- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Vận chuyển các chất qua màng bào tương bằng túi
Vận chuyển các chất qua màng bào tương bằng túi
Trong bào tương các túi nhập bào sẽ hoà lẫn với lysosome, các thành phần trong túi nhập bào sẽ bị thủy phân bởi các enzyme
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đây là hình thức vận chuyển cho phép các phần tử có kích thước lớn có thể đi qua được màng tế bào, hình thức này gồm có:
(1) Hiện tượng nhập bào (endocytosis) bao gồm hiện tượng thực bào (phagocytosis), hiện tượng ẩm bào (pinocytosis), hiện tượng nhập bào qua trung gian receptor.
(2) Hiện tượng thải bào (exocytosis)
Hiện tượng nhập bào
Thành phần vật chất ngoại bào được đưa vào trong các túi được tạo thành từ sự lõm vào của màng tế bào
Trong bào tương các túi nhập bào sẽ hoà lẫn với lysosome, các thành phần trong túi nhập bào sẽ bị thủy phân bởi các enzyme và các đơn phân sẽ được đưa vào trong dịch nội bào.
Hiện tượng thực bào
Hình: Hiện tượng thực bào.
1: vi khuẩn hoặc vật thể lạ; 2: giả túc; 3: túi thực bào; 4: màng bào tương.
Bào tương và màng tế bào tạo thành các giả túc ôm lấy vật thể bên ngoài tế bào để vùi vật thể này vào trong lòng bào tương, tại đây vật thể được bọc trong lớp màng xuất phát từ màng bào tương và được gọi là túi thực bào (phagocytic vesicle) hay phagosome.
Chỉ có một số tế bào trong cơ thể thực hiện chức năng thực bào. Các thực bào quan trọng nhất là các bạch cầu trung tính và đại thực bào (macrophage). Hiện tượng thực bào giúp đưa các vi khuẩn, các mãnh vụn tế bào vào bên trong các tế bào có khả năng thực bào.
Hiện tượng ẩm bào
Hiện tượng qua đó các dịch ngoại bào và các phân tử hòa tan ở phía ngoài tế bào được đưa vào bên trong tế bào. Đây là chức năng được thấy ở mọi loại tế bào của cơ thể.
Ẩm bào được thực hiện đơn giản qua sự lỏm vào của màng bào tương để tạo nên túi ẩm bào (pinocytic vesicle) để mang các hạt dịch vào trong lòng bào tương.
Hiện tượng nhập bào qua trung gian receptor
Hiện tượng này diễn ra tương tự như hiện tượng ẩm bào nhưng có tính chọn lọc cao, trong đó tế bào lựa chọn các phân tử hay các vật thể đặc hiệu để đưa vào trong bào tương, nhờ đó mặc dầu nồng độ của chúng trong dịch ngoại bào rất thấp nhưng chúng vẫn có thể đi được vào bên trong tế bào thông qua các protein xuyên màng đóng vai trò receptor đặc hiệu cho chúng trên màng bào tương.
Chất có ái lực với một receptor đặc hiệu được gọi là ligand, những chất này có thể là cholesterol, sắt và các vitamin rất cần thiết cho các quá trình chuyển hóa trong tế bào hoặc các horrmon v.v... nhưng đôi khi đây cũng là đường xâm nhập của một số loại virus trong đó có virus HIV (human immuno- deficiency virus).
Hình: Hiện tượng nhập bào qua trung gian receptor.
a: ligand; b: receptor; c: enzyme tiêu hóa;d: ligand giáng hóa.
Quá trình nhập bào diễn ra theo các bước sau
(1) Ligand gắn với receptor đặc hiệu của nó ở phía ngoài của màng bào tương.
(2) Sự kết gắn này làm vùng màng bào tương ở vị trí phức hợp ligand - receptor lõm xuống tạo thành túi nhập bào (endocytosis vesicle) mang phức hợp nói trên.
(3) Trong lòng bào tương các túi nhập bào hòa lẫn với nhau để tạo nên một cấu trúc lớn hơn gọi là endosome.
(4) Trong endosome các receptor tách khỏi các ligand và chia làm hai phần, phần endosome chỉ chứa các receptor và phần endosome chỉ chứa các ligand.
(5) Phần endosome chứa các receptor sẽ hoà nhập trở lại với màng bào tương để tiếp tục nhiệm vụ.
