Cá kho
Sau khi ướp cá, bắc nồi cá lên bếp, để vừa lửa, châm thêm vào một lượng nước sôi ngập hơn mặt cá khoảng 2 - 3cm. Khi thấy nước sôi, hạ lửa nhỏ riu riu kho trong khoảng 45 phút, thăm chừng nước.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cá kho nói chung là món dễ học nhưng khó làm cho ngon nếu không kiên nhẫn; người nấu phải mất thì giờ và đặt cả tinh thần chăm sóc miếng ăn cho gia đình nếu muốn thể hiện qua món cá kho.
Nguyên liệu
Món cá kho VN có thể tạm sắp thành hai loại. Một là cá kho nước: món ăn kho hơi lạt, có nhiều nước để dùng chan vào bún, cơm; thường dùng những loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá sòng, cá nục… Hai là cá kho khô: món ăn rất đậm đà, mặn miệng… Sau khi chế biến gần như cạn hết nước và kho không khô hẳn nhưng cũng không có nhiều nước; thường sử dụng những loại cá nước ngọt như cá lóc, cá basa, cá bống, cá kèo, cá cơm… nhưng một vài loại cá biển thân nhỏ như chuồn, trích, nục… vẫn kho khô được. Trong hai cách kho này, tùy người, tùy vùng… ngoài gia vị thường dùng còn sử dụng vài phụ gia như thơm chín; xơ mít chín; chột nưa (một loại cây quen thuộc vùng Bình Trị Thiên VN, họ môn, giống như cây môn ngọt hay cây bạc hà trong miền Nam nhưng có vị khác); mía lau; thịt heo ba chỉ (ba rọi)… và cả nước trà để khử vị tanh. Xin trình bày căn bản, phần chế biến tùy thích các bạn làm thêm với các loại thực phẩm tìm được ở nước ngoài.
Gia vị
Chuẩn bị muối, tiêu, nước mắm, đường, nước màu hay còn gọi là nước màu dừa (một dạng caramel chế biến từ đường nấu cho thành dạng sệt, vị cháy đắng, có màu nâu đỏ đậm. Bếp VN thường dùng nước màu dừa để kho cá thịt, tạo vị đắng ngọt, pha màu... cho vài món ăn khác) - nước màu dừa thường có bán tại những chợ Việt nam ở hải ngoại; ớt tươi, hành tím khô, dầu ăn hoặc mỡ nước.
Phụ gia
Tùy ý sử dụng như thơm chín cắt miếng nhỏ, cà chua chín cắt miếng bỏ phần hột, xơ mít chín (trái mít chín, sau khi gỡ múi, cắt lấy phần cọng xơ dạng sợi) mía lau róc vỏ, chặt khúc 5cm, chẻ nhỏ, chột nưa đã muối mặn v.v…
Cá kho nước
Các loại cá quen thuộc ở VN để dùng kho nước là các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chuồn, bạc má… Cá thu, cá ngừ thường ở dạng cắt lát dày khoảng 1,5 - 2cm. Còn như cá nục, cá chuồn… nếu cá dài cỡ chừng 15 - 20cm thì kho nguyên con (sau khi làm sạch và đánh vảy); nếu cá lớn con hơn thì tùy ý cắt khúc ngắn.
Dùng cỡ nồi vừa đủ. Để lúc trở cá không bị dính, hay bể cá, mất đẹp.
Phân lượng gia vị tương đối cho 500gr cá ngừ hoặc các loại đã kể, cho ra vị cá kho hơi lạt: Xếp cá vào nồi, rắc phủ đều lên mặt cá khoảng 50gr đường và đong đường bằng muỗng – nếu đã dùng mấy muỗng đường thì cho thêm chừng đó muỗng nước mắm + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê muối + 20gr hành tím lột vỏ, đập dập + ½ muỗng súp nước màu dừa + 2 trái ớt chín đỏ, khoảng 15 – 20gr, để nguyên trái - không bẻ gãy ớt + 1 muỗng súp dầu ăn hoặc mỡ nước. Đậy kín cá, để qua 1 giờ hoặc hơn cho cá thật thấm gia vị. Trong khi ướp cá, đường sẽ làm cho cá săn chắc và thấm các loại gia vị khác chứ không phải do mắm muối. Nước màu dừa có tác dụng làm cho màu nước cá kho vàng nâu đẹp mắt, nếu dùng nhiều nước kho sẽ có màu đỏ nâu và đắng. ( Có người dùng nước tương đen ( hắc xì dầu) nhưng màu sẽ không ra đỏ, mà đen hơn nước màu.
