- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sinh lý hoạt động ức chế
Sinh lý hoạt động ức chế
Mỗi khi có một kích thích mới và lạ, tác động cùng một lúc với kích thích gây phản xạ có điều kiện, thì phản xạ có điều kiện đó không xuất hiện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoạt động của vỏ não gồm hai quá trình là hưng phấn và ức chế. Tác dụng của hưng phấn là làm diễn biến những phản xạ có điều kiện. Tác dụng của ức chế là làm giảm cường độ hoặc xoá bỏ những phản xạ có điều kiện.
Dựa trên điều kiện thành lập quá trình ức chế, người ta chia các quá trình ức chế ở vỏ não làm hai loại:
Ức chế không điều kiện hay ức chế bên ngoài (bẩm sinh).
Ức chế trong.
Ức chế bên ngoài (ức chế không điều kiện)
Có hai loại ức chế không điều kiện:
Ức chế ngoài
Ức chế trên giới hạn
Ức chế ngoài
Mỗi khi có một kích thích mới và lạ, tác động cùng một lúc với kích thích gây phản xạ có điều kiện, thì phản xạ có điều kiện đó không xuất hiện, không diễn biến ra được.
Ví dụ, ta xây dựng được một phản xạ có điều kiện chảy nước bọt với ánh đèn trên con chó. Bật đèn lên con chó chảy nước bọt. Nhưng vừa bật đèn, ta lại vừa kẹp đuôi con chó. Kẹp đuôi là một kích thích mới lạ, xuất hiện đột ngột làm cản trở phản xạ tiết nước bọt, con chó sẽ không chảy nước bọt.
Như vậy, kẹp đuôi trong thí nghiệm này là một kích thích gây ức chế ngoài.
Cơ chế của ức chế ngoài như sau: kích thích mới và lạ, xuất hiện đột ngột, gây một phản xạ mà Pavlov gọi là “phản xạ định hướng” hay “phản xạ cái gì thế ?” làm cho con chó tập trung chú ý đến kích thích mới, quay đầu về phía kích thích mới, và chuẩn bị đối phó với kích thích mới đó. Phản xạ định hướng đã có tác dụng cản trở tức là tác dụng ức chế đối với chảy nước bọt.
Ức chế trên giới hạn
Kích thích có điều kiện mà vượt qua một cường độ nhất định thì phản xạ có điều kiện không xuất hiện.
Ví dụ gây tiết nước bọt bằng tiếng chuông reo.
Nếu tiếng chuông reo đột ngột quá mạnh làm mất phản xạ tiết nước bọt. Tiếng chuông reo quá lâu cũng làm mất phản xạ tiết nước bọt. Tiếng chuông quá mạnh hoặc quá lâu đã vượt mức chịu đựng của tế bào vỏ não cho nên không gây hưng phấn mà lại gây ức chế. Đó là ức chế trên giới hạn.
Ức chế bên trong
Ức chế bên trong phải qua một quá trình luyện tập, có nhiều loại ức chế trong.
Ức chế dập tắt
Đó là phản xạ có điều kiện không được củng cố, đường liên hệ tạm thời bị mất đi.
Ức chế phân biệt
Khi có hai kích thích gần giống nhau tác động nhưng chỉ có một kích thích được củng cố thì chỉ kích thích nào được củng cố mới gây được phản xạ. Còn kích thích kia, vì cũng gần giống kích thích trước nên lúc đầu tuy có gây phản xạ, nhưng cứ tiếp tục không củng cố thì phản xạ giảm dần, rồi không xuất hiện. Đó là do quá trình hình thành ức chế phân biệt.
Ví dụ Pavlov gây phản xạ có điều kiện tiết nước bọt bằng ánh đèn.
Tín hiệu đỏ (thịt tiết nước bọt).
Tín hiệu xanh ( không có thịt không tiết nước bọt).
Qua quá trình luyện tập củng cố con chó sẽ phân biệt được tín hiệu nào là có thịt, tín hiệu nào không. Nhờ có quá trình luyện tập mà con chó có thể phân biệt được tín hiệu (+) tính, tín hiệu (-) tính.
Ức chế làm chậm phản xạ
Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện cách xa nhau một thời gian nhất định, thì phản xạ có điều kiện cũng chậm lại đúng thời gian ấy.
Ví dụ: Pavlov làm thí nghiệm bật đèn, rồi 3 phút sau mới cho ăn, về sau hễ bật đèn 3 phút sau chó mới tiết nước bọt. Đó là ức chế chậm phản xạ.