(6) Phần endosome chứa các ligand sẽ hòa nhập với các lysosome và các enzyme của bào quan này sẽ phân hủy các ligand để sử dụng cho các hoạt động sống khác của tế bào.
Hiện tượng thải bào
Hiện tượng thải bào là hiện tượng các cấu trúc được gọi là túi tiết (secretory vesicle) được tạo thành trong lòng bào tương tiến tới và hòa nhập màng của túi vào màng bào tương để đưa các thành phần bên trong túi vào dịch ngoại bào.
Bài viết cùng chuyên mục
Trao đổi khí ở phổi: vật lý của sự khuếch tán khí và phân áp khí
Áp suất được gây ra bởi tác động của phân tử chuyển động chống lại bề mặt, do đó, áp lực của khí tác động lên bề mặt của đường hô hấp và các phế nang cũng tỷ lệ thuận với lực tác động mà tất cả các phân tử khí ở bề mặt ngoài.
Trí nhớ trung hạn của con người
Bằng cách gián tiếp, mục đích của kích thích cúc tận cùng được thuận hóa ở cùng thời gian cúc tận cùng cảm giác được kích thích gây ra kéo dài tăng độ nhạy của cúc tận cùng cảm giác, thành lập dấu vết trí nhớ.
Phế nang: tốc độ thông khí của phế nang
Một trong những chức năng quan trọng của đường hô hấp là giữ chúng luôn mở và cho phép không khí đi lại đến phế nang dễ dàng. Để giữ khí quản khỏi xẹp, nhờ có sụn nhẫn.
Tác dụng lên thận và tuần hoàn của Aldosterol
Aldosterol làm tăng tái hấp thu natri và đồng thời tăng bài tiết kali trong các tế bào chính của ống thận nhỏ nhưng cũng bài tiết ion hydro để trao đổi với kali vào trong tế bào vỏ ống góp.
Tiếng tim bình thường: nghe tim bằng ống nghe
Các vị trí để nghe tiếng tim không trực tiếp trên chính khu vực van của chúng. Khu vực của động mạch chủ là hướng lên dọc theo động mạch chủ, và khu vực của động mạch phổi là đi lên dọc theo động mạch phổi.
Hệ thống đệm hemoglobin cho PO2 ở mô
O2 có thể thay đổi đáng kể, từ 60 đến hơn 500 mm Hg, nhưng PO2 trong các mô ngoại vi không thay đổi nhiều hơn vài mmHg so với bình thường, điều này đã chứng minh rõ vai trò "đệm oxy" ở mô của hệ thống hemoglobin trong máu.
Các bất thường của áp lực đẩy máu động mạch
Ở người hẹp van động mạch chủ, đường kính của van động mạch chủ khi mở bị hạn chế rõ ràng và áp lực mạch chủ đập cũng giảm rõ bởi vì dòng máu đi ra bị giảm khi qua van bị hẹp đó.
Tuần hoàn phổi: giải phẫu sinh lý tuần hoàn mạch máu và bạch huyết
Động mạch phổi có thành dày bằng 1/3 của động mạch chủ. Các nhánh động mạch phổi ngắn và tất cả các động mạch phổi, thậm chí nhỏ hơn động mạch nhánh và tiểu động mạch, có đường kính lớn hơn động mạch toàn thân tương ứng.
Bài tiết chất nhầy và gastrin ở tuyến môn vị
Tế bào bài tiết một lượng nhỏ pepsinogen, như đã nói ở trên, và đặc biệt là bài tiết một lượng lớn lớp chất nhày mỏng để giúp bôi trơn thức ăn khi di chuyển, cũng như bảo vệ thành của dạ dày khỏi sự phân hủy của các enzyme.
Tái tạo mạch máu để đáp ứng với những thay đổi mãn tính về lưu lượng hoặc áp lực máu
Khi áp lực dòng máu cao trường kì hơn mức bình thường, các động mạch và tiểu động mạch lớn nhỏ cấu trúc lại để thành mạch máu thích nghi với áp lực mạch máu lớn hơn.
Đám rối thần kinh cơ ruột và đám rối thần kinh dưới niêm mạc
Đám rối thần kinh cơ ruột không hoàn toàn có tác dụng kích thích vì một số neuron của nó có tác dụng ức chế; tận cùng của các sợi đó tiết ra một chất ức chế dẫn truyền, có thể là “polypeptide hoạt mạch ruột”.
