- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Vai trò của vùng dưới đồi điều hòa nhiệt độ cơ thể
Vai trò của vùng dưới đồi điều hòa nhiệt độ cơ thể
Nhiệt độ của cơ thể được điều chỉnh hầu như hoàn toàn bởi cơ chế điều khiển thần kinh, và hầu hết mọi cơ chế này tác dụng thông qua trung tâm điều hòa nhiệt nằm ở vùng dưới đồi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhiệt độ trung tâm cơ thể của một người khỏa thân sau vài giờ trong không khí khô từ 30 độ F đến 160 độ F. Kích thước chính xác của đường cong này phụ thuộc vào chuyển động gió của không khí, lượng hơi ẩm trong không khí và thậm chí trạng thái tự nhiên (bản chất) của môi trường xung quanh. Nói chung, một người khỏa thân trong không khí khô từ 55 độ F đến 130 độ F có khả năng duy trì nhiệt độ trung tâm cơ thể bình thường như trong khoảng 97 độ F đến 100 độ F.
Hình. Ảnh hưởng của nhiệt độ khí quyển cao và thấp trong khoảng thời gian vài giờ, trong điều kiện khô ráo, lên nhiệt độ trung tâmbên trong cơ thể. Lưu ý rằng nhiệt độ bên trong cơ thể vẫn ổn định mặc dù nhiệt độ khí quyển có sự thay đổi lớn.
Nhiệt độ của cơ thể được điều chỉnh hầu như hoàn toàn bởi cơ chế điều khiển thần kinh, và hầu hết mọi cơ chế này tác dụng thông qua trung tâm điều hòa nhiệt nằm ở vùng dưới đồi. Để những cơ chế điều hòa ngược này hoạt động, cần có bộ phát hiện nhiệt để xác định khi nhiệt độ cơ thể trở nên quá cao hoặc quá thấp.
Vai trò của vùng trước thị - vùng dưới đồi trước trong phát hiện nhiệt của nhiệt độ
Vùng trước thị vùng dưới đồi trước chứa số lượng lớn neuron nhạy cảm nóng, bằng khoảng 1/3 số neuron nhạy cảm với lạnh. Những neuron này được cho là có chức năng nhạy cảm với nhiệt độ trong kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Neuron nhạy cảm với nóng tăng lên mức 2-10 lần để đáp ứng với tăng nhiệt độ cơ thể lên 10 độ C. Trái lại neuron nhạy cảm với lạnh tăng mức độ kích thích khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
Khi vùng trước thị được làm nóng, da trên toàn bộ cơ thể ngay lập tức bài tiết nhiều mồ hôi trong khi các mạch máu tới da trên toàn bộ cơ thể trở nên dãn rộng. Đáp ứng này là một phản xạ ngay lập tức làm cho mất nhiệt của cơ thể,theo cách đó giúp đưa nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường. Thêm vào, bất cứ sự sinh nhiệt cơ thể quá mức đều được ngăn chặn. Vì vậy, vùng trước thị dưới đồi rõ ràng có khả năng đáp ứng như một trung tâm kiểm soát nhiệt.
Phát hiện nhiệt bởi các receptor trên da và trên các mô sâu của cơ thể
Mặc dù các tín hiệu được phát ra từ các receptor nhiệt của vùng dưới đồi là vô cùng mạnh trong kiểm soát nhiệt độ cơ thể, các receptor ở các phần khác nhau của cơ thể cũng đóng vai trò trong điều hòa nhiệt độ. Điều này đặc biệt đúng với các receptor nhiệt độ trên da và trong một vài mô sâu của cơ thể.
Da có cả receptor nóng và lạnh. Da có nhiều receptor lạnh hơn receptor nóng, thực tế nhiều gấp 10 lần ở nhiều phần của da. Vì vậy việc phát hiện nhiệt độ ngoại vi liên quan chủ yếu đến phát hiện nhiệt độ mát và lạnh thay vì phát hiện nhiệt độ nóng.
Mặc dù cơ chế phân tử trong thay đổi cảm giác về nhiệt độ chưa được biết hết, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm gợi ý rằng receptor điện thế tạm thời của các kênh cation, được tìm thấy trong các neuron cảm giác bản thể và các tế bào biểu mô có thể gián tiếp cảm giác nhiệt ở trên khoảng rộng nhiệt độ da.
