- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Sinh lý hệ thần kinh tự động
Sinh lý hệ thần kinh tự động
Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor, bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Về mặt chức năng, hệ thần kinh có thể chia làm 2 phần:
Hệ thần kinh động vật: thực hiện chức năng cảm giác và vận động.
Hệ thần kinh thực vật: thực hiện chức năng điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng, mạch máu, tuyến mồ hôi... cũng như sự dinh dưỡng của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể kể cả hệ thần kinh, các chức năng này được thực hiện một cách tự động. Vì vậy, hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động.
Tuy nhiên, khái niệm tự động không hoàn toàn tuyệt đối vì hệ thần kinh thực vật còn chịu sự chi phối của vỏ não. Trong thực tế, vỏ não có thể điều khiển một số chức năng của hệ thần kinh tự động.
Đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh tự động
Hệ thần kinh tự động được chia làm 2 phần (hình).
Hệ giao cảm
Trung tâm của hệ giao cảm:
Hệ giao cảm có 2 trung tâm:
Trung tâm cao: phía sau vùng dưới đồi
Trung tâm thấp: nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 2 (T1 - L2).
Hạch giao cảm:
Các nơ ron ở sừng bên tủy sống phát ra các sợi gọi là sợi trước hạch, chúng đi đến các hạch giao cảm. Tùy vào vị trí, hạch giao cảm được chia làm 2 loại:
Hạch giao cảm cạnh sống:
Xếp thành chuỗi 2 bên cột sống, gồm có:
Hạch cổ trên.
Hạch cổ giữa.
Hạch cổ dưới (hay hạch sao).
Các hạch lưng và bụng:
Hạch giao cảm trước cột sống:
Hạch đám rối dương.
Hạch mạc treo tràng trên.
Hạch mạc treo tràng dưới.
Từ các hạch này, thân nơ ron phát ra các sợi đi đến các cơ quan gọi là sợi sau hạch. Riêng đường giao cảm đi đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch. Vì vậy, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.
Chất trung gian hóa học của hệ giao cảm:
Khác nhau giữa 2 sợi trước hạch và sau hạch:
Sợi trước hạch: acetylcholin.
Sợi sau hạch: norepinephrin.
Tuy nhiên, sợi sau hạch giao cảm đi đến tuyến mồ hôi và mạch máu cơ vân thì chất trung gian hóa học là acetylcholin.
Hình: Cấu tạo hệ thần kinh tự động.
Receptor của hệ giao cảm:
Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor. Bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin. Tuy nhiên, mức độ và hình thức đáp ứng của các receptor đối với 2 chất này rất khác nhau. Dựa vào mức độ và hình thức đáp ứng đó, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:
a noradrenergic receptor.
b noradrenergic receptor.
Ngoài ra, a còn chia ra a1 và a2, b chia ra b1 và b2.
Hệ phó giao cảm
Trung tâm của hệ phó giao cảm:
Hệ phó giao cảm có 2 trung tâm:
Trung tâm cao:
Nằm phía trước vùng dưới đồi.
Trung tâm thấp:
Nằm ở 2 nơi.
Phía trên: nằm ở thân não, theo các dây thần kinh sọ III, VII, IX, X đi đến các cơ quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng
Phía dưới: ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt cùng 2 đến cùng 4 (S2 - S4) rồi theo dây thần kinh chậu đi đến phần dưới ruột già, bàng quang và cơ quan sinh dục
Hạch phó giao cảm:
Gồm có:
Hạch mi.
Hạch tai.
Hạch dưới hàm và dưới lưỡi.
Hạch vòm khẩu cái.
Các hạch nằm ngay trong thành các cơ quan: sợi trước hạch đi tới các cơ quan này nằm trong thành phần của dây X và dây chậu, hạch và sợi sau hạch nằm ngay trong các cơ quan ở lồng ngực, ổ bụng và cơ quan sinh dục.
Chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm:
Cả sợi trước hạch và sau hạch đều là acetylcholin.