Lưu lượng của dòng bạch huyết của cơ thể
Bơm bạch huyết làm tăng dòng chảy bạch huyết. Van tồn tại trong tất cả các kênh bạch huyết. Van điển hình trong việc thu thập bạch huyết vào các mao mạch bạch huyết trống.
Kiểm soát huyết áp động mạch: angiotensin II làm cho thận giữ muối và nước
Angiotensin II là một trong những chất kích thích bài tiết aldosterone mạnh bởi các tuyến thượng thận, như chúng ta sẽ thảo luận liên quan đến điều hòa thể dịch và liên quan đến chức năng tuyến thượng thận.
Tủy sống: tổ chức hoạt động chức năng vận động
Mỗi đốt tủy có hàng triệu neurons trong chất xám. Đặt sang một bên các neuron trung gian truyền tín hiệu cảm giác, chúng ta có 2 loại neurons còn lại: neurons vận động tại sừng trước tủy sống và các neurons liên hợp.
Phosphate vô cơ ở dịch ngoại bào
Giá trị trung bình của tổng số lương phosphate đươc đưa ra khoảng 4 mg/dl, thay đổi giữa giá trị bình thường là 3 đến 4 mg/dl người lớn and 4 đến 5 mg/dl ở trẻ nhỏ.
Áp suất thẩm thấu keo của huyết tương
Chỉ có các phân tử hoặc ion không đi qua các lỗ của màng bán thấm gây áp lực thẩm thấu. Các protein là thành phần không dễ dàng đi qua các lỗ mao mạch, chịu trách nhiệm về áp lực thẩm thấu ở hai bên của màng mao mạch.
Chức năng thưởng và phạt của hệ limbic
Hiện tượng kích động được kìm hãm bởi các xung động ức chế từ nhân bụng của vùng dưới đồi. Hơn nữa, hải mã và vùng vỏ limbic trước, đặc biệt là hồi đài và hồi dưới thể chai giúp kìm hãm hiện tượng kích động.
Chức năng trao đổi và vận chuyển khí hô hấp
Sau khi phế nang đã được thông khí, bước tiếp theo của quá trình hô hấp là sự khuyếch tán O2 từ phế nang vào mao mạch phổi và CO2 theo chiều ngược lại. Sau khi trao đổi, máu tĩnh mạch trở thành máu động mạch có phân áp O2 cao, CO2 thấp so với tổ chức.
Sinh lý cân bằng nước trong cơ thể
Sự mất nước thường xảy ra một thời gian ngắn trước khi cảm thấy khát. Trẻ em, người già, người mất trí có thể không nhận biết được cảm giác khát.
Sinh lý quá trình sinh nhiệt thải nhiệt cơ thể
Hầu hết lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể được tạo thành từ các cơ quan ở sâu như gan, não, tim và cơ (khi có vận cơ). Rồi thì nhiệt được vận chuyển đến da là nơi có thể thải nhiệt vào môi trường xung quanh.
Hoạt động chuyển hóa tế bào của Aldosterol
Aldosterol không có tác dụng vận chuyển natri ngay lập tức; đúng hơn tác dụng này phải chờ hình thành liên tục những chất đặc biệt cần thiết vận chuyển natri.
Giải phẫu sinh lý của hệ phó giao cảm: hệ thần kinh tự chủ
Những tín hiệu ly tâm của hệ thần kinh tự chủ được truyền tới nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể thông qua hai con đường chủ yếu là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm.
Giải phẫu chức năng của khu liên hợp vỏ não
Những khu vực liên hợp cũng có phân hóa chuyên môn riêng của nó. Các khu vực liên hợp quan trọng bao gồm: (1) khu liên hợp đỉnh- chẩm, (2) khu liên hợp trước trán, và (3) khu liên hợp hệ viền.
Insulin là hormon liên quan đến sự thừa năng lượng
Carbohydrate dư thừa nếu không thể được dự trữ dưới dạng glycogen sẽ được chuyển thành chất béo dưới sự kích thích của insulin và được dự trữ ở mô mỡ.
Glycogen được dự trữ tại gan và cơ trong cơ thể
Tất cả các tế bào đều có khả năng dự trữ glycogen, một số tế bào có khả năng dự trữ số lượng lớn hơn, tế bào gan dự trữ 5 đến 8% khối lượng dưới dạng glycogen, và tế bào cơ, có thể dự trữ 1 đến 3% glycogen.