- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Thành phần dịch trong cơ thể người
Thành phần dịch trong cơ thể người
Ở người trưởng thành, tổng lượng dịch trong cơ thể khoảng 42L, chiếm 60% trọng lượng. Tỉ lệ này còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thể trạng từng người.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tổng lượng dịch trong cơ thể gồm 2 phần chính: dịch ngoại bào và dịch nội bào. Dịch ngoại bào lại được tạo thành từ 2 thành phần là dịch gian bào và lòng mạch.
Có một số lượng dịch nhỏ khác, được gọi là “ dịch xuyên bào”. Chúng nằm trong các bao hoạt dịch, khoang phúc mạc, màng ngoài tim, cũng như trong dịch não tủy; được xem như là một dạng đặc biệt của dịch ngoại bào, mặc dù đôi lúc lại di chuyển vào trong tế bào hay vào lòng mạch.Số lượng của loại dịch này khoảng 1-2 L.
Ở người trưởng thành, tổng lượng dịch trong cơ thể khoảng 42L, chiếm 60% trọng lượng. Tỉ lệ này còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thể trạng từng người. Người càng già thì lượng dịch trong cơ thể càng giảm. Đó là do càng lớn tuổi thì lượng mỡ càng nhiều, nên lượng nước sẽ giảm.
Ở phụ nữ, lượng mỡ nhiều hơn đàn ông, nên lượng nước trong cơ thể sẽ thấp, chiếm khoảng 50% trọng lượng; ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thì lượng này khoảng 70-75 % trọng lượng. Do đó, điều quan trọng cần nhớ là lượng nước trong cơ thể khác nhau tùy từng độ tuổi, giới tính, và thể trạng từng người.
Hình. Điều hòa dịch của cơ thể, bao gồm các ngăn chính của cơ thể và các màng ngăn cách các ngăn này. Các giá trị được hiển thị ở một người đàn ông trưởng thành trung bình 70 kg.
Lượng dịch nội bào
Cơ thể người có 100 nghìn tỷ tế bào, chứa 28 L trên tổng số 42 L dịch toàn cơ thể, lượng dịch này gọi là dịch nội bào, chiếm trung bình 40% tổng trọng lượng cơ thể.
Lượng dịch trong mỗi tế bào bao gồm nhiều thành phần, nhưng nồng độ các chất trong mỗi tế bào là hoàn toàn giống nhau. Không chỉ thế, nồng độ các chất trong tế bào giữa các loài khác nhau, từ đơn bào đến loài người đều giống nhau. Chính vì vậy, lượng dịch trong tất cả các tế bào được coi như là một với lượng không đổi.
Lượng dịch ngoại bào
Tất cả dịch nằm ngoài tế bào đều được gọi là dịch ngoại bào. Lượng dịch này chiếm 20% trọng lượng cơ thể, số lượng khoảng 14L. Hai thành phần chính của dịch ngoại bào là dịch chiếm bào (chiếm ¾ số lượng, khoảng 11 L) và huyết tương (chiếm ¼ , khoảng 3 L).
Huyết tương là lượng dịch trong máu nhưng không nằm trong tế bào, nó trao đổi liên tục với dịch gian bào thông qua các lỗ trên mao mạch. Những lỗ này có tính thấm cao với hầu hết các chất tan ở ngoại bào trừ protein. Chính nhờ sự trao đổi này mà nồng độ các chất tronng huyết tương và gian bào tương đương nhau, trừ protein có nồng độ cao trong huyết tương.
Thể tích máu
Máu bào gồm cả dịch ngoại bào (huyết tương) và dịch nội bào (trong các tế bào máu). Tuy nhiên, máu được xem như một thành phần dịch rất riêng biệt, chứa trong hệ thống tuần hoàn, đảm nhiệm vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì huyết động.
Lượng máu trung bình chiếm khoảng 7% trọng lượng cơ thể, tầm 5L, trong đó huyết tương chiếm 60%, còn lại 40% trong các tế bào máu. Tuy nhiên, số lượng này còn phụ thuộc vào tuổi, giới và nhiều yếu tố khác.
