- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sự ảnh hưởng lẫn nhau của trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng
Sự ảnh hưởng lẫn nhau của trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng
Nếu nồng độ đỉnh LH không đạt đủ độ lớn, sự rụng trứng sẽ không xảy ra, và được gọi là chu kì không rụng trứng. Các giai đoạn của chu kì sinh dục vẫn tiếp tục, tuy nhiên trứng không rụng làm cho hoàng thể không phát triển.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hiện nay, sau rất nhiều sự thảo luận về những thông tin đã biết về sự tác động qua lại giưuax các thành phần trong hệ hormone nữ giới, chúng ta có thể tham gia giải thích sự tác động qua lại điều khiển nhịp độ của chu kỳ kinh nguyệt.
Ba sự kiện
1. Sự bài tiết các hormone buồng trứng sau rụng trứng, và sự giảm hormone điều hòa tuyến sinh dục từ tuyến yên. Trong thời gian sau khi rụng trứng và bắt đầu hành kinh, hoàng thể tiết một lượng lớn estrogen và progesterone, cũng như inhibin. Các hormone này phối hợp tạo ra feedback âm lên thùy trước tuyến yên và vùng dưới đồi, làm giảm sự bài tiết FSH và LH và làm nồng độ FSH và LH đạt mức thấp nhất khoảng 3-4 ngày trước khi bắt đầu hành kinh.
2. Giai đoạn nang trứng phát triển: 2-3 ngày trước khi hành kinh, hoàng thể gần như co lại hoàn toàn, và sự bài tiết estrogen, progesterone và inhibin của hoàng thể giảm xuống mức rất thấp.
Việc này khiến cho vùng dưới đồi và tuyến yên được giải phóng khỏi feedback âm tính do các hormone này tạo ra. Do đó, sau 1 ngày trở đi, vào lúc bắt đầu hành kinh, tuyến yên bài tiết FSH tăng lên gấp đôi, và sau đó, kéo dài trong vài ngày sau khi bắt đầu hành kinh, sự bài tiết LH cũng tăng nhẹ.Hai hormone này khởi động sự phát triển của nang trứng mới và đẩy nhanh sự bài tiết estrogen, đạt đỉnh nồng độ estrogen vào khoảng 12,5 -13 ngày sau khi bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt. Trong 11-12 ngày đầu tiên trong giai đoạn nang trứng phát triển, mức độ chế tiết các hormone điều hòa tuyến sinh dục FSH và LH của tuyến yên bị giảm một chút do ảnh hưởng của feedback âm do chủ yếu là estrogen lên thùy trước tuyến yên. Sau đó là thời điểm LH tăng nhanh đột ngột và FSH cũng tăng nhưng ít hơn. Việc này tạo ra đỉnh LH và FSH, sau đó dẫn đến rụng trứng.
3. Đỉnh LH và FSH gây ra rụng trứng: Vào khoảng 11,5-12 ngày sau khi bắt đầu CKKN, quá trình giảm bài tiết FSH và LH dừng lại đột ngột. Người ta cho rằng nồng độ cao của estrogen vào thời điểm đó (hoặc do sự xuất hiện bài tiết progesterone từ nang trứng) tạo ra một feedback dương kính thích lên thùy trước tuyến yên (đã được giải thích ở phần trước), tạo nên một đỉnh rất cao LH, và một đỉnh FSH thấp hơn . Bất kì nguyên nhân nào tạo ra đỉnh LH và FSH trong giai đoạn tiền rụng trứng, nồng độ rất cao LH dẫn đến hai hiện tượng: rụng trứng và sau đó là sự phát triển và chế tiết của hoàng thể.
Ngoài ra, hệ hormone sinh dục bắt đầu một giai đoạn bài tiết mới cho đến lần rụng trứng tiếp theo.
