- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Vỏ não thị giác: nguồn gốc và chức năng
Vỏ não thị giác: nguồn gốc và chức năng
Vỏ não thị giác nằm chủ yếu trên vùng trung tâm của thùy chẩm. Giống như các vùng chi phối khác trên vỏ não của các hệ thống giác quan khác, vỏ não thị giác được chia thành một vỏ não thị giác sơ cấp và các vùng vỏ não thị giác thứ cấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vỏ não thị giác sơ cấp
Vỏ não thị giác sơ cấp nằm trong diện khe cựa, mở rộng về phía trước từ cực chẩm trên vùng giữa của mỗi vỏ thùy. Khu vực này là nơi dừng của các tín hiệu hình ảnh trực tiếp từ mắt đến. Tín hiệu từ các khu vực điểm vàng của võng mạc dừng ở gần cực chẩm, trong khi tín hiệu từ võng mạc ngoại vi hơn chấm dứt tại hoặc trong tâm vòng tròn từ nửa trước đến cực nhưng vẫn đi cùng khe cựa ở trung tâm thùy chẩm. Phần trên của võng mạc được hiện diện ở phía trên, và phần dưới được hiện diện ở phía dưới.
Hình. Vỏ não thị giác ở vùng khe cựa của vỏ chẩm giữa.
Lưu ý trong hình các khu vực rộng đại diện cho điểm vàng. Tín hiệu được truyền đến khu vực này từ hố võng mạc. Hố có sự nhạy cảm cao nhất về thị lực. Tùy thuộc vào các khu vực trên võng mạc, hố có nhiều sự hiện diện trên vỏ não thị giác sơ cấp gấp hàng trăm lần khu vực ngoại vi nhất của võng mạc. Vỏ não thị giác sơ cấp còn được gọi là vùng thị giác I hoặc vỏ vân vì khu vực này có sự xuất hiện các vân thô.
Vùng vỏ não thị giác thứ cấp
Hình. Truyền tín hiệu thị giác từ vỏ não thị giác sơ cấp đến các vùng thị giác thứ cấp trên bề mặt bên của vỏ chẩm và đỉnh. Lưu ý rằng các tín hiệu đại diện cho hình thức, vị trí chiều thứ ba và chuyển động được truyền chủ yếu vào các phần trên của thùy chẩm và các phần sau của thùy đỉnh. Ngược lại, các tín hiệu về chi tiết hình ảnh và màu sắc được truyền chủ yếu vào phần trước của thùy chẩm và phần bụng của thùy thái dương sau.
Vùng vỏ não thị giác thứ cấp còn gọi là vùng vỏ não thị giác liên hợp, nằm phía bên, trước, trên, và dưới hơn so với vỏ não thị giác sơ cấp. Hầu hết các vùng này cũng gấp ra ngoài qua mặt bên của thùy chẩm và thùy đỉnh vỏ não. Tín hiệu thứ cấp được truyền đến các khu vực này để phân tích ý nghĩa của hình ảnh. Ví dụ, trên tất cả bề mặt của vỏ não thị giác sơ cấp là diện 18 của Brod-mann, đó là nơi mà hầu như tất cả các tín hiệu từ vỏ não thị giác sơ cấp đi tới. Do đó, diện 18 của Brodmann được gọi là diện thị giác II, hoặc chỉ đơn giản là V-2. Các khu vực khác, xa hơn khu vực thị giác thứ cấp có định danh cụ thể -V-3, V-4,... lên đến hơn chục khu vực. Tầm quan trọng của tất cả các khu vực này chính là các mặt khác nhau của hình ảnh quan sát dần dần được chia cắt ra và phân tích.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngoại tâm thu thất: rối loạn nhịp tim
Những người thường xuyên có ngoại tâm thu thất có nguy cơ cao hơn bị rung thất dẫn đến tử vong mà nguyên nhân là do một đợt ngoại tâm thu thất.
Kiểm soát lưu lượng mạch vành
Điều hòa lưu lượng máu. Lưu lượng máu trong động mạch vành thường được điều chỉnh gần như chính xác tương ứng với nhu cầu oxy của cơ tim.
Đại cương về hệ nội tiết và hormon
Hoạt động cơ thể được điều hòa bởi hai hệ thống chủ yếu là: hệ thống thần kinh và hệ thống thể dịch. Hệ thống thể dịch điều hoà chức năng của cơ thể bao gồm điều hoà thể tích máu, các thành phần của máu và thể dịch như nồng độ các khí, ion.
Chức năng thần kinh: xử lý của synap và lưu trữ thông tin
Synap là điểm tiếp nối từ dây thần kinh này đến dây thần kinh khác. Tuy nhiên, điều quan trọng được nói đến ở đây là các synap này sẽ giúp cho sự lan truyền của tín hiệu thần kinh đi theo những hướng nhất định.
Bài tiết dịch tiêu hóa ruột bởi hang Lieberkuhn
Tế bào biểu mô nằm sâu trong các hang tuyến Lieberkuhn liên tục phân chia, và những tế bào mới di chuyển dọc theo màng đáy lên phía trên và ra ngoài tới đỉnh của các lông nhung.
Vận chuyển chủ động các chất qua màng bào tương
Hình thức vận chuyển này được chia làm hai loại, vận chuyển chủ động nguyên phát, và vận chuyển chủ động thứ phát tùy theo năng lượng.
Chức năng của vùng hải mã: vùng kéo dài của vỏ não
Hải mã và các cấu trúc nằm cạnh thùy thái dương và thùy đỉnh, được gọi là khối hải mã liên kết chủ yếu gián tiếp với nhiều phần của vỏ não cũng như các cấu trúc cơ bản của hệ limbic – thể hạnh nhân, vùng dưới đồi, vách trong suốt và thể vú.