Hematocrit: hematocrit là phân số của hồng cầu, được xác định bằng cách quay ly tâm máu trong ống cho đến khi các tế bào hồng cầu lắng xuống. Bởi vì các tế bào máu không thể lắng hết xuống đáy ống khi ly tâm do vẫn có 3-4 % tế bào bị hòa vào trong huyết tương nên lượng hematocrit đo được chỉ bằng 96% hematocrit thực tế.
Ở đàn ông, hematocrit khoảng 0,4; trong khi ở phụ nữ là 0,36. Ở những bệnh nhân bị thiếu máu cấp, lượng hematocrit có thể giảm xuống 0,1, giới hạn thấp nhất để duy trì sự sống. Ngược lại, ở những người co tăng quá trình sản xuất hồng cầu một cách bất thường, chẳng hạn như trong bệnh đa hồng cầu, hematocrit co thể lên tới 0,65.
Bài viết cùng chuyên mục
Vận chuyển chủ động các chất qua màng bào tương
Hình thức vận chuyển này được chia làm hai loại, vận chuyển chủ động nguyên phát, và vận chuyển chủ động thứ phát tùy theo năng lượng.
Giải phẫu và chức năng của nhau thai
Các tế bào lá nuôi nhô ra, trở thành lông nhung, nơi mao mạch của nhau thai phát triển. Như vậy các nhung mao mang máu thai nhi, được bao quanh bởi các xoang chứa máu của mẹ.
Cơ chế tự điều hòa bơm máu của tim: cơ chế frank starling
Tìm hiểu với các điều kiện khác nhau, lượng máu tim bơm đi mỗi phút thông thường được xác định hầu hết qua tốc độn dòng máu qua tim từ tĩnh mạch, đó là các tĩnh mạch trở về.
Receptor: sự nhậy cảm khác nhau của các receptor
Mỗi loại cảm giác cơ bản mà chúng ta có thể biết được như đau, sờ, nhìn, âm thanh và nhiều loại khác được gọi là một phương thức cảm giác.
Sự bài tiết dịch tụy của tuyến tụy
Dịch tụy được bài tiết phần lớn là do đáp ứng với sự có mặt của dịch nhũ chấp tại phần trên của ruột non, và đặc tính của dịch tụy được xác định bởi mức độ có mặt của một số loại thức ăn trong nhũ chấp.
Nhồi máu cơ tim: các giai đoạn trong quá trình hồi phục
Khi vùng thiếu máu cục bộ lớn, một số các sợi cơ ở trung tâm khu vực chết nhanh chóng, trong vòng 1-3 giờ, nơi có ngừng cung cấp máu động mạch vành.
Bài tiết hormone tăng trưởng (GH) của vùng dưới đồi, hormone kích thích tiết GH, và somatostatin
Hầu hết sự điều khiển bài tiết hormone GH có lẽ thông qua hormone GHRH hơn là hormone somatostatin, GHRH kích thích bài tiết GH qua việc gắn với các receptor đặc hiệu trên bề mặt màng ngoài của các tế bào tiết GH ở thùy yên trước.
Cấu trúc giải phẫu đặc biệt của tuần hoàn thai nhi
Tim thai phải bơm một lượng lớn máu qua nhau thai. Do đó, sự sắp xếp giải phẫu đặc biệt làm cho tuần hoàn thai có nhiều khác biệt so với tuần hoàn của trẻ sơ sinh.
Phản xạ duỗi chéo: phối hợp vận động của các chi
Các tín hiệu thần kinh cảm giác vào tủy sống thì bắt chéo sang bên đối diện để kích thích duỗi cơ. Vì phản xạ duỗi chéo chỉ bắt đầu từ 200 - 500 ms sau khi kích thích đau xảy ra.
Hệ thống điều hòa của cơ thể
Nhiều hệ điều hòa có trong từng cơ quan nhất định để điều hòa hoạt động chức năngcủa chính cơ quan đó; các hệ thống điều hòa khác trong cơ thể lại kiểm soát mối liên hệ giữa các cơ quan với nhau.
Cơn nhịp nhanh nhĩ: rối loạn nhịp tim
Nhanh nhĩ hay nhanh bộ nối (nút), cả hai đều được gọi là nhịp nhanh trên thất, thường xảy ra ở người trẻ, có thể ở người khỏe mạnh, và những người này thông thường có nguy cơ nhịp nhau sau tuổi vị thành niên.