Khi da của toàn bộ cơ thể bị lạnh, ngay lập tức tác dụng phản xạ được khởi động và bắt đầu tăng nhiệt độ cơ thể lên theo một vài cách: (1) bằng cách cung cấp một kích thích mạnh để gây ra run, kết quả là làm tăng mức sinh nhiệt của cơ thể; (2) bằng hạn chế toát mồ hôi, nếu cách này đã xảy ra; và (3) bằng tăng co mạch da để hạn chế nhiệt mất từ da.
Receptor nhiệt sâu trong cơ thể được tìm thấy chủ yếu ở tủy sống, trong nội tạng ở ổ bụng và trong hoặc quanh các tĩnh mạch lớn ở thượng vị và lồng ngực. Chức năng của các receptor ở sâu này khác với các receptor ở da bởi chúng tiếp xúc với nhiệt độ trung tâm cơ thể hơn là với nhiệt độ bề mặt cơ thể. Tuy nhiên, giống như các receptor nhiệt ở da, chúng chủ yếu phát hiện lạnh hơn là nóng. Rất có thể cả receptor ở da và receptor ở sâu có liên quan đến ngăn chặn sự hạ nhiệt độ - đó là ngăn chặn việc nhiệt độ của cơ thể ở mức thấp.
Phần sau vùng dưới đồi hợp nhất với vùng trung tâm và các tín hiệu cảm giác nhiệt độ ở ngoại vi
Thậm chí có rất nhiều tín hiệu cảm giác nhiệt độ xuất hiện từ các receptor ngoại vi, những tín hiệu này góp phần kiểm soát nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua vùng dưới đồi. Khu vực mà chúng kích thích trên vùng dưới đồi nằm ở 2 bên rìa của vùng dưới đồi sau khoảng ở mức các thể vú. Tín hiệu cảm giác nhiệt độ từ vùng trước thị vùng dưới đồi trước cũng được chuyển đến phần sau vùng dưới đồi. Ở đây các tín hiệu từ vùng trước thị và tín hiệu từ bất cứ đâu trên cơ thể được tổng hợp và hợp nhất dể kiểm soát sự sinh nhiệt và phản ứng bảo toàn nhiệt của cơ thể.
Cơ chế tác dụng thần kinh làm tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể
Khi trung tâm nhiệt ở vùng dưới đồi phát hiện nhiệt độ cơ thể quá cao hoặc quá thấp chúng tiến hành quá trình giảm nhiệt độ và tăng nhiệt độ thích hợp.
Cơ chế giảm nhiệt độ khi cơ thể quá nóng
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ sử dụng 3 cơ chế quan trọng để giảm nhiệt của cơ thể khi nhiệt độ của cơ thể quá cao:
1. Co mạch da. Ở hầu hết các vùng của cơ thể, mạch máu ở da trở nên giãn mạnh. sự giãn mạch này gây ra bởi ức chế trung tâm giao cảm ở phần sau vùng dưới đồi mà có tác dụng gây co mạch. Giãn mạch hoàn toàn có thể làm tăng mức truyền nhiệt đến da nhiều gấp 8 lần.
2. Toát mồ hôi. Tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể do sự toát mồ hôi được chứng minh bởi đường cong màu xanh da trời trong HÌNH 74-7, cho thấy tăng rõ ràng mức độ nhiệt mất nhờ bay hơi do sự toát mồ hôi khi nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng lên quá mức giới hạn 37 độ C (98,6 độ F). Nhiệt độ cơ thể tăng lên 1 độ C gây ra toát mồ hôi đủ để loại bỏ 10 lần mức sinh nhiệt cơ bản.
Hình. Ảnh hưởng của nhiệt độ vùng dưới đồi đến sự mất nhiệt do bay hơi từ cơ thể và sự sinh nhiệt chủ yếu do hoạt động cơ và run. Hình này thể hiện mức nhiệt độ cực kỳ quan trọng mà tại đó sự mất nhiệt tăng lên bắt đầu và sự sản sinh nhiệt đạt mức ổn định tối thiểu.
3. Giảm sinh nhiệt. Ức chế mạnh những cơ chế gây ra tăng sinh nhiệt quá mức, ví dụ như run cơ hay sinh nhiệt hóa học.
Cơ chế gây tăng nhiệt độ khi cơ thể quá lạnh
Khi cơ thể quá lạnh, hệ thống điều nhiệt sẽ hoạt động hoàn toàn ngược lại. Bao gồm:
1. Co mạch da toàn cơ thể. Sự co mạch nầy là do kích thích trung tâm giao cảm vùng sau vùng dưới đồi.
2. Nổi da gà (sự dựng lông). Có nghĩa là các sợi lông dựng thẳng lên. Kích thích giao cảm làm co các cơ dựng lông trong các nang lông, đưa các sợ lông về tư thế đứng thẳng. Cơ chế này không quan trọng ở người, nhưng ở nhiều động vật, việc dựng lông giúp chúng tạo ra 1 lớp dày “khí cách li” (insulator air) kề sát da, nhờ đó giảm thiểu trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.
