Sinh lý nội tiết tuyến thượng thận

2013-04-06 11:22 PM

Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ úp trên hai thận, mỗi tuyến nặng khoảng 4g. Tuyến thượng thận gồm 2 phần riêng biệt : phần vỏ (80%) và phần tuỷ (20%). Chức năng tuỷ thượng thận, liên quan đến hoạt động hệ giao cảm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học

Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ úp trên hai thận, mỗi tuyến nặng khoảng 4g.

Tuyến thượng thận gồm 2 phần riêng biệt : phần vỏ (80%) và phần tuỷ (20%).

Vỏ thượng thận

Gồm 3 lớp riêng biệt (Hình).

Lớp cầu gồm các tế bào rất mỏng nằm ngoài cùng của tuyến, sản xuất hormon chuyển hoá muối nước là mineralocorticoid (aldosteron).

Lớp bó ở giữa sản xuất glucocorticoid (cortisol).

Lớp lưới  trong cùng bài tiết androgen.

Lớp cầu và hai lớp còn lại chịu ảnh hưỏng nhiều yếu tố hoàn toàn khác nhau. Những yếu tố làm tăng sinh lớp cầu và tăng bài tiết aldosteron thi không tác dụng với hai lớp kia và ngược lại, yếu tố làm tăng tiết cortisol và androgen thì không ảnh hưởng đến lớp cầu.

Các lớp vỏ thượng thận

Hình: Các lớp vỏ thượng thận.

Tủy thượng thận

Nằm ở trung tâm của tuyến, sản xuất và bài tiết catecholamine, được xem là hai hạch giao cảm lớn mà nơron mất sợi trục và trở thành tế bào bài tiết.

Chức năng tuỷ thượng thận liên quan đến hoạt động hệ giao cảm, sự kích thích giao cảm cũng gây bài tiết hormon tuỷ thượng thận và các hormon này lại có tác dụng giống tác dụng của hệ thần kinh giao cảm.

Tuyến thượng thận tuy nhỏ nhưng mang tính chất sinh mạng.

Trên động vật thực nghiệm, nếu nạo bỏ hai tuỷ thượng thận, con vật sẽ rối loạn huyết áp nhưng sau một thời gian trở về bình thường, ngược lại nếu cắt bỏ hai phần vỏ con vật sẽ chết trong vài ngày đến vài tuần do rối loạn điện giải và stress.

Các hormon vỏ thượng thận

Hormon vỏ thượng thận có nguồn gốc từ cholesterol tạo thành các steroid. Cholesterol qua các giai đoạn, hình thành 3 loại:

Glucocorticoid (Gc) : Cortisol, corticosterone.

Mineralocorticoid (Gm) : Aldosteron, 11-desoxycorticosterone.

Nhóm hormon sinh dục : Androgen, estrogen (vết).

Khoảng 30 loại steroid khác nhau được phân lập từ vỏ thượng thận, nhưng chỉ có 2 hormon có chức năng quan trọng là cortisol và aldosteron. Tất cả hormon vỏ thượng thận được tổng hợp từ những mẫu acetat theo con đường cholesterol (sơ đồ).

Sinh tổng hợp hormon vỏ thượng thận

Sơ đồ: Sinh tổng hợp hormon vỏ thượng thận.

Trong máu 94% cortisol ở dạng kết hợp, chủ yếu gắn với globulin, được gọi là transcortin. 50% aldosteron ở dạng kết hợp lỏng lẻo với protein huyết tương.

Ở mô đích, cortisol tác dụng và bị phá huỷ trong vòng 1-2 giờ còn aldosteron thì trong khoảng 30 phút. Các hormon vỏ thượng thận bị phá huỷ ở gan, 25% thải qua đường mật và 75% theo đường thận.

Nồng độ cortisol bình thường khoảng 12 (g/dl, bài tiết mỗi ngày 15-20 mg. Nồng độ aldosteron khoảng 6 ng/dl, bài tiết 150-250 (g/ngày.

Nhóm Glucocorticoid (Gc)

95%là do hoạt động của cortisol (hydrocortisone*)

Tác dụng:

Tác dụng trên chuyển hóa:

Glucid: tăng tạo đường mới ở gan; giảm sử dụng glucose ở tế bào; làm tăng glucose máu, có thể gây đái đường, tương tự đái đường yên.