Mức độ thiếu oxy mà một trẻ sơ sinh có thể chịu đựng được
Khi phế nang mở, hô hấp có thể bị ảnh hưởng thêm với vận động hô hấp tương đối yếu. May mắn thay, hít vào của trẻ bình thường rất giàu năng lượng; Có khả năng tạo ra áp lực âm trong khoang màng phổi lên đến 60mmHg.
Kiểm soát hệ thần kinh tự chủ của hành cầu và não giữa
Liên quan mật thiết với các trung tâm điều hòa hệ tim mạch ở thân não là các trung tâm điều hòa hệ hô hấp ở hành não và cầu não. Mặc dù sự điều hòa hệ hô hấp không được xem là tự chủ, nó vẫn được coi là một trong các chức năng tự chủ.
Tinh dịch của nam giới
Tinh trùng có thể tồn tại khá lâu trong đường sinh dục nam, nhưng một khi đã xuất tinh, chúng chỉ có thể sống được khoảng 24 đến 48 giờ ở nhiệt độ cơ thể người.
Các vùng liên hợp: cảm giác thân thể
Kích thích điện vào vùng liên hợp cảm giác bản thể có thể ngẫu nhiên khiến một người tỉnh dậy để thí nghiệm một cảm nhận thân thể phức tạp, đôi khi, chỉ là “cảm nhận” một vật thể như một con dao hay một quả bóng.
Sinh lý cân bằng nước trong cơ thể
Sự mất nước thường xảy ra một thời gian ngắn trước khi cảm thấy khát. Trẻ em, người già, người mất trí có thể không nhận biết được cảm giác khát.
Đơn vị đo độ khúc xạ của một thấu kính “Diopter”: nguyên lý quang học nhãn khoa
Mức độ bẻ cong các tia sáng của thấu kính được gọi là “độ khúc xạ”. Độ khúc xạ có đơn vị là diopter. Độ khúc xạ của một thấu kính bằng 1m chia cho tiêu cự của nó.
Kích thích hệ giao cảm và phó giao cảm gây kích thích và ức chế
Không có một sự tóm tắt nào có thể sử dụng để giải thích liệu sự kích thích hệ giao cảm hoặc phó giao cảm có gây ra kích thích hoặc ức chế trên một cơ quan nhất định.
Đại cương sinh lý thận tiết niệu
Chức năng nội tiết: thận bài tiết ra các hormon để tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sản sinh hồng cầu và góp phần vào chuyển hóa Calci
Hệ thần kinh trung ương: so sánh với máy tính
Trong các máy tính đơn giản, các tín hiệu đầu ra được điều khiển trực tiếp bởi các tín hiệu đầu vào, hoạt động theo cách tương tự như phản xạ đơn giản của tủy sống.
Chức năng phần sau trên của thùy thái dương - vùng wernicke (diễn giải phổ biến)
Kích thích điện khu vực Wernicke trong một người có ý thức đôi khi gây ra một suy nghĩ rất phức tạp, đặc biệt khi các điện cực kích thích đươc truyền đủ sâu vào não để tiếp cận các khu vực liên kết tương ứng với đồi thị.
Block nhĩ thất hoàn toàn (block độ III): chặn đường truyền tín hiệu điện tim
Trong block độ III, không có mối liên quan giữa sóng P với phức bộ QRS vì thất đã “thoát” khỏi sự điển khiển của nhĩ và đang đập theo nhịp của chính nó.
Chức năng của vùng hải mã: vùng kéo dài của vỏ não
Hải mã và các cấu trúc nằm cạnh thùy thái dương và thùy đỉnh, được gọi là khối hải mã liên kết chủ yếu gián tiếp với nhiều phần của vỏ não cũng như các cấu trúc cơ bản của hệ limbic – thể hạnh nhân, vùng dưới đồi, vách trong suốt và thể vú.
Chức năng tuyến tiền liệt
Thể dịch tuyến tiền liệt có tính kiềm nhẹ giúp trung hòa bớt tính acid của các dịch khác khi xuất tinh, do đó tăng khả năng vận động và khả năng thụ tinh của tinh trùng.
Cung lượng tim: nghiên cứu định lượng
Tăng khả năng bơm máu cùng với tăng áp suất khoang màng phổi làm cung lượng tim đạt đỉnh vì tăng hoạt động tim nhưng đường cong lại dịch sang phải vì áp suất khoang màng phổi tăng.