3. Tăng sinh nhiệt. Sinh nhiệt do chuyển hóa tăng lên do tăng cường run cơ, kích thích giao cảm tăng sinh nhiệt, và do bài tiết hoocmon tuyến giáp.
Kích thích gây run cơ của vùng dưới đồi. Vị trí ở nhân lưng của cùng dưới đồi (dorsomedial) thuộc về phần phía sau của vùng dưới đồi, ở gần vách của não thất ba, là một vùng được gọi là Trung tâm vận động run sơ cấp (primary motor center of shivering). Vùng này bình thường bị ức chế bởi tín hiệu từ trung tâm nhiệt độ ở vùng trước thị - trước dưới đồi (anterior hypothalamic-preoptic) nhưng sẽ bị hưng phấn khi có tín hiệu lạnh từ da và tủy sống. Bởi vậy, như sự tăng đột ngột của “nhiệt sinh” (đường cong màu đỏ trên HÌNH 74.7), trung tâm này được hoạt hóa khi hạ nhiệt độ cơ thể dưới mức nhiệt độ chuẩn. Sau đó tín hiệu gây run cơ được truyền qua các dải (tracts) ở 2 bên xuống thân não (brain stem), đi vào sừng bên chất xám tủy và cuối cùng đến các neuron vận động ở phía trước. Những tín hiệu này không có nhịp điệu và không gây ra run cơ thực sự. Thay vào đó chúng gây tăng trương lực của hệ cơ vân khắp cơ thể thông qua việc thuận hóa hoạt động của neuron vận động. Khi trương lực cơ tăng lên trên mức tới hạn nào đó, sự run cơ xảy ra. Phản ứng này gần như chắc chắn do cơ chế feedback bởi sự dao động của cơ chế phản xạ căng cơ của suốt cơ (oscillation of the muscle spindle stretch reflex mechanism). Khi run cơ ở mức tối đa, nhiệt sinh ra có thể tăng lên gấp 4-5 lần bình thường.
Kích thích giao cảm “hóa học” của quá trình sinh nhiệt. Bất cứ sự tăng kích thích nào của hệ giao cảm hoặc lượng norepinephrine và epinephrine trong tuần hoàn tăng lên đều có thể nhanh chóng dẫn đến tăng chuyển hóa tế bào. Tác động đó được gọi là Sinh nhiệt hóa học (chemical thermogenesis) hay Sinh nhiệt không run cơ (nonshivering thermogenesis), một phần là nhờ vào khả năng oxi hóa tách cặp - phosphoryl hóa của norepinephrin và epineprin, có nghĩa là lượng thực phẩm thừa ra sẽ bị oxy hóa và qua đó, giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt chứ không phải hình thành ATP.
Mức độ của sự sinh nhiệt hóa học ở đông vật gần như hoàn toàn tỉ lệ với lượng mỡ nâu có trong mô. Loại mỡ này chứa nhiều ti lạp thể đặc biệt nơi xảy ra hiện tượng oxy hóa tách cặp (uncoupled oxidation). Mô mỡ nâu này có sự phân bố dày đặc của hệ thần kinh giao cảm giải phóng norepi-nephrine, chất này kích thích mô bộc lộ protein không bắt cặp của ti thể (mitochondrial uncoupling protein) hay còn gọi là thermogenin và tăng cường sinh nhiệt.
Sự thích nghi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến cường độ sinh nhiệt hóa học; ở vài loại vật, ví dụ như những con chuột được phơi nhiễm với môi trường lạnh trong vài tuần sẽ sinh nhiệt gấp 100-500% so với khi bị lạnh đột ngột. Ngược lại, với những loài vật không thích nghi khí hậu, đáp ứng tăng lên có lẽ chỉ được 1/3 số đó. Sự tăng sinh nhiệt đó cũng dẫn đến tăng lượng thức ăn nhập vào một cách tương ứng.