Protein: tăng thoái hóa protein ở hầu hết tế bào cơ thể, trừ tế bào gan. Tăng chuyển acid amin vào tế bào gan, tăng tổng hợp protein ở gan, tăng chuyển acid amin thành glucose. Tăng nồng độ acid amin, làm giảm vận chuyển acid amin vào tế bào trừ gan.

Lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ gây tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương và tăng sử dụng để cho năng lượng; tăng oxid hóa acid béo ở mô.

Tác dụng chống stress:

Khi bị stress, cơ thể lập tức tăng lượng ACTH, sau vài phút, một lượng lớn cortisol được bài tiết bởi vỏ thượng thận, có thể tăng đến 300mg/24giờ.

Có lẽ do cortísol huy động nhanh acid amin và mỡ dự trữ, cung cấp năng lượng cho tố chức; đồng thời các acid amin này được dùng để tổng hợp các chất cần duy trì cho sự sống tế bào như purines, pyrimidines và creatine phosphate.

Tác dụng chống viêm:

Cortísol làm giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm, đặc biệt ở liều cao, tác dụng này được sử dụng trên lâm sàng.

Do cortisol làm ổn định màng lysosom trong tế bào và ức chế men phospholipaza A2, ngăn cản hình thành các chất gây viêm như leukotrien, prostaglandins, đây là hai chất gây dãn mạch, tăng nhiệt độ, tăng tính thấm mao mạch trong các phản ứng viêm.

Tác dụng chống dị ứng:

Cortisol ức chế sự giải phóng histamin trong các phản ứng kháng nguyên-kháng thể, do đó làm giảm hiện tượng dị ứng.

Tác dụng lên tế bào máu:

Làm giảm số lượng bạch cầu ưa acid, bạch cầu lympho, giảm kích thước hạch và tuyến ức.

Tác dụng lên hệ thống miễn dịch:

Gây giảm kháng thể, do đó sử dụng cortisol dài ngày dễ nhiễm khuẩn, nhưng được dùng để ngăn sự loại bỏ mảnh ghép.

Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác:

Nồng độ cortisol tăng cao sẽ giảm chuyển T4 thành T3 và tăng chuyển T3 thành T4, làm giảm nồng độ hormon sinh dục.

Tác dụng khác:

Tăng bài tiết dịch vị nên nếu dùng cortisol kéo dài có thể gây loét dạ dày, đối với hệ xương, có thể ức chế hình thành xương, giảm tăng sinh tế bào, giảm lắng đọng tổng hợp protein của xương.

Điều hòa bài tiết:

Cortisol được điều hòa bởi ACTH của tiền yên theo cơ chế điều hoà ngược. Nhịp bài tiết cortisol tương ứng với nhịp bài tiết ACTH.

Nhóm Mineralocorticoid (Gm) Aldosteron là hormon chủ yếu của nhóm này

Tác dụng:

Tăng tái hấp thu ion Na và tăng bài tiết ion K, Cl ở ống thận, kéo theo sự  tái hấp thu nước (chủ yếu qua trung gian ADH), gây tăng thể tích ngoại bào.

Nồng độ aldosteron tăng cao có thể làm tăng thể tích dịch ngoại bào lên từ 5-15% và dẫn đến tăng huyết áp động mạch lên 15-25%.

Ngược lại, sự giảm aldosteron gây mất natri, giảm thể tích dịch ngoại bào, đồng thời tăng ion K+ có thể gây độc cơ tim.

Tác dụng tương tự như trên xảy ra ở tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi.

Tác dụng này đặc biệt quan trọng khi cơ thể hoạt động trong môi trường nóng, nhờ aldosteron mà việc mất muối qua da theo mồ hôi sẽ giảm bớt.

Điều hòa bài tiết:

Liên quan với chuyển hóa natri, khi natri máu cao, thì sẽ giảm aldosteron máu, natri được bài tiết ra ngoài, và ngược laiû.

Nồng độ K+ cao trong dịch ngoại bào sẽ làm tăng tiết aldosteron.

Bên cạnh đó sự điều hòa còn thông qua hệ thống Renin-angiotensin-aldosteron

Nhóm hormon sinh dục

Hoạt tính sinh dục của androgen vỏ thượng thận rất ít, chỉ rõ khi có sự bài tiết gia tăng bệnh lý.

Các hormon tủy thượng thận

Thần kinh giao cảm chi phối tủy thượng thận chỉ có sợi tiền hạch, các catecholamin được giải phóng vào máu như những hormo

Hình: Thần kinh giao cảm chi phối tủy thượng thận chỉ có sợi tiền hạch, các catecholamin được giải phóng vào máu như những hormon.

