- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Tổng hợp những hormon chuyển hóa của tuyến giáp
Tổng hợp những hormon chuyển hóa của tuyến giáp
Giai đoạn đầu hình thành hormon tuyến giáp là vận chuyện iod từ máu vào các tế bào tuyến giáp và các nang giáp. Màng đáy của tế bào tuyến giáp có khả năng đặc biệt để bơm iod tích cực vào trong tế bào.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tuyến giáp,nằm ngay dưới thanh quản và trước khí quản, là tuyến nội tiết lớn nhất, ở người trưởng thành nặng khoảng 15 tới 20g. Tuyến giáp tiết hai hormon chính, thyroxine và triiodothyronine, thường gọi lần lượt là T4 và T3, Cả hai hormon này làm tăng chuyển hóa chất của cơ thể. Thiếu hụt hoàn toàn hormon tuyến giáp thường làm cho chuyển hóa cơ sở giảm 40-50% dưới mức bình thường, và bài tiết tuyến giáp quá mức có thể tăng chuyển hóa cơ sở tới 60%-100% trên mức bình thường. Bài tiết tuyến giáp được kiểm soát chủ yếu bởi thyroid- stimulating hormone (TSH) – được tiết bởi tuyến yên.
Tuyến giáp cũng tiết calcitonin, một hormon liên quan đến chuyển hóa calci.
Khoảng 93% các hormon hoạt động chuyển hóa được tiết từ tuyến giáp là thyroxine, và 7% là triiodothyronine. Tuy nhiên, hầu hết tất cả hormon tuyến giáp được chuyển hóa cuối cùng thành triiodothyronine ở trong mô, do vậy cả hai đều quan trọng. Các chức năng của hai hormon này giống nhau, nhưng khác nhau về vận tốc hoạt động và mức độ hoạt động. Triiodothyronine mạnh khoảng bốn lần so với thyroxine, nhưng nó tồn tại trong máu với lượng nhỏ hơn nhiều và thời gian ngắn hớn nhiều so với thyroxine.
Giải phẫu sinh lý của tuyến giáp
Tuyến giáp gồm số lượng lớn nang kín (đường kính khoảng 100-300 micromet). Những nang này chứa đầy chất bài tiết gọi là chất keo và được lót bằng lớp tế bào hình khối và tiết hormon vào lòng nang, thành phần chính của chất keo là lượng lớn glycoprotein.
Hình. Giải phẫu và vi thể của tuyến giáp, cho thấy sự tiết thyroglobulin vào các nang.
Thyroglobulin, trong đó chứa hormon tuyến giáp. Một khi tiết hormon vào trong nang, nó phải được hấp thu qua tế bào biểu mô nang vào máu trước khi nó có thể hoạt động trong cơ thể. Tuyến giáp có lưu lượng máu khoảng 5 lần trọng lượng của tuyến mỗi phút, cung cấp lượng máu lớn như bất kỳ khu vực nào của cơ thể, ngoại trừ vỏ thượng thận.
Tuyến giáp cũng chứa tế bào C tiết calcitonin, một hormon tham gia điều hòa nồng độ ion calci trong huyết tương.
Vai trò của iod trong tổng hợp thyroxin
Để duy trì tổng hợp thyroxin cần thiêt cho cơ thể,cẩn khoảng 50 mg/năm iod hấp thu vào dưới dạng idodua, hoặc khoảng 1 mg/tuần. Để ngăn tình trạng thiếu iod, trong muối ăn thường được trộn thêm một lượng iod với tỷ lệ NaI/NaCl là 1/100,000.
Số phận của iod hấp thu: iod của thức ăn được hấp thu từ đường tiêu hóa đi vào máu tương tự như clorua. Thông thường, hầu hết iodua nhanh chóng được đào thải qua thận, nhưng chỉ khoảng 1/5 từ tuần hoàn máu vào tế bào tuyến giáp và được sử dụng để tổng hợp hormon tuyến giáp.
Bơm Iod - the sodium-iodide symporter (Iodide trapping - bẫy Iod)
Giai đoạn đầu hình thành hormon tuyến giáp là vận chuyện iod từ máu vào các tế bào tuyến giáp và các nang giáp. Màng đáy của tế bào tuyến giáp có khả năng đặc biệt để bơm iod tích cực vào trong tế bào. Bơm này được thực hiện bởi hoạt động của sodium-iodide symporter, đồng vận chuyển 1 ion iod với 2 ion natri qua màng đáy bên vào trong tế bào. Năng lượng để vận chuyển iod chống lại gradient nồng độ đến từ bơm Na+/K+ATPase (ATPase- adenosine triphosphatase).