Receptor của hệ phó giao cảm:
Receptor tiếp nhận acetylcholin của toàn bộ hệ phó giao cảm (cũng như của các sợi trước hạch giao cảm và một số sợi sau hạch giao cảm) được gọi là cholinergic receptor.
Dựa vào tính chất dược lý, người ta chia các receptor này ra làm 2 loại:
Muscarinic receptor:
Chịu tác dụng kích thích của muscarin, một loại độc tố của nấm độc. Muscarinic receptor phân bố chủ yếu ở cơ trơn và mạch máu, chúng bị ức chế bởi atropin.
Nicotinic receptor:
Chịu tác dụng kích thích của nicotin nhưng không chịu tác dụng của muscarin. Nicotinic receptor được phân bố ở hạch giao cảm, hạch phó giao cảm và không bị atropin ức chế.
Chức năng của hệ thần kinh tự động
Nói chung, tác dụng của 2 hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan là đối ngược nhau. Sự đối ngược đó giúp cho hệ thần kinh tự động điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng hơn (bảng).
Ví dụ: dưới tác dụng điều hòa của thần kinh tự động, nhịp có thể tăng lên 2 lần trong vòng 3-5 giây, huyết áp có thể hạ thấp đến mức gây ngất trong vòng 4-5 giây.
Các thuốc ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự động
Thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm
Thuốc giống giao cảm:
Là các chất thuộc nhóm catecholamin:
Adrenalin (epinephrin).
Noradrenalin (norepinephrin).
Dopamin.
Thuốc cường giao cảm:
Ephedrin: tăng giải phóng norepinephrin.
Isoprenalin (Isuprel): kích thích b.
Salbutamol: kích thích b2 ở cơ trơn phế quản.
Neosynephrin (phenylephrin): kích thích a1.
Thuốc ức chế giao cảm:
Propranolol (Inderal): ức chế b1 và b2.
Atenolol (Tenormin): ức chế b1.
Prazosin (Minipress): ức chế a1.
Thuốc ảnh hưởng lên hệ phó giao cảm
Thuốc cường phó giao cảm:
Physostigmin (Eserin).
Neostigmin (Prostigmin).
Thuốc ức chế phó giao cảm:
Atropin.
Bảng: Chức năng của hệ thần kinh tự động.
CƠ QUAN |
XUNG ĐỘNG CHOLINERGIC |
XUNG ĐỘNG NORADRENERGIC |
|
LOẠI RECEPTOR |
ĐÁP ỨNG |
||
Mắt · Cơ tia · Cơ vòng |
... - Co (co đồng tử) |
a 1 ... |
- Co (giãn đồng tử) ... |
Tim · Nút xoang · Tâm nhĩ
· Mạng Purkinje, bó His · Tâm thất |
- Giảm nhịp tim - Giảm co bóp và có thể tăng dẫn truyền - Giảm dẫn truyền - Giảm dẫn truyền |
b 1 b 1
b 1 b 1 |
- Tăng nhịp tim - Tăng co bóp và tăng dẫn truyền - Tăng dẫn truyền - Tăng co bóp |
Động mạch · Vành
· Da và niêm mạc · Cơ vân
· Não · Tạng ổ bụng
· Thận
· Phổi |
- Co
- Giãn - Giãn
- Giãn ...
...
- Giãn |
a 1, a 2 b 2 a 1, a 2 a 1 b 2 a 1 a 1 b 2 a 1, a 2 b 1, b 2 a 1 b 2 |
- Co - Giãn - Co - Co - Giãn - Co - Co - Giãn - Co - Giãn - Co - Giãn |
Tĩnh mạch hệ thống |
... |
a 1 b 2 |
- Co - Giãn |
Cơ trơn phế quản |
- Co |
b 2 |
- Giãn |
Dạ dày, ruột non · Nhu động, trương lực · Bài tiết |
- Tăng - Kích thích |
a 1, a 2, b 2 ... |
- Giảm - Ức chế |
Ống mật, túi mật |
- Co |
b 2 |
- Giãn |
Tủy thượng thận |
- Bài tiết adrenalin và noradrenalin |
... |
... |
Tụy · Tụy ngoại tiết · Tụy nội tiết |
- Tăng bài tiết - Tăng bài tiết insulin và glucagon |
a a 2 b 2 |
- Giảm bài tiết - Giảm bài tiết - Tăng bài tiết |
Tuyến nước bọt |
- Bài tiết nước bọt loãng |
a 1 b 2 |
- Bài tiết nước bọt đặc - Bài tiết Amylase |
Tổ chức cạnh cầu thận |
... |
b 1 |
- Tăng bài tiết renin |
Dấu (...) có nghĩa là chưa rõ hoặc không tác dụng.