Tủy thượng thận được xem là một hạch giao cảm khổng lồ bài tiết catecholamine, đáp ứng với những xung động thần kinh dọc sợi tiền hạch giao cảm đến tủy thượng thận, gây tăng hoạt tính của hệ thần kinh giao cảm (hình).

Epinephrin, norepinephrin và dopamin được gọi là các catecholamin. Bình thường trong máu có 80% là epinephrin và 20% là norepinephrin.

Tác dụng

Tác dụng của epinephrin, norepinephrin giống như tác dụng của hệ thần kinh giao cảm nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn. Tác dụng rõ nhất của catecholamin là tác dụng lên tim mạch và huyết áp.

Ở các cơ quan trong cơ thể đều có chất tiếp nhận norepinephrin và epinephrin. Các receptor này được chia làm 2 loại (  và (; (  receptor lại chia thành ( 1 và ( 2 , còn (  thì có ( 1 và ( 2. Epinephrin gắn cả ( và (, norepinephrin gắn chủ yếu với ( receptor. Tác dụng của hai hormon này trên tế bào đích phụ thuộc loại receptor có ở mô đích.

Epinephrin làm tim đập nhanh, tăng lực co bóp; trên mạch máu thì gây co mạch dưới da, dãn mạch vành, mạch não và cơ, gây tăng huyết áp tối đa, tối thiểu giảm nhẹ.

Norepinephrin tác dụng giống epinephrin nhưng trên mạch máu thì mạnh hơn, tăng huyết áp tối đa lẫn tối thiểu do co mạch toàn thân, các tác dụng khác cũng yếu hơn.

Các catecholamin làm tăng chuyển hoá cơ thể, tăng tiêu thụ oxy và tăng sinh nhiệt; tăng phân giải glycogen thành glucose do đó làm tăng glucose máu.

Điều hòa bài tiết

Phần lớn tác động sinh lý trên sự bài tiết hormon tủy thượng thận thông qua hệ thần kinh. Trong những điều kiện cơ sở, sự bài tiết catecholamin là thấp. Sự bài tiết tăng là một phần hoạt động giao cảm trong tình trạng như stress, hạ đường huyết, lạnh, hạ huyết áp...

Ở người bình thường, tuỷ thượng thận bài tiết epinephrin 0,2 (g/kg/phút và norepinephrin là 0,05 (g/kg/phút, do đó có thể duy trì huyết áp bình thường trong điều kiện cắt đứt toàn bộ thần kinh giao cảm. Nồng độ epinephrin là 170-520 pmol/l và norepinephrin là 0,3-28 nmol/l ở người Việt Nam 18-22 tuổi.

Các rối loạn chức năng thượng thận

Nhược năng vỏ thượng thận

Cấp tính (suy thượng thận cấp): gặp trong nhiễm trùng huyết, ngừng corticoid đột ngột trong điều trị dài ngày.

Mãn tính (Bệnh Addison: bệnh da đen): do bệnh lý tự miễn hoặc do lao thượng thận hay u chèn ép. Biểu hiện giảm bài tiết cortisol, aldosteron, rối loạn sắc tố da niêm mạc.

Ưu năng vỏ thượng thận

Hội chứng Cushing: do thừa Gc, nguyên nhân u vỏ thượng thận, hoặc u tế bào tiết ACTH tuyến yên. Bệnh nhân béo, mặt  tròn, tay chân gầy, có những vết rạn đỏ ở bụng, rối loạn phân bố mỡ. Đường huyết tăng, rối loạn chuyển hóa muối và nước, ứ đọng Na+, mất K+, làm cho cơ thể yếu nhưng huyết áp lại tăng.

Hội chứng này có thể do lạm dụng Gc trong điều trị.

Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ và cho hormon thay thế.

Hội chứng Conn: u lớp cầu vỏï thượng thận, còn gọi là hội chứng cường aldosteron tiên phát, biểu hiện mất K+, tăng huyết áp, dần  đưa đến bệnh thận giảm K+ (hypokalemic nephropathy) với đái nhiều, yếu cơ, kiềm chuyển hóa.

Hội chứng thượng thận-sinh dục(Adrenogenital syndrome)

Ở nam, phát triển nhanh, dậy thì sớm; ở nữ, nam hóa, bộ phận sinh dục teo, mất kinh. Nguyên nhân do thiếu 21-(-Hydroxylase làm sự tổng hợp lệch hướng hoặc do khối u tăng sản xuất androgen.

