Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào (Active Transport)

2020-07-16 10:58 PM

Có nhiều chất khác nhau được vận chuyển tích cực qua màng bao gồm Na, K, Ca, H, I, ure, một vài đường khác và hầu hết các acid amins.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cùng một thời gian, nồng độ cao của các chất được đòi hủy phải duy trì bên trong tế bào trong khi đó nồng độ bên ngoài lại rất thấp. Điều này hoàn toàn là sự thật, một ví dụ như tế bào luôn phải giữ nồng độ K bên trong tế bào cao hơn rất nhiều so với bên ngoài và ngược lại nồng độ Na bên trong thấp hơn bên ngoài. Chính vì vậy cần có một cơ chế để duy trì một điều như vậy, và điều đó được thực hiện nhờ vào vận chuyển tích cực, tế bào chủ động lấy những chất hay ion cần thiết cho mình mặc dù bên ngoài nồng dộ của các chất này là rất ít. Tức là đã đi ngược lại thang nồng độ.

Có nhiều chất khác nhau được vận chuyển tích cực qua màng bao gồm Na, K, Ca, H, I, ure, một vài đường khác và hầu hết các acid amins.

Vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát

Vận chuyển tích cực được chia thành hai dạng theo nguồn năng lượng được dùng để gây ra sự vận chuyển đó là: vận chuyển tích cực nguyên phát và thứ phát.

Trong vận chuyển tích cực nguyên phát, năng lượng được sử dụng trực tiếp từ việc bẻ gẫy phân tử ATP hay của một vài hợp chất chứa liên kết phosphate cao năng lượng. Trong vận chuyển tích cực thứ phát, năng lượng nhận thứ phát nhận được từ những năng lược được dự trữ ở dạng nồng độ ion khác nhau giữa hai bên màng tế bào, nguồn gốc của sự chênh lệch là từ vận chuyển tích cực nguyên phát. Cả 2 ví dụ, vận chuyển phụ thuộc vào protein mang xuyên màng, đều là khuếch tán được làm dễ. Tuy nhiên, vận chuyển tích cực, chứ năng của protein mang khác với chất mang trong khuếch tns được làm dễ vì nó có khả năng truyền năng lượng tới chất được vận chuyểnđể di chuyển ngược chiều gradient điện hóa(electrochemical gradient).

Vận chuyển chủ động nguyên phát

Cơ chế của bơm natri-kali

Hình. Cơ chế của bơm natri-kali. ADP, adenosine diphosphate; ATP, adenosine triphosphate; Pi, ion photphat.

Các chất được vận chuyển bằng cơ chế chủ động nguyên phát: Na, K, Ca, H, Cl, và một vài ion khác

Cơ chế vận chuyển chủ động được nghiên cứu đến chi tiết nhất là bơm Na-K, vận chuyển Na ra ngoài tế bào, và K từ ngoài vào bênh trong. Bơm này có trách nhiệm duy trì nồng độ Na và K khác nhau giữa hai bên màng té bào, thiết lập điện thế âm bên trong màng tế bào và điện thế dương bên ngoài tế bào.

Ở hình trên, Protein mang là tổ hợp của 2 tiểu phần: tiểu phần lớn α và và tiểu phần nhỏ hơn β. Tiểu phần lớn có 3 receptor để gắn Na và có 2 để gắn K, bên trong phần chia của protein này gần vị trí gắng Na có ATPase hoạt động.

Cơ chế: khi 2 ion K gắn vào bên ngoài của protein mang có 3 ion Na gắn vào bên trong, chức năng của ATPase bắt đầu hoạt động. Nó cắt 1 liên kết phosphat cao năng của ATP biến thành ADP và 1 phosphat, điều này giúp thay đổi cấu hình của bơm và giúp đưa 3Na ra bên ngoài và 2K vào trong tế bào. Và cũng giống như những enzym khác, Bơm Na-K-ATPase cũng có thể tạo ATP từ ADP và phosphat khi thang điện hóa của Na và K chênh lệch ở 2 bên màng đủ lớn để thắng lại quá trình bình thường của bơm.