Ở người trưởng thành, cơ thể gần như không có mỡ nâu, hiếm khi sinh nhiệt hóa học có thể tăng nhiệt sinh trên mức 10-15%. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, con người có một lượng nhỏ mỡ nâu ở khoảng gian vai, sinh nhiệt hóa học có thể tăng 100% nhiệt sinh, đó có thể là yếu tố quan trọng trong duy trì nhiệt độ cơ thể ở trẻ sơ sinh.
Đến lượt TSH kích thích làm tăng lượng thyroxine từ tuyến giáp. Thyroxine tăng lên làm tăng lượng protein không ghép cặp và tăng chuyển hóa tế bào trên khắp cơ thể, điều này có cơ chế khác với chuyển hóa trong sinh nhiệt hóa học. Quá trình tăng chuyển hóa này không xảy ra tức thì mà cần có vài tuần tiêp xúc với lạnh để khiến tuyên giáp nở to và đạt được mức giải phóng thyroxine mới.
Tiếp xúc với lạnh cực độ sau vài tuần có thể khiến tuyến giáp tăng kích thước lên 20-40% ở động vật. Tuy nhiên, người ta hiếm khi cho phép mình tiếp xúc lạnh ở mức độ mà nhiều loài vật thường chịu đựng. Do đó, chúng ta vẫn chưa biết được, một cách định lượng, tầm quan trọng của cơ chế tuyến giáp trong sự thích nghi với lạnh ở người.
Đo lường cách ly (isolated measurements) đã chỉ ra mức tăng chuyển hóa ở những người sống trong môi trường quân đội vài tháng tại vùng băng giá; ở người Inuit, người bản xứ ở những vùng cực như Alaska, Canada, Greenland, đều có mức chuyển hóa cơ sở khác thường. Hơn nữa, sự kích thích do lạnh kéo dài trên tuyến giáp có thể giải thích mức độ bướu giáp nhiễm độc cao hơn ở những người sống ở vùng lạnh so với người ở vùng nóng.
Bài viết cùng chuyên mục
Sự bài tiết ở thực quản
Chất nhày được bài tiết bởi các tuyến phức hợp ở phần trên của thực quản giúp ngăn cản sự trầy xước niêm mạc gây ra khi thức ăn mới đi vào, trong khi các tuyến phức hợp ở ranh giới giữa thực quản và dạ dày.
Chẩn đoán sinh lý đái tháo đường
Các hiệu ứng cơ bản của tình trạng thiếu insulin hoặc kháng insulin đến quá trình chuyển hóa glucose là ngăn chặn sự hấp thu và sử dụng hiệu quả glucose của hầu hết các tế bào của cơ thể, ngoại trừ những tế bào trong não.
Trở kháng thành mạch với dòng máu của hệ tuần hoàn
Trở kháng là sự cản trở với dòng máu trong mạch, không thể đo bằng phương tiện trực tiếp, chỉ được tính từ những công thức, phép đo của dòng máu và sự chênh lệch áp lực giữa 2 điểm trên mạch.
Giảm chức năng thận: gây tăng huyết áp mãn tính
Mức độ tăng vừa phải của huyết áp cũng dẫn đến sự rút ngắn kỳ vọng sống. Tăng huyết áp nghiêm trọng nghĩa là giá trị huyết áp trung bình tăng 50% hoặc ở trên ngưỡng bình thường thì kỳ vọng sống là không lớn hơn một vài năm, trừ khi được điều trị thích hợp.
Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào
Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.
Hiệu suất hoạt động trong suốt sự co cơ
Năng lượng cần thiết để thực hiện hoạt động được bắt nguồn từ các phản ứng hóa học trong các tế bào cơ trong khi co, như mô tả trong các phần sau.
Giải phẫu và sinh lý của cấp máu mạch vành
Hầu hết máu từ tĩnh mạch vành trái trở về tâm nhĩ phải thông qua xoang vành, chiếm 75%. Máu từ thất phải thông qua tĩnh mạch nhỏ chảy trực tiếp vào tâm nhĩ phải.
Hoạt hóa và các receptor của hormone
Số lượng receptor tại các tế bào đích thường không hằng định, những receptor protein thường bị bất hoạt hoặc phá hủy trong quá trình chúng thực hiện chức năng.
Điều hòa lưu lượng máu bằng cách phát triển tuần hoàn bàng hệ
Sự mở các tuần hoàn bàng hệ sau đó trong vòng nhiều giờ kế tiếp, sao cho trong vòng 1 ngày, một nửa mô cần máu có thể được đáp ứng, và trong vòng 1 vài ngày dòng máu thường đủ để đến các mô.