Cường tủy thượng thận

Bệnh Pheochromocytoma, do u tế bào ưa crom của tủy thượng thận, bài tiết nhiều catecholamine, gây tăng huyết áp từng cơn. Tuy là u lành tính nhưng nếu không phẫu thuật bệnh nhân có thể chết vì tăng huyết áp và suy tim.

Bài viết cùng chuyên mục

Nguy cơ bị mù gây ra bởi điều trị quá nhiều oxy ở những trẻ sơ sinh thiếu tháng

Sử dụng quá nhiều oxy gen để điều trị cho trẻ sơ sinh non, đặc biệt là lúc mới sinh, có thể dẫn đến mù bởi vì quá nhiều oxy làm dừng sự tăng sinh các mạch máu mới của võng mạc.

Chức năng của tuyến tùng trong kiểm soát sinh sản theo mùa ở một số động vật

Tuyến tùng chỉ là một phần thoái hóa không có chức năng, nhưng một số phát hiện trong những năm trở lại đây cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát hoạt động sinh dục và sinh sản.

Bài tiết hormone tăng trưởng (GH) của vùng dưới đồi, hormone kích thích tiết GH, và somatostatin

Hầu hết sự điều khiển bài tiết hormone GH có lẽ thông qua hormone GHRH hơn là hormone somatostatin, GHRH kích thích bài tiết GH qua việc gắn với các receptor đặc hiệu trên bề mặt màng ngoài của các tế bào tiết GH ở thùy yên trước.

Hệ nội tiết và sinh sản của nữ

Những hormone FSH và LH  hormone thùy trước tuyến yên, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone hoàng thể hormone buồng trứng, estrogen và progesteron, được bài tiết với nồng độ liên tục thay đổi trong suốt các gai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt.

Sự lan truyền của áp lực đẩy máu ra các mạch máu ngoại biên

Sự duy trì trương lực mạch làm giảm lực đẩy vì mạch máu càng thích ứng tốt thì lượng máu càng lớn được đẩy về phía trước do sự gia tăng áp lực.

Sinh lý điều hòa hô hấp

Ở những trạng thái khác nhau của cơ thể, hoạt động của trung tâm hô hấp cần phải điều chỉnh để giữ  PO2, PCO2, pH máu chỉ thay đổi trong giới hạn hẹp.

Chức năng của túi tinh

Tinh dịch có chứa nhiều fructose và nhiều chất dinh dưỡng khác đảm bảo nuôi dưỡng tinh trùng từ lúc xuất tinh đến khi một trong số chúng có thể thụ tinh với trứng.

Nút nhĩ thất: chậm dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất của tim

Hệ thống dẫn truyền của nhĩ được thiết lập không cho xung động tim lan truyền từ nhĩ xuống thất quá nhanh; việc dẫn truyền chậm này cho phép tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất để làm đầy thất trước khi tâm thất thu.

Bôi trơn bảo vệ và tầm quan trọng của chất nhày trong đường tiêu hóa

Chất nhày có khả năng khiến cho sự trượt của thức ăn trong đường tiêu hóa rất dễ dàng và ngăn cản sự trầy xước cơ học hoặc sự phân hủy hóa học cho lớp biểu mô.

Block nút nhĩ thất: chặn đường truyền tín hiệu điện tim

Thiếu máu nút nhĩ thất hoặc bó His thường gây chậm hoặc block hẳn dẫn truyền từ nhĩ đến thất. Thiếu máu mạch vành có thể gây ra thiếu máu cho nút nhĩ thất và bó His giống với cơ chế gây thiếu máu cơ tim.

Sự bài tiết cholesterol của gan và sự hình thành sỏi mật

Muối mật được hình thành trong các tế bào gan từ cholesterol trong huyết tương. Trong quá trình bài tiết muối mật, mỗi ngày khoảng 1 - 2 gam cholesterol được loại bỏ khỏi huyết tương và bài tiết vào trong mật.

Canxi ở huyết tương và dịch nội bào

Nồng độ canxi trong huyết tương chỉ chiếm khoảng 1 nửa tổng. Canxi dạng ion tham gia vào nhiều chức năng ,bao gồm tác dụng của canxi lên tim, hệt thần kinh, sự tạo xương.