Một chức năng quan trọng của bơm này là điều hòa thể tích tế bào: nếu không có chức năng của bơm này thì mọi tế bào cơ thể sẽ giãn nở thể tích cho đến khi nổ tung. Trong tế bào có rất nhiều protein và các phân tử khác không thể thoát ra ngoài tế bào, điều đó thì tăng áp suất thẩm thấu của tế bào và làm hút nước vào bên trong tế bào, nhưng khi có cơ chế của bơm này thì lượng ion dương mất đi trong mỗi lần bơm cao hơn 1 phân tử nên cũng làm giảm áp suất thẩm thấu cảu dịch nội bào. Nếu tế bào bắt đầu lấy nước và giãn nở vì bất kì lí do gì, thì bơm Na-K tự động hoạt động mạnh hơn, bơm nhiều ion tra bên ngoài từ đó kéo nước theo và duy trì thể tích tế bào.

Vận chuyển tích cực nguyên phát của ion Ca: ion Ca được duy trì với nồng độ rất thấp trong nội bào, nồng độ bên trong thấp hơn khoảng 1000 lần bên ngoài. Vì vậy cần có 2 quá trình vận chuyển chủđoộng nguyên phát. Một ở trong màng tế bào và bơm Ca đưa ra ngoài tế bào. Bơm khác nữa ở bên trong tế bào của các mạng lưới nội chất với tế bào cơ và mitochodria ở tất cả tế bào.

Vận chuyển chủ động nguyên phát của ion H: tại 2 nơi, mà quá trình vận chuyển ion H là quan trọng nhất đó là (1) dạ dày tuyến của dạ dày (2)và ống lượn xa và ống góp của thận.

Ở dạ dày tuyến, nằm ở thành của tế bào đỉnh có quá trình vận chuyển chủ động nguyên phát. Trong việc tiết ra dịch vị, với ion H và Cl

Ở ống thận, số lượng lớn ion H được tiết từ máu vào nước tiểu mục đich thải trừ ion H cũng theo cơ chế vận chuyển chủ động nguyên phát

Vận chuyển chủ động thứ phát - đồng vận và đối vận

Khi Na được vận chuyển qua màng tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động nguyên phát làm cho nồng độ Na bên ngoài nhiều hơn rất nhều so với bên trong. Gradient nồng độ này tạo ra một dang năng lượng, và điều đó làm khuếch tán Na trở lại bên trong tế bào. Dưới tác động như vậy, Na khuếch tán và có thể kéo theo các chất khác đi cùng. Đó là cơ chế đồng vận chuyển và thuộc dang vận chuyển tích cực thứ phát.

Trong đối vận, ion Na cố gắng khuếch tán vào bên trong tế bào vì nồng độ bên ngoài quá cao. Tuy nhiên, cùng lúc đó, có một chất cũng được vận chuyển từ trong ra ngoài. Vì vậy, ion Na gắn vào protein mang nơi tiếp nhận bên ngoài tế bào, trong khi đó thì chất đồng vận gắn vào vị trí bên trong của protein mang. Một khi cả hai được gắn kết, xuất hiện sự thay đổi về hình dạng protein, và năng lượng được giải phóng bởi ion Na di chuyển vào bên trong gây ra việc chất khác di chuyển ra bên ngoài.

Các cơ chế cho natri đồng vận chuyển glucose

Hình. Các cơ chế cho natri đồng vận chuyển glucose. Đồng vận của Glucose và một số acid amin với ion Na

Đối vận Na-Ca, Na-H: hai cơ chế đối vận quan trọng như hình dưới

Natri vận chuyển ngược canxi và ion hydro

Hình. Natri vận chuyển ngược canxi và ion hydro

Vận chuyển chủ động qua mảng tế bào (Cellular Sheets)

Tại những nơi của cơ thể, các chất có thể được vận chuyển bởi tất cả các con đường qua một mảng tế bào thay vào qua 1 màng tế bào đơn giản. Vận chuyển theo kiểu này xảy ra ở: (1) biểu mô ruột (intestinal epithelium), (2) biểu mô của ống thận, biểu mô của tất cả các tuyến ngoại tiết, (4) biểu mô của gallbladder, (5) màng nhện của não (the choroid plexus of the brain) và một số màng khác.

Cơ chế cơ bản vận chuyển một chất qua 1 mảng tế bào là (1) chủ động ở một bên mảng tế bào và (2) khuếch tán ở bên đối diện.