Bài viết cùng chuyên mục
Các dạng khác nhau của các tuyến tiêu hóa
Hầu hết sự tạo thành các enzym tiêu hóa đều là do việc đáp ứng lại với sự có mặt của thức ăn trong đường tiêu hóa, và lượng được bài tiết trong mỗi đoạn của đường tiêu hóa luôn luôn phù hợp với lượng thức ăn đó.
Hệ thống điều hòa của cơ thể
Nhiều hệ điều hòa có trong từng cơ quan nhất định để điều hòa hoạt động chức năngcủa chính cơ quan đó; các hệ thống điều hòa khác trong cơ thể lại kiểm soát mối liên hệ giữa các cơ quan với nhau.
Chu kỳ nội mạc tử cung và hành kinh
Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc.
Dịch vào ra của cơ thể: cân bằng trong trạng thái ổn định
Dịch trong cơ thể rất hằng định, bởi vì nó liên tục được trao đổi với môi trường bên ngoài cũng như với các bộ phận khác trong cơ thể.
Tiểu thể Pacinian: điện thế nhận cảm và ví dụ về chức năng của receptor
Tiểu thể Pacinian có một sợi thần kinh trung tâm kéo dài suốt lõi tiểu thể. Bao quanh sợi thần kinh trung tâm này là các lớp vỏ bọc khác nhau xếp đồng tâm, và do vậy, sự đè ép ở bất kì vị trí nào bên ngoài tiểu thể sẽ kéo giãn.
Hàng rào chắn lipid của màng tế bào và các protein mang trên màng tế bào
Các phân tử protein trong màng tế bào các toàn bộ các tính chất của một chất vận chuyển. Cấu trúc phân tử của chúng làm gián đoạn tính liên tục của màng bào tương, tạo sự thay đổi cấu trúc vượt qua màng tế bào.
Khả năng hoạt động của cơ thể: giảm khả năng hoạt động ở vùng cao và hiệu quả của thích nghi
Người bản xứ làm việc ở những nơi cao có thể đạt hiệu suất tương đương với những người làm việc ở đồng bằng. Người đồng bằng có khả năng thích nghi tốt đến mấy cũng không thể đạt được hiệu suất công việc cao như vậy.
Các vùng các lớp và chức năng của vỏ não: cảm giác thân thể
Vùng cảm giác thân thể I nhạy cảm hơn và quan trọng hơn nhiều so với vùng cảm giác bản thể II đến mức trong thực tế, khái niệm “vỏ não cảm giác thân thể” hầu như luôn luôn có ý chỉ vùng I.
Bài tiết ion bicacbonat của tuyến tụy
Khi tuyến tụy bị kích thích để bài tiết ra một lượng dịch tụy dồi dào, nồng độ bicacbonat có thể lên cao tới khoảng 145 mEq/L, gấp khoảng 5 lần nồng độ ionbicacbonat trong huyết tương.
Cấu tạo tế bào cơ thể người
Để hiểu được chức năng của các cơ quan và các cấu trúc khác của cơ thể, đầu tiên chúng ta cần hiểu được những cấu trúc cơ bản của tế bào và chức năng của những bộ phận cấu thành nên nó.
Calcitonin và canxi huyết
Sự kích thích chính tiết calcitonin là việc tăng nồng độ ion canxi dịch ngoai bào. Ngược lại, sự tiết PTH được kích thích bởi nồng độ canxi giảm.
Hiệu quả của hệ thống điều hòa cơ thể
Nếu xem xét sự tự nhiên của điều hòa ngược dương tính, rõ ràng điều hòa ngược dương tính dẫn đến sự mất ổn định chức năng hơn là ổn định và trong một số trường hợp, có thể gây tử vong.