Sinh lý sinh dục nam giới

Mỗi người nam có 2 tinh hoàn, khi trưởng thành mỗi tinh hoàn có kích thước trung bình khoảng 4,5 x 2,5 cm, nặng khoảng 10 - 15 gram.

Tự điều hòa lưu lượng máu não bảo vệ não trước sự dao động của huyết áp động mạch và vai trò hệ thần kinh giao cảm

Hệ tuần hoàn não nhận chi phổi giao cảm đi lên từ hạch giao cảm cổ trên ở vùng cổ, đi dọc theo các động mạch của não. Nó chi phối cả các động mạch lớn của não cũng như các động mạch xuyên sâu vào nhu mô não.

Cơ chế Triglycerides giải phóng tạo năng lượng

Cân bằng ổn định giữa acid béo tự do và triglycerides thoái hóa thông qua triglycerides dự trữ, do đó, chỉ một lượng nhỏ acid béo có sẵn được dùng để tạo năng lượng.

Nhiệt cơ thể trong tập luyện thể thao

Mức tiêu thụ oxy bởi cơ thể có thể tăng lên đến 20 lần trong vận động viên tập luyện tốt và lượng nhiệt giải phóng trong cơ thể là gần như tỷ lệ thuận với mức tiêu thụ oxy, một lượng lớn nhiệt được đưa vào nội bộ mô của cơ thể.

Giải phóng năng lượng cho cơ thể bằng con đường kỵ khí - Đường phân kỵ khí

Lactic acid được tổng hợp trong quá trình đường phân kỵ khí không mất đi khỏi cơ thể bởi vì khi oxy đầy đủ trở lại, lactic acid có thể chuyền về thành glucose hoặc được sử dụng chính xác để giải phóng năng lượng.

Triglycerides tạo năng lượng: hình thành Adenosine Triphosphate

Đầu tiên trong quá trình sử dụng triglycerides cung cấp năng lượng là thủy phân chúng tạo các acid béo và glycerol. Sau đó, cả acid béo và glycerol đều được vận chuyển trong máu tới các mô hoạt động.

Cuồng động nhĩ: rối loạn nhịp tim

Cuồng nhĩ gây ra nhịp dẫn truyền nhanh nhĩ thường là 200-350 nhịp/ phút. Tuy nhiên, bởi vì một phía của nhĩ co trong khi phía kia đang giãn, lượng máu nhĩ bơm rất ít.

Cấu trúc của màng bào tương

Màng bào tương của các tế bào động vật điển hình có tỉ lệ về mặt khối lượng giữa protein và lipid  xấp xỉ 1: 1 và tỉ lệ về mặt số lượng phân tử giữa chúng là 1 protein: 50 lipid.

Tần số âm thanh: định nghĩa nguyên lý vị trí thính giác

Phương pháp chủ yếu để hệ thần kinh phát hiện ra các tần số âm thanh khác nhau là xác định vị trí trên màng nền nơi mà nó được kích thích nhiều nhất, nó được gọi là nguyên lý vị trí trong xác định tần số âm thanh.

Kiểm soát mạch máu bởi các ion và các yếu tố hóa học

Hầu hết các chất giãn mạch và co mạch đều có tác dụng nhỏ trên lưu lượng máu trừ khi chúng thay đổi tốc độ chuyển hóa của mô: trong hầu hết các trường hợp, lưu lượng máu tới mô và cung lượng tim không thay đổi.

Các vùng liên hợp: cảm giác thân thể

Kích thích điện vào vùng liên hợp cảm giác bản thể có thể ngẫu nhiên khiến một người tỉnh dậy để thí nghiệm một cảm nhận thân thể phức tạp, đôi khi, chỉ là “cảm nhận” một vật thể như một con dao hay một quả bóng.

Cấu tạo chung của hệ thần kinh: thần kinh trung ương và sự nhận cảm đáp ứng

Một đặc tính của hầu hết các sợi thần kinh là các tín hiệu dẫn truyền thường chỉ đi theo một hướng: từ sợi trục của sợi thần kinh phía trước tới sợi gai của sợi phía sau.

Vòng phản xạ thần kinh: với các tín hiệu đầu ra kích thích và ức chế

Các sợi đầu vào kích thích trực tiếp lên đường ra kích thích, nhưng nó kích thích một nơ-ron ức chế trung gian (nơron 2), là nơ-ron tiết ra một loại chất dẫn truyền thần kinh khác để ức chế đường ra thứ hai từ trạm thần kinh.