Sinh lý tiêu hóa ở dạ dày
Lúc đói, cơ dạ dày co lại, khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ, để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên.
Giải phóng năng lượng từ Glucose theo con đường Pentose Phosphate
Con đường Pentose Phosphate có thể cung cấp năng lượng một cách độc lập với tất cả các enzym của chu trình citric acid và do đó là con đường thay thế cho chuyển hóa năng lượng khi có bất thường của enzym xảy ra trong tế bào.
Kiểm soát cục bộ lưu lượng máu đáp ứng nhu cầu của mô
Lưu lượng máu đến da quyết định sự thải nhiệt từ cơ thể, giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra sự vận chuyển đầy đủ máu đến thận cho phép thận lọc và bài tiết các chất thải của cơ thể, điều chỉnh thể tích dịch cơ thể và chất điện giải.
Đường kính đồng tử: cơ chế quang học của mắt
Khả năng hội tụ tốt nhất có thể đạt được là khi lỗ đồng tử co nhỏ tối đa. Lí giải cho điều đó, với một lỗ đồng tử rất nhỏ, gần như tất cả các tia sáng đi qua trung tâm của hệ thấu kính của mắt.
Chức năng sinh lý của hormone chống bài niệu (ADH)
Khi có mặt ADH, tính thấm của ống góp với nước tăng lên rất nhiều và cho phép hầu hết nước được tái hấp thu qua thành ống, do đó duy trì được lượng nước trong cơ thể và cô đặc nước tiểu.
Chuyển động mắt theo đuổi: chú ý các đối tượng chuyển động
Nếu một đối tượng chuyển động lên xuống kiểu sóng với tốc độ vài lần mỗi giây, mắt đầu tiên có thể không chú ý vào nó. Tuy nhiên, sau một giây hoặc lâu hơn, mắt bắt đầu cử động bằng cách giật.
Phản xạ nhĩ và động mạch phổi điều hòa huyết áp
Ở thành của tâm nhĩ và động mạch phổi có receptor căng gọi là receptor hạ áp, nó giống với thụ thể cảm nhận của động mạch hệ tuần hoàn lớn.
Phế nang: tốc độ thông khí của phế nang
Một trong những chức năng quan trọng của đường hô hấp là giữ chúng luôn mở và cho phép không khí đi lại đến phế nang dễ dàng. Để giữ khí quản khỏi xẹp, nhờ có sụn nhẫn.
Tốc độ cung cấp máu cho cơ
Sự thay đổi lưu lượng máu trong quá trình co cơ. Lưu lượng tăng và giảm với mỗi cơ. Ở cuối thời kì co cơ, tốc độ máu tăng cao một vài giây và quay trở lại trạng thái bình thường trong vài phút sau đó.
Điều hòa bài tiết hormone chống bài niệu (ADH)
Khi dịch ngoại bào trở nên quá ưu trương, do áp suất thẩm thấu nên dịch sẽ đi ra ngoài các tế bào receptor thẩm thấu, làm giảm kích thước tế bào và phát ra các tín hiệu lên vùng dưới đồi để tăng bài tiết ADH.
Vai trò và chức năng của Protein huyết tương
Proteins huyết tương là một nguồn amio acid của mô, khi các mô cạn kiệt protein, các protein huyết tương có thể hoạt động như một nguồn thay thế nhanh chóng.
Thay đổi tuần hoàn của trẻ khi sinh
Những thay đổi cơ bản ở tuần hoàn thai nhi lúc sinh được mô tả trong mối liên quan với những bất thường bẩm sinh của ống động mạch và lỗ bầu dục mà tồn tại trong suốt cuộc sống của một ít người.
Chất dẫn truyền thần kinh: đặc điểm của nhóm phân tử lớn
Sự hình thành các chất dẫn truyền nhóm phân tử lớn này phức tạp hơn, nên số lượng của chúng nhỏ hơn so với nhóm phân tử nhỏ.
Sự điều hòa nồng độ canxi cơ thể người
Ngay khi cơ chế canxi dễ trao đổi trong xương kiểm soát nồng độ canxi dịch ngoại bào, cả hệ PTH và calcitonin đều phản ứng. Chỉ trong 3-5 phút sau sự tăng cấp tính của ion canxi, tốc độ tiết PTH giảm.
Chức năng vận động của thân não
Thân não hoạt động giống như một trạm chung chuyển cho các mệnh lệnh từ trung tâm thần kinh cao hơn. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn luận về vai trò của thân não trong việc chi phối cử động của toàn bộ cơ thể và giữ thăng bằng.
Mắt như cái máy ảnh: cơ chế quang học của mắt
Cùng với cách mà thấu kính máy ảnh làm hội tụ hình ảnh trên tấm phim, hệ thấu kính của mắt cũng làm hội tụ ảnh trên võng mạc. Hình ảnh này sẽ bị đảo ngược và đổi bên so với vật thực.
Ảnh hưởng của lực ly tâm lên cơ thể
Ảnh hưởng quan trọng nhất của lực ly tâm là trên hệ tuần hoàn, bởi vì sự lưu thông của máu trong cơ thể phụ thuộc vào độ mạnh của lực ly tâm.
Block nhĩ thất hoàn toàn (block độ III): chặn đường truyền tín hiệu điện tim
Trong block độ III, không có mối liên quan giữa sóng P với phức bộ QRS vì thất đã “thoát” khỏi sự điển khiển của nhĩ và đang đập theo nhịp của chính nó.