Tác dụng của ức chế
Ức chế là một hoạt động tích cực của vỏ não chứ không phải là vỏ não mất hay kém hoạt động. Trong quá trình sống, vỏ não nhận được rất nhiều kích thích, nhờ có hoạt động ức chế nó loại bỏ những kích thích không cần thiết hoặc có hại cho đời sống do đó làm giảm những hoạt động không cần thiết của vỏ não.
Ức chế góp phần làm thay đổi phản ứng đáp ứng của cơ thể, cho phù hợp điều kiện luôn biến đổi của môi trường sống.
Quá trình hưng phấn làm tăng hoạt động dị hoá tiêu hao năng lượng, thì quá trình ức chế bảo đảm cho cơ thể tăng mức đồng hoá vật chất, và phục hồi sức lực.
Nói chung các quá trình ức chế có tác dụng bảo vệ vỏ não.
Trong đời sống nhờ có hoạt động ức chế người ta trở nên chín chắn, cân nhắc trước mỗi kích thích, chọn lọc trước khi đáp ứng, nhờ vậy mà tránh được những sai lầm, những hậu quả có khi nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bài viết cùng chuyên mục
Giải phóng năng lượng cho cơ thể từ thực phẩm và năng lượng tự do
Năng lượng đòi hỏi cho hoạt động của cơ, sự bài tiết của các tuyến, duy trì điện thế màng ở sợi thần kinh và sợi cơ, sự tổng hợp vật chất trong tế bào, hấp thu thức ăn từ ống tiêu hóa và rất nhiều chức năng khác.
Cơ chế hô hấp trong khi vận động
Phân tích nguyên nhân gây ra sự gia tăng thông khí trong quá trình vận động, một trong những nguyên nhân gây tăng thông khí là do tăng CO2 máu và hydrogen ions, cộng với sự giảm O2 máu.
Chức năng của hệ limbic: vị trí chủ chốt của vùng dưới đồi
Cấu trúc giải phẫu của hệ limbic, cho thấy phức hợp kết nối của các thành phần nội liên kết trong não. Nằm ở giữa những cấu trúc này là vùng dưới đồi, kích thước vô cùng nhỏ.
Vùng dưới đồi: cơ quan đầu não của hệ limbic
Vùng dưới đồi, mặc dù kích thước nhỏ, chỉ vài cm (nặng khoảng 4 gram), nhưng có 2 đường truyền tới tất cả cấu trúc của hệ limbic. Vùng dưới đồi và cấu trúc phụ liên quan gửi xung động đi ra theo 3 đường.
Đường cong hoạt động của tâm thất
Khi tâm thất được làm đầy đáp ứng với sự tăng cao áp suất tâm nhĩ, mỗi thể tích tâm thất và sức co cơ tim tăng lên, làm cho tim tăng bơm máu vào động mạch.
Nghiên cứu chức năng hô hấp: ký hiệu và biểu tượng thường sử dụng trong thăm dò
Sử dụng các ký hiệu này, chúng tôi trình bày ở đây một số bài tập đại số đơn giản cho thấy một số mối quan hệ qua lại giữa các thể tích và dung tích phổi, nên suy nghĩ thấu đáo và xác minh những mối tương quan này.
Tuần hoàn máu nội tạng đường tiêu hóa
Các chất dinh dưỡng không béo, hòa tan được trong nước từ ruột (ví dụ như carbohydrate và protein) cũng được vận chuyển trong máu tĩnh mạch cửa vào xoang chứa máu.
Cấu trúc tế bào cơ thể người
Hầu hết bào quan của tế bào được che phủ bởi màng bao gồm lipid và protein. Những màng này gồm màng tế bào, màng nhân, màng lưới nội sinh chất, màng ti thể, lysosome,và bộ máy golgi.
Nguyên nhân tử vong sau khi tắc mạch vành cấp tính
Khi tim trở nên không có khả năng tạo đủ lực để bơm đủ máu ra nhánh động mạch, suy tim và các mô ngoại vi hoại tử xảy ra sau đó như là kết quả của thiếu máu ngoại vi.
Vấn đề nội tiết ở trẻ sơ sinh
Thông thường, hệ nội tiết của trẻ sơ sinh thường rất phát triển lúc sinh, và đứa trẻ hiếm khi biểu hiện ngay bất cứ bất thường miễn dịch nào. Tuy nhiên, nội tiết của trẻ sơ sinh quan trọng trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Đường cong áp suất động mạch chủ
Sau khi van động mạch chủ đóng, áp suất động mạch chủ giảm chậm suốt thì tâm trương do máu chứa trong các động mạch chun co giãn tiếp tục chảy qua các mạch ngoại vi để về tĩnh mạch.
