chỉ dùng thêm chột nưa, xơ mít... lót một lớp chừng 2 cm, dưới đáy nồi rồi mới cho cá lên. Nước kho sẽ thấm vào các loại phụ gia này làm thành món ăn phụ rất ngon.
Bài viết cùng chuyên mục
Tôm kho tàu
Ngoài tôm càng, bạn có thể sử dụng các loại tôm khác như tôm sú, tôm thẻ. Tuy nhiên, tôm càng vẫn được đánh giá là ngon nhất khi làm món kho tàu.
Củ Sen hầm thịt
Hầm chân giò cho nhừ, tiếp tục cho củ sen vào hầm khoảng 10 phút, nêm nếm cho vừa ăn, cho thêm một ít đường cho dịu nước hầm, dùng nóng
Thịt nướng Mexico
Ướp các loại thịt đã xắt thành miếng với nấm rơm, lá nguyệt quế, bột ca cao, ớt bột, tỏi, muối, tiêu, trộn đều, ướp chừng 5 đến 6 tiếng để gia vị ngấm vào thịt.
Cách làm nghêu nướng mỡ hành
Quạt hồng lò than, đặt vỉ nướng lên lò, xếp nghêu lên nướng, vỏ nghêu mở ra là được, Khi ăn múc một chút mỡ hành và nước mắm rưới lên nghêu nóng với bánh mì.
Xúp vằn thắn
Hầm xương lợn, lọc lấy nước trong. Cho nấm đông cô vào, nêm gia vị vừa ăn. Trộn tôm, thịt, cà rốt, nấm mèo, nêm gia vị vừa miệng. Để ít phút cho ngấm. Vo lại thành viên, gói vào lá vằn thắn.
Giò thủ
Nếu xào mà độ chảy nhựa chưa đủ, giò sẽ không dính lại với nhau, cũng như ép nén không hiệu quả, giò cũng sẽ không dính chắc thành khối. Làm đúng, khi cắt ra, miếng giò sẽ chắc như miếng chả.
Sườn dê nấu bia sữa
Sườn dê chặt miếng vừa ăn, gân bò xắt khúc sau đó xếp vào nồi đất, rắc nho khô lên trên và rưới rượu vang cùng bia sữa và rắc muối vào.
Bánh lổ tai heo
Thoa chút nước lên miếng bột trắng, rồi đặt miếng bột vàng lên trên. Thoa thêm nước lên miếng bột vàng, rồi từ từ cuốn lại, nhớ khi cuốn phải nén cho nó dính vào nhau.
Bánh mì hấp
Bắt chảo dầu lên, để cũ hành, tỏi và xã vào xào sơ, cho thơm. Sau đó để thịt bò xây với thịt heo xây vào ( để lửa lớn ) để gia vị vào ( muối, tiêu, nước mắm) đừng xào thịt chín quá.
Đậu hũ kho tương
Đậu hũ cắt miêng nhỏ, đem chiên vàng. 1 phần nước lạnh + 1 phần sốt + đậu hũ chiên + 1 TSP tương hột, cho vô nồi, nấu sôi vặn lửa nhỏ lại, nấu khoảng 5 phút thì ăn được.
Chè đậu ván
Ðậu ván ngâm nước ấm pha thuốc tiêu mặn, cho đến khi hột đậu hút đủ nước, vỏ căng tròn, đem rửa cho sạch, bóc vỏ, khéo léo đừng cho hột đậu tách làm hai không đẹp.
Súp tôm chua
Lá thơm rửa sạch, ớt tươi tách bỏ hạt, thái khoanh chéo, Nấm rơm rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo, Tôm rửa sạch, bóc bỏ vỏ, khêu bỏ đường chỉ đen trên lưng.
Gỏi măng
Măng chẻ mỏng thành miếng dày 5 ly, đem luộc 3 nước, để ráo rồi xắt mỏng hoặc tước chỉ dài 5cm, xóc vào măng 1 thìa cafe muối, được khoảng 10 phút cho thêm vào măng 1 chén dấm.
Cách làm khoai tây bọc thịt bò
Cho nước sôi từ từ vào bột khoai tây, khuấy đều cho đến khi bột hơi sền sệt. Trộn bột với khoai tây tán nhuyễn, cho một ít muối, bơ vào trộn đều.
Tôm đậu hủ xào rau
Bắt chảo lên, đổ vào chút dầu, bỏ tàu hủ vào chiên vàng (hay chiên tàu trước cũng được) Khi tàu hủ vàng, bỏ tôm vào , bỏ chút muối, tiêu vào.
Chả lươn
Nhồi hỗn hợp thật kỹ, sau đó giã, đập hoặc quết hỗn hợp nhiều lần cho dai. Vò hỗn hợp thành từng viên bằng quả chanh, ấn viên chả hơi dẹp.
Cháo thập cẩm
Gà luộc chín vớt ra xé miếng vừa ăn.Chảo nóng khử tỏi thật nhiều, tỏi vừa thơm thì cho gạo vào rang vàng. Cho gạo vào nước luộc gà khi nãy nấu.
Thịt bò xào củ sen: hướng dẫn cách làm
Thịt bò ngoài phi lê hoặc thăn, có thể sử dụng các phần thịt bò khác như bắp bò, gầu bò, tuy nhiên, nên chọn những phần thịt mềm để món ăn ngon hơn.
Bò kho
Tai vị nướng đen, đem cà thành bột. Phi thơm hành tỏi với mỡ rồi đổ dầu hột điều vào phi thơm sau đó cho tiếp bột tai vị cùng với ngũ vị hương vào đảo để có màu đẹp rồi nhắc xuống.
Thịt ba chỉ kho nhừ và Rau dền cơm luộc
Thịt ba chỉ rửa sạch, xắt miếng bằng ngón tay trỏ, hành tím bóc vỏ giã nhuyễn. Cho thịt và hành giã vào xoong, xào cho thịt săn lại, chế 2 chén nước dừa vào, cho một chút nước màu, để lửa hơi nhỏ khoảng 20 phút sau thịt nhừ.
Cá đuối xào sả nghệ
Bắt chảo cho dầu nóng, bỏ tỏi bầm và 1/2 củ hành, xào cho hơi vàng, đổ cá đả ướp vào (lửa lớn) trộn đều trên chảo khoảng 3 hay 5 phút, tùy cá có dày thịt hay không.
Canh bún chay
Cho dầu vào chảo, thả một ít hột điều hay ớt mầu vào xào, Khi thấy hạt điều tiết ra mầu đỏ thì vớt bỏ hột xong cho ba rô vào, Đến khi ba rô vàng thơm.
Cá diêu hồng chưng tương
Cá diêu hồng làm sạch, đánh vẩy, mổ bụng. Dùng dao nhọn xẻ sâu và dài 2 đường trên lưng cá nhưng không lấy vi (không lấy xưong sống) và tạo rãnh.
Bò xào mông cổ
Chảo dầu nóng cho tỏi phi cho thơm, cho thịt bò vô xào hơi chín, cho hành tây, ớt khô vô xào chín, rồi cho hành lá vô, tắt bếp.
Sống với bệnh gan
Ngăn ngừa bệnh gan tiến đến xơ gan (sẹo vĩnh viễn của gan) và ung thư gan là ưu tiên số một cho những người sống với một căn bệnh gan mãn tính.