Hình. Cơ chế tế bào tuyến giáp vận chuyển iốt, hình thành thyroxine và triiodothyronine, và giải phóng thyroxine và triiodothyronine vào máu. DIT, diiodotyrosine; ER, lưới nội chất; I−, ion iotua; I2, iot; MIT, monoiodotyrosine; NIS, nhà giao hưởng natri-iodua; RT3, triiodothyronine đảo ngược; T3, triiodothyronine; T4, thyroxine; TG, thyroglobulin.
Nó bơm natri ra khỏi tế bào, do đó tạo ra một nồng độ natri thấp trong tế bào và một gradient tạo điều kiện cho natri khuếch tán vào tế bào.
Quá trình tập trung iod trong tế bào gọi là bẫy iod (iodide trapping). Trong một tuyến giáp bình thường, bơm iod duy trì nồng độ trong tuyến gấp khoảng 30 lần nồng độ trong máu. Khi tuyến giáp hoạt động đến mức cực đại, tỷ lệ nồng độ này có thể tăng cao 250, tỷ lệ bẫy iod của tuyến giáp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nồng độ TSH; TSH kích thích và việc cắt bỏ tuyến yên thực sự giảm đáng kể hoạt động bơm iod trong tế bào tuyến giáp.
Iod được vận chuyển ra ngoài tế bào tuyến giáp qua màng đỉnh vào nang bởi phân tử vận chuyển clo-iod ngược chiều là pendrin. Các tế bào biểu mô tuyến giáp cũng tiết vào lòng ống thyroglobulin là kết quả của acid amin tyrosin kết hợp với iod.
Đặc điểm hóa học của quá trình tổng hợp Thyroxine và Triiodothyronine
Hình thành và chế tiết của Thyroglobulin bởi tế bào tuyến giáp. Các tế bào tuyến giáp là các tế bào tiết protein điển hình. Mạng lưới nội chất và tế bào Golgi tổng hợp và chế tiết vào các nang một lượng lớn phân tử thyroglobulin, trọng lượng phân tử khoảng 335,000.
Mỗi phân tử thyroglobulin chứa khoảng 70 acid amin tyrosin, và chúng là chất kết hợp với iod để tạo thành hormon giáp. Như vậy, các hormon tuyến giáp nằm trong phân tử thyroglobulin. Đó là các hormone thyroxine và triiodothyronine hình thành từ các axit amin tyrosine, phần còn lại của phân tử thyroglobulin trong khi tổng hợp hormon tuyến giáp và hormon này lưu giữ trong các nang keo.
Oxi hóa của ion iodua. Bước quan trọng đầu tiên trong sản xuất hormon tuyến giáp là chuyển ion iodua sang dạng oxy hóa của iod nguyên tử (oxidized form of iodine), đó là iod mới sinh (I0) hoặc I-, những dạng này có khả năng gắn trực tiếp với tyrosin. Phản ứng oxy hóa của ion iodua được thúc đẩy nhờ enzym peroxidase và nó phối hợp với hydrogen peroxide, nó cung cấp một lượng lớn để có thể oxy hóa iod. Enzym peroxidase được phân bố ở phần chóp của màng tế bào hoặc trong tế bào chất, do vậy cung cấp iod oxy hóa ở điểm chính xác trong tế bào nơi các phân tử thyroglobulin sinh ra từ bộ máy Golgi và đi qua màng tế bào dự trữ trong chất keo tuyến giáp. Khi hệ thống peroxi-dase bị ức chế hoặc thiếu perosidase bẩm sinh, thì tỷ lệ tạo hormon giáp bằng không.
Tyrosine được ion hóa và hình thành hormon giáp - “Organification” của Thyroglobulin. Gắn kết của iodine với phân tử thyroglobulin gọi là organification của thyroglobulin. Iod oxy hóa (ở dạng phân tử) sẽ gắn trực tiếp với tyrosin với tốc độ chậm. Tuy nhiên trong tế bào tuyến giáp, iod oxy hóa được gắn với enzym peroxidase làm cho quá trình này xảy ra trong vài giây hoặc vài phút. Do đó, hầu như thyroglobulin được bài tiết nhanh từ bộ máy Golgi hoặc nó được tiết qua phần chóp của màng vào nang, khoảng 1/6 tyrosine trong phân tử thyroglobulin gắn kết với iod.
Giai đoạn tiếp theo của tyrosine được iod hóa và cuối cùng hình thành 2 hormon quan trọng, thyroxine và triiodothyronine. Đầu tiên tyrosine kết hợp với iod hình thành monoiodotyrosine và sau đó là diiodotyrosine. Trong vài phút đến vài giờ, có khi vài ngày tiếp theo, càng ngày càng nhiều các iodotyrosine còn lại kết đôi với nhau.
Hình. Iod hóa hình thành thyroxine và triiodothyronine.