Block nhĩ thất hoàn toàn (block độ III): chặn đường truyền tín hiệu điện tim
Trong block độ III, không có mối liên quan giữa sóng P với phức bộ QRS vì thất đã “thoát” khỏi sự điển khiển của nhĩ và đang đập theo nhịp của chính nó.
Cơ chế Triglycerides giải phóng tạo năng lượng
Cân bằng ổn định giữa acid béo tự do và triglycerides thoái hóa thông qua triglycerides dự trữ, do đó, chỉ một lượng nhỏ acid béo có sẵn được dùng để tạo năng lượng.
Kích thích thần kinh: chức năng đặc biệt của sợi nhánh
Nhiều khớp thần kinh kích thích và ức chế được hiển thị kích thích các đuôi của một tế bào thần kinh. Ở hai đuôi gai bên trái có tác dụng kích thích ở gần đầu mút.
Corticosteroid: Mineralocorticoid, Glucocorticoids và Androgen
Vỏ thượng thận tiết 2 loại hormon chính là mineralocorticoid và glucocorticoid, thêm vào đó nó còn tiết 1 lượng nhỏ hormon sinh dục, đặc biệt hormon androgen, tác dụng giống hormon sinh dục testosteron.
Sinh lý bệnh của hormon tuyến cận giáp và vitamin D
Canxi và phosphate không được giải phóng từ xương, xương hầu như vẫn giữ nguyên chắc khỏe. Khi các tuyến cận giáp đột nhiên bị lấy mất, ngưỡng canxi trong máu giảm và nồng độ phosphate trong máu co thể tăng gấp đôi.
Nhịp nhanh kịch phát: rối loạn nhịp tim
Cơn nhịp nhanh kịch phát thường bị dừng lại bởi đáp ứng của thần kinh phế vị. Đáp ứng thần kinh phế vị gây bằng cách kích thích vào vùng thắt của xoang động mạch cảnh, đủ để gây ra đáp ứng ngừng cơn nhịp nhanh.
Khúc xạ ánh sáng: nguyên lý quang học nhãn khoa
Chỉ số khúc xạ của không khí là 1.00. Do đó, nếu ánh sáng đi trong một loại thủy tinh với tốc độ là 200,000km/s thì chỉ số khúc xạ của loại thủy tinh này 300,000 chia cho 200,000, hay 1.50.
Chức năng cảm giác thân thể: một số khía cạnh đặc biệt
Bên cạnh các tín hiệu cảm giác thân thể dẫn truyền từ ngoại vi về não, các tín hiệu corticofugal được dẫn truyền theo hướng ngược lại từ vỏ não đến trạm chuyển tiếp cảm giác thấp hơn của đồi thị, hành não và tủy sống.
Sinh lý sinh dục nữ giới
Cơ quan sinh dục nữ gồm: (1) buồng trứng, (2) vòi trứng, (3) tử cung, (4) âm đạo và (5) âm hộ. (6) Tuyến vú cũng được xem là một phần của cơ quan sinh dục nữ (hình).
Bài tiết chất nhầy ở đại tràng
Chất nhày ở đại tràng bảo vệ thành ruột chống lại sự xây xát, nhưng thêm vào đó, chúng là một chất kết dính giúp gắn kết các phần của phân lại với nhau.
Vai trò tạo điều kiện thuận lợi và ức chế khớp thần kinh (synap)
Trí nhớ thường được phân loại theo loại thông tin mà nó lưu trữ. Một trong những cách phân loại đó là chia trí nhớ thành trí nhớ tường thuật (declarative memory) và trí nhớ kỹ năng (skill memory).
Sự lan truyền điện thế hoạt động màng tế bào
Quá trình khử cực di chuyển dọc theo toàn bộ chiều dài dây thần kinh. Sự lan truyền của quá trình khử cực dọc theo một dây thần kinh hoặc sợi cơ được gọi là một xung động thần kinh hay cơ.
Thị giác từ hai mắt: hợp nhất các hình ảnh
Sự tương tác diễn ra giữa các neuron ở vỏ não để kích thích can thiệp vào các neuron đặc hiệu khi hai hình ảnh thị giác không được “ghi nhận” - nghĩa là, không “hợp nhất” rõ ràng.
Sự phát triển của hệ cơ quan thai nhi
Sự phát triển các tế bào trên mỗi cơ quan thường chưa được hoàn thiện và cần 5 tháng mang thai còn lại để phát triển hoàn toàn. Ngay cả lúc sinh, những cấu trúc nhất định, đặc biệt là hệ thần kinh, thận và gan, thiếu sự phát triển hoàn toàn, như được mô tả sau.