- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sự đào thải các hormone khỏi hệ tuần hoàn
Sự đào thải các hormone khỏi hệ tuần hoàn
Có hai yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ của các hormone trong máu, yếu tố là mức độ bài tiết hormone vào máu và yếu tố mức độ đào thải hormone ra khỏi máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sự bài tiết hormone sau khi nhận kích thích và thời gian tác dụng của các loại hormone. Một vài hormone, như epinephrine hay nor-epinephrin, được bài tiết trong vòng vài giây sau khi tuyến tủy thượng thận nhận kích thích và có thể gây tác dụng tối đa chỉ trong vòng vài giây đến vài phút; hoạt động của các loại hormone khác, như hormone tuyến giáp hay hormone GH, có thể phải cần đến hàng tháng mới gây được tác dụng tối đa. Do đó, mỗi hormone đều có tính chất riêng về thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian gây ra ảnh hưởng- mỗi loại cấu trúc đều nhằm phục vụ những chức năng riêng biệt.
Nồng độ các hormone trong máu và mức độ bài tiết hormone. Chỉ cần một lượng nhỏ của các hormone để thực hiện việc điều hòa hầu hết các quá trình chuyển hóa và các chức năng nội tiết. Nồng độ của chúng trong máu khoảng từ 1pico gam (1 phần triệu triệu của 1g) trong 1ml máu cho đến nhiều nhất là vài micro gam (vài phần triệu của 1g) trong 1ml máu. Tương tự, mức độ bài tiết các hormone cực kì nhỏ, hay được tính bằng micro gam hoặc mili gam/ngày.
Có hai yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ của các hormone trong máu. Một yếu tố là mức độ bài tiết hormone vào máu. Yếu tố thứ hai là mức độ đào thải hormone ra khỏi máu, hay được gọi là tốc độ lọc sạch chuyển hóa (metabolic clearance rate), và thường được định nghĩa bằng số ml huyết tương được lọc sạch hormone trong 1 phút. Để tính mức độ lọc này, người ta tính (1) tốc độ lọc hormone khỏi huyết tương (nano gam/phút) và (2) nồng độ hormone trong huyết tương (nano gam/ml huyết tương). Sau đó, tốc độ lọc sạch chuyển hóa được tính bằng công thức:
Tốc độ lọc sạch chuyển hóa = tốc độ lọc hormone khỏi huyết tương/ nồng độ của hormone
Công thức này chủ yếu dựa trên phương pháp: hormone được gắn với một chất phóng xạ. Sau đó, lượng hormone gắn phóng xạ này được truyền với một tốc độ không đổi vào máu cho đến khi nồng độ chất phóng xạ trong máu đạt mức hằng định. Khi đó, tốc độ lọc hormone ra khỏi huyết tương chính bằng tốc độ hormone được truyền vào máu. Cùng lúc, nồng độ hormone gắn phóng xạ trong máu được tính bằng phương pháp đếm phóng xạ chuẩn (standard radioactive counting procedure). Sau đó, bằng việc sử dụng công thức nêu trên ta sẽ tính được tốc độ lọc sạch chuyển hóa.
Các hormone được “lọc” khỏi huyết tương bằng nhiều con đường, bao gồm (1) sự giáng hóa ở các mô, (2) gắn vào các mô, (3) đào thải ở gan và đi vào dịch mật và (4) đào thải ở thận và đi vào nước tiểu. Với một số hormone, tốc độ lọc sạch chuyển hóa có thể bị giảm xuống có thể làm tăng vọt nồng độ của hormone đó trong hệ tuần hoàn. Ví dụ, hiện tượng này xảy ra với một số hormone steroid khi gan bị bệnh lý, lý do vì các hormone này chủ yếu được liên hợp tại gan và và đào thải vào dịch mật.
Các hormone còn được đào thải tại những tế bào đích bởi quá trình enzyme, quá trình này gây ra sự nhập bào của phức hợp receptor- hormone trên màng tế bào; hormone sau đó được giáng hóa ở trong tế bào, và các receptor thường được gắn lại lên màng tế bào.