Những phụ gia có thể dùng cho thêm vào món cá kho nước - nhất là dùng cá ngừ: Thịt ba chỉ heo cắt miếng nhỏ cỡ ½ ngón tay út 100gr thịt / 500g cá; 50gr thơm chín cắt miếng nhỏ hoặc 50gr cà chua chín, bỏ hột, cắt miếng nhỏ; cho vào đáy nồi khoảng 100gr mía lau róc vỏ, chặt khúc ngắn 5cm. chẻ mỏng… Những loại phụ gia này tùy thích sử dụng tất cả hoặc một hai thứ, món cá kho sẽ có nhiều hương vị hơn.
Nước trà
Cho thêm ít nước trà (người Bắc gọi là nước chè) vào món cá kho nước là thói quen khẩu vị của một số người Trung, người Bắc VN. Dùng nước chè lá tươi đã nấu pha hoặc chè Bắc Thái Nguyên pha không đậm lắm, cho vào khoảng 50cc / 500gr cá, vị cá kho sẽ trở nhẹ nhàng, làm tăng mùi thơm nước kho và không nghe mùi tanh cá. Nếu ở nước ngoài muốn kho thử mà không có nước trà xanh chẳng hạn, bạn có thể dùng trà Lipton đen loại túi lọc, không nên sử dùng loại trà ngọt có vị cam chanh hay gừng.
(Cũng có người dùng coca thế nước trà, nhưng cá kho có vị ngọt hơn là dùng nước trà).
Kho cá
Sau khi ướp cá, bắc nồi cá lên bếp, để vừa lửa, châm thêm vào một lượng nước sôi ngập hơn mặt cá khoảng 2 - 3cm. Khi thấy nước sôi, hạ lửa nhỏ riu riu kho trong khoảng 45 phút, thăm chừng nước, nếu thấy nước cạn phải châm thêm nước sôi để giữ nước kho luôn cao hơn mặt cá, thăm chừng nạc cá vừa săn chắc, nước vẫn cao hơn mặt cá chừng 1 - 2cm là vừa.
Về việc nêm nước cá kho
Món cá kho nước hay dùng ăn bún tươi cho nên thường kho lạt nhưng tùy khẩu vị, sau khi kho xong cứ nêm thêm chút muối, đường… theo ý riêng. Lưu ý khi dùng nước mắm để nêm vì có nhiều loại nước mắm nếu dùng nhiều sẽ tạo thêm vị chua chứ không phải mặn. Hoặc tùy ý giã nhỏ ít tỏi ớt trong một cái chén, cho vào ít nước cá kho rồi làm loãng ra với ít nước sôi sau đó mới nêm lại với chút muối, đường, nước mắm… và dùng loại nước cá pha lạt này để chan kèm bún tươi, rau sống cắt nhỏ, dưa leo băm.
Nếu muốn kho lâu hơn cứ tiếp tục để nồi cá trên bếp với lửa thật nhỏ cho đến khi nước kho cạn sấp mặt cá bạn sẽ có vị cá kho đậm đà hơn nhưng cách kho này vì đã dùng nước cho nên nạc cá sẽ có vị khác cách kho khô.
Bài viết cùng chuyên mục
Thịt heo xay xào khóm
Khóm gọt vỏ, mắt, rồi cắt miếng tròn ngang trái khóm, bỏ đọt giữa. Sau đó cắt làm 6 (hoặc khóm hộp cắt miếng như trên) xắp ra đĩa.
Cách làm cá hồi nhồi khoai tây
Trộn đậu Hòa Lan với ruột khoai tây, phô mai, cá hồi và gia vị Nhồi nhân vào khoai tây, cho vào xửng hấp vừa chín, để ráo, Chảo nóng, cho khoai vào chiên vàng trước khi dùng.
Thịt gà xào bắp non (Thái)
Cho 1 TBsp dầu ăn vào chảo đun nóng, phi tỏi cho tho8m rồi cho thịt gà vào xào vừa chín tới thì nêm gia vị, thịt gà chín thì cho nấm & bắp non vào đảo đều kế đến khuấy đều nước dùng với bột bắp chế vào chảo.
Mực hấp gừng
Chuẩn bị xửng, nhấc lên bếp đun. Chờ khoảng vài phút, mực chín, lấy ra khỏi xửng. Trong thời gian chờ mực chín, pha mực tôm chua ngọt.
Gỏi mực
Mực lột bỏ lớp da bên ngoài, cắt bỏ hai con mắt, cắt đôi đầu mực, chẻ đôi con mực. Chà muối rửa sạch để ráo. Lạng xéo mặt võng trên con mực, xong xắc miếng vừa dùng.
Chè kho
Điểm khác nhau về nguyên tắc thành phẩm là chè đậu xanh sẽ bị nứt mặt và bở khi để nguội chứ không kết dính, chắc và dẻo như chè kho
Bánh su
Dùng douille tròn (dụng cụ bắt bông kem) bắt bánh trên khay có thoa bơ. Cho vào lò nướng chín vàng. Lấy bánh ra, để nguội, cắt bên hông.