Các đặc trưng của hệ thống điều hòa cơ thể
Một yếu tố nào đó quá tăng hoặc quá giảm, hệ thống điều khiển sẽ thực hiện cơ chế điều hòa đưa nó trở về giá trị bình thường nhờ hàng loạt các biến đổi trong cơ thể, cũng vì thế mà hằng tính nội môi luôn được giữ ổn định.
Vấn đề nội tiết ở trẻ sơ sinh
Thông thường, hệ nội tiết của trẻ sơ sinh thường rất phát triển lúc sinh, và đứa trẻ hiếm khi biểu hiện ngay bất cứ bất thường miễn dịch nào. Tuy nhiên, nội tiết của trẻ sơ sinh quan trọng trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Cơ chế chung của sự co cơ
Acetylcholine hoạt động trên một khu vực cục bộ của màng sợi cơ để mở các kênh cation có “cổng acetylcholine” thông qua các phân tử protein lơ lửng trong màng.
Chu kỳ nội mạc tử cung và hành kinh
Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc.
Đái tháo đường type 2: kháng insulin
Bệnh tiểu đường type 2 là phổ biến hơn so với type 1, chiếm khoảng 90% đến 95% của tất cả các bệnh nhân đái tháo đường. Trong hầu hết các trường hợp, sự khởi đầu của bệnh tiểu đường type 2 xảy ra sau tuổi 30, thường ở độ tuổi từ 50 đến 60.
Trung tâm hô hấp: điều hòa chức năng hô hấp
Các trung tâm hô hấp bao gồm các nhóm tế bào thần kinh nằm song song hai bên ở hành tủy và cầu não của thân não. Nó được chia thành ba nhóm noron chính.
Nhịp nhanh thất: rối loạn nhịp tim
Nhịp nhanh thất thường gây ra bởi tổn thương thiếu máu cục bộ, nhịp nhanh thất cũng thường là vấn đề gây ra rung thất, bởi vì nhịp kích thích cơ tim lặp lại nhanh và liên tục.
Chức năng của progesterone
Progesteron cũng làm gia tăng chế tiết ở niêm mạc lót bên trong vòi Fallope. Những sự chế tiết này rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho noãn tồn tại và phân chia khi nó di chuyển trong vòi Fallope trước khi làm tổ ở tử cung.
Tế bào: đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
Tế bào chỉ có thể sống, phát triển và thực hiện các chức năng của nó trong môi trường tập trung của oxygen, glucose, các ion, amino acid, chất béo và các chất cần thiết khác trong một môi trường.
Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa chất béo
Tăng huy động chất béo do cortisol giúp hệ thống chuyển hóa của tế bào sử dụng glucose từ sử dụng acid béo để sinh năng lượng trong khi đói hoăc các căng thẳng khác.
Cung lượng tim: đánh giá bằng phương pháp chỉ thị mầu
Chất chỉ thị ngay sau đó chảy từ tim phải qua động mạch phổi, vào tâm nhĩ trái, cuối cùng là tâm thất trái, theo dòng máu vào tuần hoàn ngoại vi.
Kiểm soát lưu lượng máu đến cơ vân
Ngoài cơ chế giãn mạch mô cục bộ, các cơ xương còn được cung cấp các dây thần kinh co mạch giao cảm và (ở một số loài động vật) cũng như các dây thần kinh giãn mạch giao cảm.
Điều hòa lưu lượng máu trong thời gian dài
Nếu mô hoạt động quá mức quá lâu, yêu cầu tăng số lượng oxy và các chất dinh dưỡng, các tiểu động mạch và các mao mạch thường tăng cả số lượng và kích thước trong một vài tuần để cân xứng với nhu cầu của mô.
Các yếu tố gây ra điện thế hoạt động
Sự khởi đầu của điện thế hoạt động cũng làm cho cổng điện thế của kênh kali mở chậm hơn một phần nhỏ của một phần nghìn giây sau khi các kênh natri mở.
Insulin là hormon liên quan đến sự thừa năng lượng
Carbohydrate dư thừa nếu không thể được dự trữ dưới dạng glycogen sẽ được chuyển thành chất béo dưới sự kích thích của insulin và được dự trữ ở mô mỡ.
Chức năng gan của trẻ sơ sinh
Bởi vì gan của trẻ sơ sinh thiếu hình thành các protein huyết tương, nồng độ protein huyết tương giảm trong những tuần đầu ít hơn trẻ lớn. Thỉnh thoảng nồng độ protein máu giảm đến mức thấp gây phù.