Hầu hết các hormone peptid và các catecholamine đều tan trong nước và di chuyển tự do trong vòng tuần hoàn. Chúng thường được giáng hóa bởi các enzyme trong máu và ở các mô sau đó nhanh chóng được đào thải qua thận hoặc gan. Ví dụ, thời gian bán hủy của angiotensin II trong máu chỉ dưới 1 phút.
Các hormone được gắn với protein được lọc khỏi máu với tốc độ chậm hơn và có thể tồn tại trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Thời gian bán hủy của các steroid thượng thận trong máu từ 20- 100 phút, trong khi thời gian bán hủy của hormone tuyến giáp gắn với protein có thể kéo dài 1- 6 ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Aldosterol kích tích vận chuyển Natri và Kali vào trong các tế bào tuyến
Aldosterol kích tích vận chuyển Natri và Kali vào trong các tế bào tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và tế bào biểu mô ruột.
Sinh lý điều hòa hô hấp
Ở những trạng thái khác nhau của cơ thể, hoạt động của trung tâm hô hấp cần phải điều chỉnh để giữ PO2, PCO2, pH máu chỉ thay đổi trong giới hạn hẹp.
Sinh lý học thị giác (mắt)
Người mắc bệnh nhược cơ thì mí mắt hay sụp xuống, Làm nghiệm pháp Jolly chớp mắt liên tục 15 lần thì không mở mắt được nữa.
Chức năng của vỏ Limbic
Kích thích vùng khác nhau của vỏ Limbic sẽ gợi ra chức năng thực sự của mỗi vùng. Tuy nhiên, nhiều hành vi có thể được suy ra do kích thích một số vùng đặc biệt của vỏ Limbic.
Sinh lý thần kinh dịch não tủy
Dịch não tủy là một loại dịch ngoại bào đặc biệt lưu thông trong các não thất và trong khoang dưới nhện do các đám rối màng mạch trong các não thất bài tiết.
Sự lắng đọng và hấp thu canxi và phosphate ở xương cân bằng với dịch ngoại bào
Mặc dù cơ chế làm lắng đọng các muối canxi ở osteoid chưa được hiểu đầy đủ, sự kiểm soát của quá trình này dường như phụ thuộc phần lớn vào pyrophosphate, chất làm ức chế tạo thành tinh thể hydroxyapatite và lắng canxi của xương.
Hệ thống Purkinje tâm thất của tim: dẫn truyền nhanh
Sự truyền tải nhanh điện thế hoạt động bởi các sợi Purkinje được cho là gây ra bởi một tính thấm rất cao của các khoảng trống tiếp giáp ở các đĩa xen kẽ giữa các tế bào kế tiếp cấu tạo nên các sợi Purkinje.
Sinh lý phản xạ có điều kiện và không điều kiện
Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, Pavlov đã phân biệt hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Sự vận động của tế bào cơ thể người
Yếu tố cần thiết của sự chuyển động là cung cấp năng lượng cần thiết để kéo tế bào về phía chân giả. Trong bào tương của tất cả tế bào là một lượng lớn protein actin.
Chẩn đoán sinh lý đái tháo đường
Các hiệu ứng cơ bản của tình trạng thiếu insulin hoặc kháng insulin đến quá trình chuyển hóa glucose là ngăn chặn sự hấp thu và sử dụng hiệu quả glucose của hầu hết các tế bào của cơ thể, ngoại trừ những tế bào trong não.
Áp lực hệ thống phổi: áp lực trong các buồng tim và mạch máu
Trong suốt tâm thu, áp lực trong động mạch phổi cơ bản bằng áp lực trong tâm thất phải. Sau khi van động mạch phổi đóng lại ở cuối tâm thu, áp lực tâm thất giảm nhanh chóng trong khi áp lực động mạch phổi giảm chậm hơn khi máu chảy qua các mao mạch phổi.