Bánh chuối hấp miền nam
Nồi hấp nấu nước cho sôi, dùng khuôn có tráng dầu để vào. Đổ bột vào khuôn khoảng 1 cm hấp vừa chín, cho lớp chuối vào. Cứ một lớp chuối một lớp bột. Hấp khi thấy bột trong là được.
Mướp đắng dồn thịt
Mướp đắng lựa trái có màu xanh đậm, gai nở to thì ít đắng, dùng dao bén rạch bên hông trái mướp đắng, lấy hết hột, ngâm với nước có pha một chút muối, 15 phút sau vớt ra, để ráo.
Chè hổ tai
Dùng một cái soong sạch không có mùi tanh, nếu có thì cắt đôi một trái canh vắt nước vào và để luôn cả vỏ, đổ lưng so ong nước đậy vung đun sôi 5 phút đổ đi là hết tanh.
Gỏi đu đủ gan bò cháy
Đu đủ bào, bóp với tí muối nếu ăn liền (hoăc ngâm với nước lạnh + 2 tsp vôi ăn trầu khoảng 15 phút , sau đó rửa nước lạnh, để cho thật ráo nước).
Bánh xèo miền nam
Bánh xèo là món ăn dân dã nhưng vô cùng thơm ngon và được yêu thích bởi mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở khu vực miền Nam Việt Nam.
Tôm chua Huế
Loại tôm nào cũng đều làm được, tôm càng tươi càng ngon. Đặc biệt là tôm rằn, lúc chín, có màu đỏ tự nhiên rất hấp dẫn. Chọn tôm tươi sống, đều con, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo.
Hara Kiri
Cho đá viên đầy nửa cốc thuỷ tinh thấp kiểu cổ điển, đổ sirô dưa, rượu rum trắng, nước chanh nguyên chất vào cốc, khuấy đều.
Cá cơm xào dưa cải chua
Phi thơm 2 muỗng súp dầu với ½ muỗng súp hành tím băm, cho cá vào xào chín, đổ ra để riêng. Cho dưa cải, hành tím vào xào mềm với một muỗng dầu ăn.
Cách làm khoai tây bọc thịt bò
Cho nước sôi từ từ vào bột khoai tây, khuấy đều cho đến khi bột hơi sền sệt. Trộn bột với khoai tây tán nhuyễn, cho một ít muối, bơ vào trộn đều.
Súp vi cá chay
Cọng nấm rơm đem luộc để vô chút muối, chín lấy ra cắt khúc 1, 2 phân, lấy bản dao đập dập cho tơi ra làm thịt cua.
Canh bún chay
Cho dầu vào chảo, thả một ít hột điều hay ớt mầu vào xào, Khi thấy hạt điều tiết ra mầu đỏ thì vớt bỏ hột xong cho ba rô vào, Đến khi ba rô vàng thơm.
Nem nướng miền nam
Thịt nạc lựa miếng thịt đỏ hồng, lấy ngón tay ấn vào miếng thịt thấy có sức đàn hồi là miếng thịt ngon, khi làm nem sẽ được dai và dòn, Nhờ người bán xay dùm.
Gỏi xoài cá trê
Xoài xanh gọt vỏ, cắt lát dày, trộn với 2 muỗng đường rồi cất vào tủ lạnh. Cá trê làm sạch, lọc lấy thịt nạc, cắt sợi, đem chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
Chuối xào gừng
Gừng xắt sợi. Bắc chảo lên bếp, cho chuối khô, chuối sứ tươi xắt lát mỏng và đường vào đảo đều trên lửa nhỏ.
Nem cuốn
Bắc chảo lên bếp, vặn lửa nhỏ, để chảo thật khô cho tráng qua một lớp dầu ăn thật mỏng, dầu nóng, đổ nhẹ tay trứng vào tráng thật mỏng.
Nham gò công
Sử dụng khoảng 350 đến 500gr cua sống, cua đang có gạch, chà rửa cua cho sạch bùn đất, gỡ mai cua nạo lấy phần gạch trong mai cua
Phong cầm
Trộn sốt maynonaise với nước cốt chanh, tỏi băm nhuyễn (có thể sử dụng nước cốt tỏi), nêm thêm một ít muối, đường cho vừa ăn.
Hướng dẫn cách làm chè nếp cẩm
Đổ nước dừa dão vào một nồi khác đun sôi, cho đường phên bào mỏng, đường kính và túm lá nếp vào đun, khuấy đều để đường tan hết. Cho tiếp gạo nếp cẩm vào nấu khoảng 3-4 phút (không để sôi) rồi tắt bếp.