Chu kì không rụng trứng - chu kì sinh dục trong giai đoạn dậy thì
Nếu nồng độ đỉnh LH không đạt đủ độ lớn, sự rụng trứng sẽ không xảy ra, và được gọi là “chu kì không rụng trứng”. Các giai đoạn của chu kì sinh dục vẫn tiếp tục, tuy nhiên chúng sẽ thay đổi theo hướng sau: Đầu tiên, trứng không rụng làm cho hoàng thể không phát triển, và hầu như không có sự bài tiết progesterone trong giai đoạn sau của chu kỳ kinh nguyệt. Thứ hai, chu kì sẽ rút ngắn lại vài ngày, nhưng nhịp độ vẫn được duy trì. Do đó, dường như progesteron không cần thiết trong việc duy trì tính nhịp điệu, mặc dù nó có thể làm thay đổi nhịp điệu của chu kì.
Bài viết cùng chuyên mục
Hạ ô xy máu: bộ chuyển mạch HIFs đáp ứng cơ thể
Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng oxy, những dưới - đơn vị của HIF khi hoạt động đòi hỏi hoạt hóa hàng loạt gen, sẽ bị điều hòa giảm và bất hoạt bằng những HIF hydroxylase.
Hệ thống Purkinje tâm thất của tim: dẫn truyền nhanh
Sự truyền tải nhanh điện thế hoạt động bởi các sợi Purkinje được cho là gây ra bởi một tính thấm rất cao của các khoảng trống tiếp giáp ở các đĩa xen kẽ giữa các tế bào kế tiếp cấu tạo nên các sợi Purkinje.
Ức chế thần kinh: thay đổi điện thế
Ngoài sự ức chế được tạo ra bởi synap ức chế ở màng tế bào thần kinh (được gọi là ức chế sau synap), có một loại ức chế thường xảy ra ở các cúc tận cùng trước synap trước khi tín hiệu thần kinh đến được các khớp thần kinh.
Kiểm soát huyết áp động mạch: angiotensin II làm cho thận giữ muối và nước
Angiotensin II là một trong những chất kích thích bài tiết aldosterone mạnh bởi các tuyến thượng thận, như chúng ta sẽ thảo luận liên quan đến điều hòa thể dịch và liên quan đến chức năng tuyến thượng thận.
Sinh lý thần kinh vùng dưới đồi
Vùng dưới đồi có chức năng chống bài niệu thông qua ADH (antidiuretic hormon), đây là một hormon do nhân trên thị và nhân cạnh não thất bài tiết.
Kích thích và dẫn truyền xung động của tim
Nút xoang (còn gọi là nhĩ xoang hay nút SA) phát nhịp trong hệ thống tạo xung nhịp bình thường, theo đường dẫn xung từ nút xoang tới nút nhĩ thất (AV).
Kích thích riêng và đồng loạt bởi hệ giao cảm và phó giao cảm
Trong một số trường hợp, hầu hết toàn bộ các phần của hệ thần kinh giao cảm phát xung đồng thời như một đơn vị thống nhất, hiện tượng này được gọi là sự phát xung đồng loạt.
Hormon điều hòa chuyển hóa Protein trong cơ thể
Hormon tăng trưởng làm tăng tổng hợp protein tế bào, Insulin là cần thiết để tổng hợp protein, Glucocorticoids tăng thoái hóa hầu hết protein mô, Testosterone tăng lắng động protein mô.
Cơ chế chung của sự co cơ
Acetylcholine hoạt động trên một khu vực cục bộ của màng sợi cơ để mở các kênh cation có “cổng acetylcholine” thông qua các phân tử protein lơ lửng trong màng.
Sự phát triển của điện thế hoạt động
Yếu tố nào đó làm tăng đôi chút điện thế màng từ -90mV hướng tới mức bằng không, điện thế tăng cao sẽ gây ra việc mở một số kênh natri có cổng điện thế.
Block nhĩ thất hoàn toàn (block độ III): chặn đường truyền tín hiệu điện tim
Trong block độ III, không có mối liên quan giữa sóng P với phức bộ QRS vì thất đã “thoát” khỏi sự điển khiển của nhĩ và đang đập theo nhịp của chính nó.
Nhồi máu cơ tim: các giai đoạn trong quá trình hồi phục
Khi vùng thiếu máu cục bộ lớn, một số các sợi cơ ở trung tâm khu vực chết nhanh chóng, trong vòng 1-3 giờ, nơi có ngừng cung cấp máu động mạch vành.