Cơ chế cơ bản của vận chuyển tích cực trên một lớp tế bào

Hình. Cơ chế cơ bản của vận chuyển tích cực trên một lớp tế bào

Hình trên mô tả cơ chế vận chuyển ion Na qua một biểu mô(ống tiêu hóa, ống thận hay gallbladder). Các tế bào biểu mô được liên kết chặt chẽ với nhau tại các cực bởi khoảng giữa của mối nối được gọi là các chỗ chạm nhẹ. Bờ bàn chải của bề mặt tiếp xúc(lumen) của tế bào thấm được cả Na và nước. Vì vậy, Na và nước khuếch tán dễ dàng từ lumen vào bào tương. Và sau đó tại màng cơ sở và màng bên, Na được vận chuyển tích cực vào dịch kẽ của mô liên kết lân cận và mạch máu. Việc này gây ra chênh lệch nồng độ ion cao qua màng tế bào, nó gây thẩm thấu của nước tốt hơn. Vì vậy, vận chuyển chủ động Na tại bờ bàn chải của tế bào biểu mô, kết quả không chỉ Na mà còn mang theo nước.

Cơ chế này có ở hầu hết các dưỡng chất, ion, và chất khác được hấp thu vào máu từ ruột; nó cũng là cách một vài chất được tái hấp thu ở ống thận.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch huyết: các kênh bạch huyết của cơ thể

Hầu như tất cả các mô của cơ thể có kênh bạch huyết đặc biệt dẫn dịch dư thừa trực tiếp từ khoảng kẽ. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm các phần của bề mặt da, hệ thống thần kinh trung ương, các màng của cơ bắp và xương.

Cường độ âm thanh: xác định bởi hệ thính giác

Sự thay đổi trong cường độ âm thanh mà tai có thể nghe và phân biệt được, cường độ âm thanh thường được thể hiện bằng hàm logarit của cường độ thực tế của chúng.

Tần số âm thanh: định nghĩa nguyên lý vị trí thính giác

Phương pháp chủ yếu để hệ thần kinh phát hiện ra các tần số âm thanh khác nhau là xác định vị trí trên màng nền nơi mà nó được kích thích nhiều nhất, nó được gọi là nguyên lý vị trí trong xác định tần số âm thanh.

Sự di chuyển của trứng đã thụ tinh trong ống dẫn trứng

Progesterone tăng tiết ra nhiều bởi hoàng thể buồng trứng đầu tiên thúc đẩy tăng thụ thể progesterone ở các tế bào cơ trơn ống dẫn trứng, sau đó progesterone kích thích các thụ thể, gây giãn ống cho phép trứng đi vào tử cung.

Sinh lý tiêu hóa ở dạ dày

Lúc đói, cơ dạ dày co lại, khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ, để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên.

Sự thẩm thấu của nhau thai và màng khuếch tán

Trong những tháng đầu của thai kì, màng nhau thai vẫn còn dày vì nó không được phát triển đầy đủ. Do đó tính thấm của nó thấp. Hơn nữa diện tích bề mặt nhỏ vì nhau thai chưa phát triển đáng kể. Nên tổng độ khuếch tán là rất nhỏ ở đầu tiên.

Tiêu hóa Carbohydrate ở ruột non

Những nhung mao lót các tế bào ruột non chứa 4 enzyme, chúng có khả năng cắt disaccharide lactose, sucrose, và maltose, cộng thêm các polymer glucose nhỏ khác, thành các monosaccharide thành phần.

Mắt như cái máy ảnh: cơ chế quang học của mắt

Cùng với cách mà thấu kính máy ảnh làm hội tụ hình ảnh trên tấm phim, hệ thấu kính của mắt cũng làm hội tụ ảnh trên võng mạc. Hình ảnh này sẽ bị đảo ngược và đổi bên so với vật thực.

Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào

Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.

Hormone tăng trưởng (GH) điều khiển sự phát triển các mô cơ thể

Hormone tăng trưởng GH điều khiển làm tăng kích thước tế bào và tăng nguyên phân, cùng sự tăng sinh mạnh số lượng tế bào của các loại tế bào khác nhau như tạo cốt bào và các tế bào cơ còn non.

Bài tiết hormone tăng trưởng (GH) của vùng dưới đồi, hormone kích thích tiết GH, và somatostatin

Hầu hết sự điều khiển bài tiết hormone GH có lẽ thông qua hormone GHRH hơn là hormone somatostatin, GHRH kích thích bài tiết GH qua việc gắn với các receptor đặc hiệu trên bề mặt màng ngoài của các tế bào tiết GH ở thùy yên trước.