Hệ thống cột tủy sau: giải phẫu dải cảm giác giữa
Các sợi thần kinh đi vào cột tủy sau tiếp tục không bị gián đoạn đi lên hành tủy sau, là nơi chúng tạo synap trong nhân cột sau. Từ đây, các nơ-ron cấp hai bắt chéo ngay sang bên đối diện của thân não và tiếp tục đi lên qua dải cảm giác giữa đến đồi thị.
Sự hình thành thủy dịch từ thể mi của mắt
Thủy dịch luôn được tiết ra và tái hấp thu. Sự cân bằng giữa sự tiết ra và sự hấp thu quyết định thể tích của thủy dịch và áp suất nội nhãn cầu.
Cơ chế kiểm soát lưu lượng máu đến mô cơ thể
Kiểm soát tức thời đạt được bằng cách co hoặc giãn các tiểu động mạch, mao mạch và cơ vòng trước mao mạch, trong vài giây đến vài phút. Kiểm soát lâu dài thay đổi từ từ, trong khoảng vài ngày, vài tuần thậm chí hàng tháng.
Phản xạ tư thế: dáng đi ở tủy sống
Ở động vật có xương sống, khi cơ thể bị ngả về một bên thì sẽ xuất hiện các động tác không đồng vận để cố gắng giúp nó đứng thẳng dậy. Phản xạ này được gọi là phản xạ đứng dậy tuỷ sống.
Kích thích cảm giác: sự phiên giải cường độ
Khi giải thích từng phần của những kết quả này, biểu diễn mối liên quan của điện thế nhận cảm tạo ra bởi tiểu thể Pacinian với cường độ của các kích thích cảm giác.
Cơ chế hô hấp trong khi vận động
Phân tích nguyên nhân gây ra sự gia tăng thông khí trong quá trình vận động, một trong những nguyên nhân gây tăng thông khí là do tăng CO2 máu và hydrogen ions, cộng với sự giảm O2 máu.
Dịch ngoại bào: môi trường trong cơ thể
Dịch ngoại bào và máu luôn có quá trình trao đổi qua lại với nhau nhờ quá trình khuếch tán dịch và chất tan qua thành các mao mạch, dịch ngoại bào chứa các ion và các chất dinh dưỡng và là môi trường.
Sinh lý nhóm máu
Trên màng hồng cầu người, người ta đã tìm ra khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng nguyên hiếm gặp khác. Hầu hết những kháng nguyên là yếu, chỉ được dùng để nghiên cứu di truyền gen và quan hệ huyết thống.
Các chức năng sinh lý của gan
Gan tổng hợp acid béo từ glucid, protid và từ các sản phẩm thoái hóa của lipid, acid béo được chuyển hóa theo chu trình.
Tổng hợp và bài tiết hormon vỏ thượng thận
Bài tiết aldosterone và cortisol được điều hòa bởi cơ chế riêng. Angiotensin II làm tăng số lượng aldosterone và gây ra sự nở to của lớp cầu, không ảnh hưởng 2 vùng khác.
Chất kháng giáp ức chế bài tiết của tuyến giáp
Thuốc kháng giáp được biết đến nhất là thyocyanate, propyl-thiouracil, và nồng độ cao iod vô cơ, những thuốc này ngăn chặn bài tiết hormon giáp theo những cơ chế khác nhau.
Cung lượng tim: tuần hoàn tĩnh mạch điều hòa cung lượng tim
Đề đánh giá ảnh hưởng của hệ thống tuần hoàn ngoại vi, trước hết, chúng tôi đã loại bỏ tim và phổi trên động vật thực nghiệm và thay bằng hệ thống hỗ trọ tim phổi nhân tạo.
Điều hòa vận động: vai trò của phản xạ căng cơ
Phản xạ căng cơ có thể chia làm 2 loại: động và tĩnh. Phản xạ động là phản xạ sinh ra từ đáp ứng động của suốt cơ, gây ra bởi sự căng ra hay co lại một cách nhanh chóng.