- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Vai trò của CO2 và Ion H+ điều hòa hô hấp: điều hòa hóa học trung tâm hô hấp
Vai trò của CO2 và Ion H+ điều hòa hô hấp: điều hòa hóa học trung tâm hô hấp
Nồng độ CO2 hay ion H+ quá cao trong máu tác động trực tiếp vào trung tâm hô hấp, làm tăng đáng kể lực mạnh của các tín hiệu vận động hít vào và thở ra tới các cơ hô hấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích cuối cùng của hô hấp là để duy trì nồng độ thích hợp O2 và CO2 và ion H+ trong các mô. Do đó, hoạt động hô hấp phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi nồng độ các chất này.
Nồng độ CO2 hay ion H+ quá cao trong máu tác động trực tiếp vào trung tâm hô hấp, làm tăng đáng kể lực mạnh của các tín hiệu vận động hít vào và thở ra tới các cơ hô hấp.
Oxygen, ngược lại, không có ảnh hưởng trực tiếp tới trung tâm hô hấp của não trong việc điều hòa hô hấp. Thay vào đó, nó tác động gần như hoàn toàn lên các hóa thụ thể ở ngoại vi nằm trong động mạch cảnh và thân động mạch chủ, và các hóa thụ thể lần lượt truyền tín hiệu thần kinh thích hợp về trung tâm hô hấp để điều hòa hô hấp.
Khu vực nhận cảm hóa học của trung tâm hô hấp nằm ở phần dưới mặt bụng của hành não
Ba khu vực của trung tâm hô hấp là: nhóm neuron hô hấp lưng, nhóm neuron hô hấp bụng và trung tâm điều hòa thở. Người ta tin rằng không khu vực nào trong 3 khu vực trên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi nồng độ CO2 hay hydrogen ion trong máu. Thay vào đó, một khu vực tế bào thần kính khác - khu vực nhận cảm hóa học, nằm song song hai bên, dài khoảng 0.2 mm phần phía dưới mặt bụng của hành não. Khu vực này rất nhạy cảm với những thay đổi PCO2 hay nồng độ ion H+ trong máu, sau đó nó lần lượt kích thích các phần khác của trung tâm hô hấp.
Hình. Kích thích vùng cảm hứng thân não bằng các tín hiệu từ vùng hóa cảm nằm ở hai bên trong tủy, chỉ nằm dưới bề mặt tủy thất một phần milimet. Lưu ý rằng các ion hydro kích thích vùng hóa trị, nhưng carbon dioxide trong chất lỏng làm phát sinh hầu hết các ion hydro.
Kích thích các neuron cảm ứng hóa học bằng ion H+ có thể là kích thích cơ bản
Các tế bào thần kinh trong khu vực cảm ứng hóa học đặc biệt bị kích thích bởi ion H+; trên thực tế, người ta tin rằng các ion H+ có thể là thành chất duy nhất có vai trò quan trọng tác động trực tiếp tới các tế bào thần kinh này. Tuy nhiên, các ion H+ không dễ dàng đi qua được hàng rào máu não. Vì lý do này, những sự thay đổi nồng độ ion H+ trong máu có tác dụng kém hơn trong việc kích thích các tế bào thần kinh cảm ứng hóa học hơn là sự thay đổi nồng độ CO2 máu, mặc dù CO2 được cho rằng kích thích các tế bào thần kinh gián tiếp thông qua sự thay đổi nồng độ ion H+, như đã được giải thích trong đoạn tiếp theo.
CO2 kích thích vào khu vực nhận cảm hóa học
Mặc dù CO2 ít có tác động trực tiếp trong việc kích thích các neuron ở khu vực nhận cảm hóa học, song nó có tác động gián tiếp mạnh. Nó tác động bằng cách phản ứng với nước trong các mô để tạo thành acid carbonic, acid này sẽ phân ly thành ion H+ và ion HCO3 -; các ion H+ sau đó sẽ có một kích thích trực tiếp mạnh tới hô hấp.