Giải phẫu và sinh lý của tụy

Tụy tiết nhiều hormon, như amylin, somatostatin, và pancreatic polypeptide, chức năng của chúng chưa được biết rõ. Mục đích chính là bàn về vai trò sinh lý của insulin và glucagon và sinh lý bệnh của các bệnh lý.

Kiểm soát hoạt động của trung tâm hô hấp và các tín hiệu ức chế hít vào

Tính tới thời điểm này, đã biết về các cơ chế cơ bản tạo ra hiện tượng hít vào và thở ra, nhưng cũng rất cần tìm hiểu xem làm thế nào cường độ tín hiệu điều hòa có thể làm tăng hoặc giảm thông khí theo như cầu của cơ thể.

Phản xạ tư thế: dáng đi ở tủy sống

Ở động vật có xương sống, khi cơ thể bị ngả về một bên thì sẽ xuất hiện các động tác không đồng vận để cố gắng giúp nó đứng thẳng dậy. Phản xạ này được gọi là phản xạ đứng dậy tuỷ sống.

Chức năng hành vi của vùng dưới đồi và cấu trúc liên kết với hệ limbic

Cùng với chức năng thực vật và nội tiết, sự kích thích hay thương tổn vùng dưới đồi cũng gây ảnh hưởng lớn đến hành vi cảm xúc của động vật và con người. Một số ảnh hưởng  hành vi do sự kích thích vùng dưới đồi.

Phản xạ tủy sống gây co cứng cơ

Các xương bị gẫy gửi các xung động về cảm giác đau về tủy sống, gây ra co cơ xung quanh. Khi gây tê cục bộ hay gây tê toàn thân, kích thích đau biến mất, sự co thắt cũng biến mất.

Hoạt động chuyển hóa tế bào của Aldosterol

Aldosterol không có tác dụng vận chuyển natri ngay lập tức; đúng hơn tác dụng này phải chờ hình thành liên tục những chất đặc biệt cần thiết vận chuyển natri.

Cung lượng tim: là tổng máu tuần hoàn qua mô phụ thuộc vào tuần hoàn ngoại vi

Tổng lưu lượng máu của tuần hoàn ngoại vi chính là tuần hoàn tĩnh mạch, và tim hoạt động một cách tự động để bơm máu quay trở lại tuần hoàn chung của cơ thể.

Cơ bắp trong tập thể thao: sức mạnh, năng lượng và sức chịu đựng

Người đàn ông được cung cấp đầy đủ testosterone hoặc những người đã tăng cơ bắp của mình thông qua một chương trình tập luyện thể thao sẽ tăng sức mạnh cơ tương ứng.

Block nhĩ thất hoàn toàn (block độ III): chặn đường truyền tín hiệu điện tim

Trong block độ III, không có mối liên quan giữa sóng P với phức bộ QRS vì thất đã “thoát” khỏi sự điển khiển của nhĩ và đang đập theo nhịp của chính nó.

Tế bào cơ thể người chết theo chương trình: Apoptosis

Ngay cả ở người trưởng thành, tỷ tế bào chết mỗi giờ trong các mô như ruột và tủy xương và được thay thế bằng tế bào mới. Lập trình chết tế bào, tuy nhiên, thường là sự cân bằng sự hình thành các tế bào mới ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Cung lượng tim: nghiên cứu định lượng

Tăng khả năng bơm máu cùng với tăng áp suất khoang màng phổi làm cung lượng tim đạt đỉnh vì tăng hoạt động tim nhưng đường cong lại dịch sang phải vì áp suất khoang màng phổi tăng.

Sinh lý thần kinh bán cầu đại não

Để nghiên cứu các vùng chức năng của vỏ não, người ta phân chia vỏ não theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, cách phân chia vỏ não thành 50 vùng đánh số từ 1 đến 50 của Brodmann là thông dụng hơn cả.

Trao đổi chất qua thành mạch máu: cân bằng starling

Lượng dịch lọc ra bên ngoài từ các đầu mao động mạch của mao mạch gần bằng lượng dịch lọc trở lại lưu thông bằng cách hấp thu. Chênh lệch một lượng dịch rất nhỏ đó về tim bằng con đường bạch huyết.

Sinh lý điều hòa lưu lượng máu não

Lưu lượng máu não của một người trưởng thành trung bình là 50 đến 65 ml/100 gam nhu mô não mỗi phút. Với toàn bộ não là từ 750 đến 900 ml/ phút. Theo đó, não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng nhận 15% cung lượng tim lúc nghỉ.