Sản phẩm của phản ứng kết cặp chính là thyroxine (T4), nó được hình thành từ hai phân tử diiodotyrosine kết hợp với nhau; thyroxine vẫn là một phần của phân tử thyroglobulin. Hoặc một phân tử monoiodotyrosine kết cặp diiodotyrosine khác để tạo thành triiodothyronine (T3), nó đại diện cho khoảng 1/15 hormon cuối cùng. Lượng nhỏ reverse T3 (RT3) hình thành do kết hợp của diiodotyrosine với monoiodotyrosine, nhưng RT3 không biểu hiện chức năng quan trọng ở người.
Dự trữ Thyroglobulin. Tuyến giáp khác với tuyến nội tiết khác, nó có khả năng chứa một lượng lớn hormon. Sau khi tổng hợp hormon tuyến giáp, mỗi phân tử thyroglobulin chứa tới 30 phân tử thyrosine và một ít triiodothyronine. Trong quá trình này, các hormon tuyến giáp được chứa trong các nang có khả nang duy trì tình trạng hormon bình thường từ 2-3 tháng. Do đó, khi dừng tổng hợp hormon tuyến giáp, ta vẫn chưa quan sát được các triệu chứng trong vài tháng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đại cương về hệ nội tiết và hormon
Hoạt động cơ thể được điều hòa bởi hai hệ thống chủ yếu là: hệ thống thần kinh và hệ thống thể dịch. Hệ thống thể dịch điều hoà chức năng của cơ thể bao gồm điều hoà thể tích máu, các thành phần của máu và thể dịch như nồng độ các khí, ion.
Hệ thống cột tủy sau: giải phẫu dải cảm giác giữa
Các sợi thần kinh đi vào cột tủy sau tiếp tục không bị gián đoạn đi lên hành tủy sau, là nơi chúng tạo synap trong nhân cột sau. Từ đây, các nơ-ron cấp hai bắt chéo ngay sang bên đối diện của thân não và tiếp tục đi lên qua dải cảm giác giữa đến đồi thị.
Chức năng của túi tinh
Tinh dịch có chứa nhiều fructose và nhiều chất dinh dưỡng khác đảm bảo nuôi dưỡng tinh trùng từ lúc xuất tinh đến khi một trong số chúng có thể thụ tinh với trứng.
Các van tim ngăn sự quay lại của dòng máu kỳ tâm thu
Đặc điểm giải phẫu của van động mạch chủ và van động mạch phổi phải được cấu tạo với một mô sợi đặc biệt mạnh mẽ nhưng cũng phải rất mềm dẻo để chịu đựng được thêm gánh nặng vật lý.
Cung lượng tim: mối liên quan với tuần hoàn tĩnh mạch bình thường
Tăng áp lực tâm nhĩ phải nhẹ cũng đủ gây ra giảm tuần hoàn tĩnh mạch đáng kể, vì khi tăng áp lực cản trở dong máu, máu ứ trệ ở ngoại vi thay vì trở về tim.
Hoạt động của não bộ: điều hòa bằng xung động kích thích từ thân não
Xung động thần kinh ở thân não hoạt hóa các phần của não theo 2 cách: Kích thích hoạt động cơ bản của neurons trên vùng não rộng lớn và hoạt hóa hệ thống hormon thần kinh giải phóng hormon kích thích.
Canxi ở huyết tương và dịch nội bào
Nồng độ canxi trong huyết tương chỉ chiếm khoảng 1 nửa tổng. Canxi dạng ion tham gia vào nhiều chức năng ,bao gồm tác dụng của canxi lên tim, hệt thần kinh, sự tạo xương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức năng lượng trong cơ thể
Lượng năng lượng cần để thực hiện hoạt động thể chất chiếm 25% tổng năng lượng tiêu thụ của cơ thể, thay đổi nhiều theo từng người, tuỳ thuộc vào loại và lượng hoạt động được thực hiện.
Truyền suy nghĩ trí nhớ và thông tin khác giữa hai bán cầu đại não: chức năng thể chai và mép trước trong
Hai bán cầu đại não có khả năng độc lập trong ý thức, trí nhớ, giao tiếp và điều khiển chức năng vận động. Thể chai cần thiết cho hai bán cầu trong các hoạt động phối hợp ở mức tiềm thức nông.
Năng lượng yếm khí so với hiếu khí trong cơ thể
Năng lượng ATP có thể sử dụng cho các hoạt động chức năng khác nhau của tế bào như tổng hợp và phát triển, co cơ, bài tiết, dẫn truyền xung động thần kinh, hấp thu tích cực.
Cơ quan Corti: tầm quan trọng trong việc thu nhận âm thanh
Các thụ thể nhận cảm trong cơ quan Corti gồm 2 loại tế bào thần kinh được gọi là tế bào lông- một hàng tế bào lông ở trong, và 3 đến 4 hàng tế bào lông ở bên ngoài, gồm 12,000 tế bào có đường kính chỉ khoảng 8 micro mét.