Đo thể tích hô hấp: ghi lại những thay đổi trong phép đo thể tích phổi
Thay đổi của thể tích phổi dưới tình trạng thở khác nhau. Mô tả sự kiện thông khí phổi, không khí trong phổi có thể được chia thành 4 thể tích và 4 dung tích trung bình cho người lớn trẻ.
Phức bộ QRS: nguyên nhân gây ra điện thế bất thường
Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc.
Mối quan hệ giữa huyết áp dòng chảy và lực cản
Dòng máu qua mạch được quyết định bởi chênh lệch áp lực máu giữa 2 đầu của đoạn mạch, và sức cản chống lại dòng máu qua mạch, hay còn được gọi là sức cản thành mạch.
Giải phẫu chức năng của khu liên hợp vỏ não
Những khu vực liên hợp cũng có phân hóa chuyên môn riêng của nó. Các khu vực liên hợp quan trọng bao gồm: (1) khu liên hợp đỉnh- chẩm, (2) khu liên hợp trước trán, và (3) khu liên hợp hệ viền.
Bài tiết dịch tiêu hóa ruột bởi hang Lieberkuhn
Tế bào biểu mô nằm sâu trong các hang tuyến Lieberkuhn liên tục phân chia, và những tế bào mới di chuyển dọc theo màng đáy lên phía trên và ra ngoài tới đỉnh của các lông nhung.
Hệ mạch cửa dưới đồi yên của thùy trước tuyến yên
Mạch máu đi vào các xoang đầu tiên đều đi qua giường mao mạch ở phần dưới vùng dưới đồi, dòng máu sau đó chảy qua các mạch cửa dưới đồi yên rồi đổ vào các xoang ở tuyến yên trước.
Tính chất hóa học của các hormone sinh dục
Cả estrogen và progesterone đều được vận chuyển trong máu nhờ albumin huyết tương và với các globulin gắn đặc hiệu. Sự liên kết giữa hai hormone này với protein huyết tương đủ lỏng lẻo để chúng nhanh chóng được hấp thu.
Cung lượng tim: nghiên cứu định lượng
Tăng khả năng bơm máu cùng với tăng áp suất khoang màng phổi làm cung lượng tim đạt đỉnh vì tăng hoạt động tim nhưng đường cong lại dịch sang phải vì áp suất khoang màng phổi tăng.
Bôi trơn bảo vệ và tầm quan trọng của chất nhày trong đường tiêu hóa
Chất nhày có khả năng khiến cho sự trượt của thức ăn trong đường tiêu hóa rất dễ dàng và ngăn cản sự trầy xước cơ học hoặc sự phân hủy hóa học cho lớp biểu mô.
Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào
Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.
Lưu lượng máu đến ruột chịu ảnh hưởng của hoạt động và tác nhân chuyển hóa ruột
Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây tăng lượng máu khi đường tiêu hóa hoạt động vẫn chữa được biết rõ, nhưng một vài phần đã được làm sáng tỏ.
Tăng huyết áp có angiotensin tham gia: gây ra bởi khối u tiết renin hoặc thiếu máu thận cục bộ
Một khối u của các tế bào cận cầu thận tiết renin xuất hiện và tiết số lượng lớn của renin, tiếp theo, một lượng tương ứng angiotensin II được hình thành.
Tác dụng của Insulin lên chuyển hóa chất béo
Insulin có nhiều tác dụng dẫn đến dự trữ chất béo tại mô mỡ. Đầu tiên, insulin tăng sử dụng glucose ở hầu hết các mô, điều này tự động làm giảm sử dụng chất béo, do đó, chức năng này như là dự trữ chất béo.
Bệnh thiếu máu cơ tim
Tắc động mạch vành cấp tính thường xuyên xảy ra người có tiền sử bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch nhưng hầu như không bao giờ ở một người với một tuần hoàn mạch vành bình thường.