Vậy tại sao CO2 trong máu có tác động mạnh hơn trong việc kích thích các neuron nhận cảm hóa học hơn là nồng độ H+ trong máu? Câu trả lời là hàng rào máu não không cho các ion H+ đi qua, nhưng CO2 có thể đi qua hàng rào này. Do đó, bất cứ khi nào PCO2 máu tăng, thì cũng tăng PCO2 ở dịch kẽ ở hành não và dịch não tủy. Ở cả hai dịch trên, khí CO2 lập tức phản ứng với nước hình thành các ion H+ mới. Sau đó, các ion H+ được giải phóng sẽ tác động vào khu vực nhận cảm hóa học hô hấp ở hành não khi nồng độ CO2 máu tăng nhiều hơn là khi nồng độ H+ máu tăng. Vì lý do này, hoạt động trung tâm hô hấp tăng mạnh hơn bởi sự thay đổi nồng độ CO2 máu.
Sự giảm tác động kích thích của CO2 sau ngày thứ nhất đến ngày thứ 2.
Sự kích thích tới trung tâm hô hấp bởi CO2 rất mạnh mẽ trong một vài giờ đầu tiên sau khi nồng độ CO2 máu tăng khởi phát, nhưng sau đó giảm dần trong 1- 2 ngày tiếp theo, giảm khoảng 1/5 do với tác động ban đầu. Một phần của sự sụt giảm này là do sự điều chỉnh lại nồng độ ion H+ máu trở lại như bình thường của thận sau khi CO2 máu tăng khởi phát làm tăng nồng độ H+. Thận điều chỉnh bằng cách làm tăng nồng độ HCO3 - trong máu, nó sẽ liên kết với ion H+ trong máu và dịch não tủy để làm giảm nồng độ các chất này. Nhưng quan trọng hơn, trong khoảng thời gian một giờ, bicarbonate ions khuếch tán chậm qua hàng rào máu não và trực tiếp liên kết với ion H+ tiếp xúc với các neuron hô hấp, do đó làm giảm nồng độ H+ về gần giá trị bình thường. Một sự thay đổi nồng độ CO2 máu sẽ tác động cấp tính mạnh lên điều hòa hô hấp nhưng chỉ là một tác động mạn tính yếu một vài ngày sau đó.
Tác động của PCO2 và nồng độ H+ máu chủ yếu vào thông khí phế nang
Tác động chủ yếu của PCO 2 và pH máu trong thông khí phế nang. Đặc biệt lưu ý là sự gia tăng đáng kể thông khí gây ra bởi tăng PCO2 trong giới hạn bình thường khoảng 35-75 mm Hg, nó chứng minh tác dụng to lớn của sự thay đổi nồng độ CO2 trong điều hòa hô hấp. Ngược lại, sự thay đổi hô hấp trong khoảng pH 7.3 - 7.5 thì ít hơn 1/10 so với CO2.
Hình. Ảnh hưởng của tăng PCO2 máu động mạch và giảm pH động mạch (tăng nồng độ ion hydro) trên tỷ lệ thông khí phế nang.
Sự thay đổi nồng độ O2 ít có tác động trực tiếp tới trung tâm điều hòa hô hấp
Sự thay đổi nồng độ O2 hầu như không có ảnh hưởng trực tiếp đến trung tâm hô hấp (mặc dù vậy, sự thay đổi nồng độ O2 có tác động gián tiếp, tác động thông qua cá hóa thụ thể ở ngoại vi, như được giải thích ở đoạn tiếp theo).
Hệ thống đệm hemoglobin-oxygen cung cấp gần như thích hợp lượng O2 tới các mô ngay cả khi có sự thay đổi PO2 ở phổi từ một giá trị thấp khoảng 60 mm Hg lên một giá trị cao khoảng 1000 mm Hg. Do đó, ngoại trừ trong các điều kiện đặc biệt, lượng O2 tới mô luôn thích hợp ngay cả khi có những sự thay đổi khác nhau trong hệ thống thông khí phổi (từ giảm nhẹ dưới ½ bình thường đến cao gấp 20 lần bình thường hoặc hơn). Cơ chế này không áp dụng cho CO2 bởi vì PCO2 cả máu và mô thay đổi tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thông khí phổi; do đó, các quá trình tiến hóa của động vật đã làm cho CO2 có chức năng điều khiển hô hấp chính thay vì là O2.
Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, khi đó mô bị thiếu O2, cơ thể có một cơ chế đặc biệt để điều hòa hô hấp nằm ở các thụ thể hóa học ở ngoại vi, bên ngoài trung tâm hô hấp não; cơ chế này đáp ứng khi PO2 giảm quá thấp, thường là dưới 70 mm Hg, như sẽ được thảo luận ở đoạn tiếp theo.
Bài viết cùng chuyên mục
Sinh lý sinh dục nữ giới
Cơ quan sinh dục nữ gồm: (1) buồng trứng, (2) vòi trứng, (3) tử cung, (4) âm đạo và (5) âm hộ. (6) Tuyến vú cũng được xem là một phần của cơ quan sinh dục nữ (hình).
Vai trò tạo điều kiện thuận lợi và ức chế khớp thần kinh (synap)
Trí nhớ thường được phân loại theo loại thông tin mà nó lưu trữ. Một trong những cách phân loại đó là chia trí nhớ thành trí nhớ tường thuật (declarative memory) và trí nhớ kỹ năng (skill memory).
Chuyển động mắt theo đuổi: chú ý các đối tượng chuyển động
Nếu một đối tượng chuyển động lên xuống kiểu sóng với tốc độ vài lần mỗi giây, mắt đầu tiên có thể không chú ý vào nó. Tuy nhiên, sau một giây hoặc lâu hơn, mắt bắt đầu cử động bằng cách giật.
Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa chất béo
Tăng huy động chất béo do cortisol giúp hệ thống chuyển hóa của tế bào sử dụng glucose từ sử dụng acid béo để sinh năng lượng trong khi đói hoăc các căng thẳng khác.
Bài tiết dịch tiêu hóa ruột bởi hang Lieberkuhn
Tế bào biểu mô nằm sâu trong các hang tuyến Lieberkuhn liên tục phân chia, và những tế bào mới di chuyển dọc theo màng đáy lên phía trên và ra ngoài tới đỉnh của các lông nhung.
Chu kỳ nội mạc tử cung và hành kinh
Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc.
Hiệu suất hoạt động trong suốt sự co cơ
Năng lượng cần thiết để thực hiện hoạt động được bắt nguồn từ các phản ứng hóa học trong các tế bào cơ trong khi co, như mô tả trong các phần sau.
Insulin kích hoạt receptor tế bào đích và những kết quả mang lại
Insulin liên kết với tiểu đơn vị của thụ thể của nó, gây ra quá trình tự phosphoryl hóa thụ thể - tiểu đơn vị, từ đó gây ra hoạt hóa tyrosine kinase.
Giải phẫu và chức năng của ốc tai
Ốc tai là một hệ thống các ống xoắn. Nó bao gồm 3 ống xoắn nằm cạnh nhau: (1) thang tiền đình, (2) thang giữa (ống ốc tai) và (3) thang nhĩ.
Tín hiệu thần kinh: sự hội tụ của các tín hiệu từ các sợi đến khác nhau
Sự hội tụ cho phép tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, và đáp ứng đưa đến là một hiệu quả được tổng hợp từ tất cả các loại thông tin khác nhau.
Nhãn áp: sự điều tiết nhãn áp của mắt
Trong hầu hết các trường hợp của bệnh tăng nhãn áp, nguyên nhân chính gây nhãn áp cao bất thường là do tăng sức cản khi thoát thủy dịch qua khoảng trabecular vào kênh của Schlemm.
Trung tâm hô hấp: điều hòa chức năng hô hấp
Các trung tâm hô hấp bao gồm các nhóm tế bào thần kinh nằm song song hai bên ở hành tủy và cầu não của thân não. Nó được chia thành ba nhóm noron chính.
Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào
Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.
Synap thần kinh trung ương: synap hóa và synap điện
Sự dẫn truyền tín hiệu tại ở loại synap hóa học chỉ theo 1 chiều, từ sợi thần kinh tiết ra chất dẫn truyền (được gọi là sợi trước synap) đến sợi sau nó (được gọi là sợi sau synap).
Phản xạ duỗi chéo: phối hợp vận động của các chi
Các tín hiệu thần kinh cảm giác vào tủy sống thì bắt chéo sang bên đối diện để kích thích duỗi cơ. Vì phản xạ duỗi chéo chỉ bắt đầu từ 200 - 500 ms sau khi kích thích đau xảy ra.
Hô hấp trong tập luyện thể thao
Có một mối quan hệ tuyến tính. Cả tiêu thụ oxy và tổng thông khí phổi tăng gấp khoảng 20 lần từ trạng thái nghỉ ngơi và cường độ tập luyện tối đa ở các vận động viên được tập luyện tốt.
Truyền suy nghĩ trí nhớ và thông tin khác giữa hai bán cầu đại não: chức năng thể chai và mép trước trong
Hai bán cầu đại não có khả năng độc lập trong ý thức, trí nhớ, giao tiếp và điều khiển chức năng vận động. Thể chai cần thiết cho hai bán cầu trong các hoạt động phối hợp ở mức tiềm thức nông.
Tăng lưu lượng tim và tăng huyết áp: vai trò của thần kinh xương và thần kinh cơ xương
Mặc dù hoạt động thần kinh điều khiển tuần hoàn nhanh nhất là qua hệ thần kinh tự chủ, nhưng một vài trường hợp hệ thần kinh cơ xương lại đóng vai trò chính trong đáp ứng tuần hoàn.
Sự khuếch tán dễ qua màng tế bào
Khuếch tán được làm dễ cần đến sự giúp đỡ của protein mang. Protein mang giúp một phân tử hay ion đi qua màng bởi liên kết hóa học với chúng.
Rung thất: rối loạn nhịp tim
Rung thất gây ra bởi nhịp phát nhịp trong khối cơ thất, gây ra khử cực toàn cơ thất, tiếp sau đó là 1 nhịp khác, rồi tiếp tục, và cuối cùng điều hòa ngược chính nó để tái khử cưc khối cơ thất liên tục không ngừng.
Vận chuyển CO2 trong máu: các dạng vận chuyển và hiệu ứng Hanldane
Một lượng lớn CO2 đó có vai trò tạo nên sự cân bằng axit-bazơ của các chất dịch cơ thể. Dưới điều kiện bình thường khi nghỉ ngơi, trong mỗi 100 ml máu trung bình có 4ml CO2 được vận chuyển từ mô tới phổi.
Sự đào thải các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể
Nhiều cơ quan được liên kết gián tiếp loại bỏ chất thải trao đổi chất, hệ thống bài tiết chỉ các cơ quan được sử dụng để loại bỏ và bài tiết các thành phần phân hủy.
Thị lực: chức năng của thị giác
Thị lực người thường có thể phân biệt được 2 điểm các nhau khoảng 25 giây cung. Nghĩa là khi các tia sáng đi từ hai nguồn riêng đi đến mắt tạo một góc giữa chúng tối thiểu là 25 giây, chúng sẽ được xem là hai điểm riêng biệt.
Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp đến chức năng cụ thể của cơ thể
Tác dụng lên chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa chất béo, mỡ trong máu và trong gan, nhu cầu vitamin, chuyển hóa cơ sở, trọng lượng cơ thể, dòng máu và lưu lượng tim.
Xung lực của động mạch
Áp lực bơm máu ở góc động mạch chủ đưuọc biểu diễn trên hình. Với một người lớn trẻ khỏe, huyết áp ở đầu mỗi nhịp đập sẽ gọi là huyết áp tâm thu, vào khoảng 120mmHg.