Chức năng điều hoà nội môi sinh lý của thận
Áp suất thẩm thấu do các chất hòa tan trong huyết tương tạo nên, đặc biệt là Na+. Thông qua quá trình điều hòa thành phần các chất trong huyết tương, thận đã điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào, bảo đảm áp suất này hằng định ở khoảng 300 mOsm/L.
Hormone tăng trưởng (GH) điều khiển sự phát triển các mô cơ thể
Hormone tăng trưởng GH điều khiển làm tăng kích thước tế bào và tăng nguyên phân, cùng sự tăng sinh mạnh số lượng tế bào của các loại tế bào khác nhau như tạo cốt bào và các tế bào cơ còn non.
Cơ chế kiểm soát lưu lượng máu đến mô cơ thể
Kiểm soát tức thời đạt được bằng cách co hoặc giãn các tiểu động mạch, mao mạch và cơ vòng trước mao mạch, trong vài giây đến vài phút. Kiểm soát lâu dài thay đổi từ từ, trong khoảng vài ngày, vài tuần thậm chí hàng tháng.
Lắng đọng và tái hấp thu làm mới của xương
Tạo cốt bào được tìm thấy trên bề mặt ngoài của xương và trong các hốc xương. Xương liên tục tiêu hủy do sự có mặt của hủy cốt bào, là 1 loại tế bào lớn, có khả năng thực bào, đa nhân là các dẫn xuất của bạch cầu đơn nhân hoặc các tế bào giống bạch cầu đơn nhân hình thành trong tủy xương.
Sự giải phóng năng lượng từ Glucose cho cơ thể theo con đường đường phân
Cách quan trọng nhất để giải phóng năng lượng từ glucose là khởi động con đường đường phân, sản phẩm cuối cùng sau đó được oxy hóa để cung cấp năng lượng.
Dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến ốc tai: phối hợp trở kháng bởi xương con
Các xương con của tai giữa được treo bởi các dây chằng trong đó xương búa và xương đe kết hợp để hoạt động như một đòn bẩy, điểm tựa của nó ở ranh giới của màng nhĩ.
Cơ chế sinh lý điều nhiệt cơ thể
Điều hoà thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm duy trì gần điểm chuẩn 37oC. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức này, tốc độ thải nhiệt cao hơn sinh nhiệt để đưa thân nhiệt trở về 37oC.
Tiêu cự của thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa
Các tia sáng đi đến thấu kính hội tụ không phải là một chùm tia song song mà là phân kì bởi vì nguồn phát các tia sáng không đặt xa thấu kính đó.
Hoàng thể và giai đoạn hoàng thể của chu kỳ buồng trứng
Ở phụ nữ bình thường, hoàng thể lớn lên đạt đường kính khoảng 1,5 cm sau 7- 8 ngày sau phóng noãn. Sau đó hoàng thể bắt đầu teo đi và cuối cùng mất chức năng chế tiết cũng như màu vàng nhạt- màu của chất béo sau phóng noãn khoảng 12 ngày.
Tự điều hòa lưu lượng máu não bảo vệ não trước sự dao động của huyết áp động mạch và vai trò hệ thần kinh giao cảm
Hệ tuần hoàn não nhận chi phổi giao cảm đi lên từ hạch giao cảm cổ trên ở vùng cổ, đi dọc theo các động mạch của não. Nó chi phối cả các động mạch lớn của não cũng như các động mạch xuyên sâu vào nhu mô não.
Vận chuyển thụ động qua màng bào tương
Khuếch tán đơn giản, là hình thức khuếch tán trong đó các phân tử vật chất được vận chuyển, từ nơi nồng độ cao đến nồng độ thấp.
Sự bảo vệ cơ thể và tái sản xuất
Hệ miễn dịch có các vai trò phân biệt tế bào của cơ thể với tế bào và các chất lạ thường; phá hủy chúng nhờ đại thực bào hoặc tạo ra các lympho bào và prôtein đặc hiệu hoặc làm vô hiệu hoá các kháng nguyên.
Aldosterol kích tích vận chuyển Natri và Kali vào trong các tế bào tuyến
Aldosterol kích tích vận chuyển Natri và Kali vào trong các tế bào tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và tế bào biểu mô ruột.
Khả năng hoạt động của cơ thể: giảm khả năng hoạt động ở vùng cao và hiệu quả của thích nghi
Người bản xứ làm việc ở những nơi cao có thể đạt hiệu suất tương đương với những người làm việc ở đồng bằng. Người đồng bằng có khả năng thích nghi tốt đến mấy cũng không thể đạt được hiệu suất công việc cao như vậy.