Rung thất: điện tâm đồ điển hình
Vì không có bơm máu trong khi rung thất nên tình trạng này sẽ dẫn đến tử vong nếu không có những liệu pháp mạnh như shock điện ngay lập tức.
Bài tiết hormone tăng trưởng (GH) của vùng dưới đồi, hormone kích thích tiết GH, và somatostatin
Hầu hết sự điều khiển bài tiết hormone GH có lẽ thông qua hormone GHRH hơn là hormone somatostatin, GHRH kích thích bài tiết GH qua việc gắn với các receptor đặc hiệu trên bề mặt màng ngoài của các tế bào tiết GH ở thùy yên trước.
Cung lượng tim: đánh giá bằng phương pháp chỉ thị mầu
Chất chỉ thị ngay sau đó chảy từ tim phải qua động mạch phổi, vào tâm nhĩ trái, cuối cùng là tâm thất trái, theo dòng máu vào tuần hoàn ngoại vi.
Cảm giác tư thế: cảm giác cảm thụ bản thể
Sự nhận thức về tư thế, gồm cả động và tĩnh, phụ thuộc vào nhận biết về mức độ gập góc của tất cả các khớp trong các mặt phẳng và sự thay đổi tốc độ của chúng.
Tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa năng lượng của thức ăn và chất dinh dưỡng
Thông thường tỉ lệ chuyển hóa của trẻ sơ sinh so với trọng lượng cơ thể gấp đôi người lớn, chúng giải thích cho thực tế rằng hiệu suất của tim và thể tích hô hấp trong một phút gấp đôi người lớn so với trọng lượng cơ thể.
Đo huyết áp tâm thu và tâm trương trên lâm sàng
Có sự tăng nhẹ trong huyết áp tâm thu thường xảy ra sau tuổi 60. Sự tăng này nguyên nhân do giảm khả năng co giãn hay trở nên cứng hơn, chủ yếu nguyên nhân do xơ vữa.
Sinh lý sinh dục nam giới
Mỗi người nam có 2 tinh hoàn, khi trưởng thành mỗi tinh hoàn có kích thước trung bình khoảng 4,5 x 2,5 cm, nặng khoảng 10 - 15 gram.
Tăng huyết áp nguyên phát (essential): sinh lý y học
Đa số bệnh nhân tăng huyết áp có trọng lượng quá mức, và các nghiên cứu của các quần thể khác nhau cho thấy rằng tăng cân quá mức và béo phì có thể đóng 65-75 phần trăm nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp nguyên phát.
Củng cố trí nhớ của con người
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhắc đi nhắc lại một thông tin tương đồng trong tâm trí sẽ làm nhanh và tăng khả năng mức độ chuyển từ trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn và do đó làm nhanh và tăng khả năng hoạt động củng cố.
Giải phẫu và sinh lý của cấp máu mạch vành
Hầu hết máu từ tĩnh mạch vành trái trở về tâm nhĩ phải thông qua xoang vành, chiếm 75%. Máu từ thất phải thông qua tĩnh mạch nhỏ chảy trực tiếp vào tâm nhĩ phải.
Nút nhĩ thất: chậm dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất của tim
Hệ thống dẫn truyền của nhĩ được thiết lập không cho xung động tim lan truyền từ nhĩ xuống thất quá nhanh; việc dẫn truyền chậm này cho phép tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất để làm đầy thất trước khi tâm thất thu.
Đo lưu lượng máu não và tác động của hoạt động não bộ trên lưu lượng máu não
Chứng minh tác động của hoạt động thần kinh tại chỗ trên lưu lượng máu não bằng cách chỉ ra sự gia tăng đặc hiệu lưu lượng máu vùng chẩm ghi lại trên não một con mèo khi chiếu ánh sáng mạnh vào mắt nó trong một phút rưỡi.
Áp dụng nguyên lý khúc xạ cho các thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa
Các tia sáng song song đang đi vào một thấu kính lồi. Các tia sáng đi xuyên qua đúng điểm trung tâm của thấu kính sẽ vuông góc với bề mặt kính, nên vì thế, nó xuyên qua thấu kính mà không bị đổi hướng.