Phức bộ QRS: trục điện thế trung bình của tâm thất và ý nghĩa

2020-08-07 04:31 PM

Trục điện thế của tim thường được ước lượng từ chuyển đạo lưỡng cực chi hơn là từ vector điện tim. Hình dưới là phương pháp ước lượng trục điện thế của tim.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trục điện tim khử cực tâm thất (trục điện tim QRS) trên hình là của tim bình thường. Chú ý  là các trục này phần lớn hướng từ nền tâm thất về phía đỉnh tim, từ âm về phía dương, hướng này được gọi là trục điện trung bình của các tâm thất. Trục điện trung bình của tâm thất bình thường là 59o. Trong nhiều bệnh lý của tim, đôi khi hướng này thay đổi đối diện với cực của tim.

Xác định trục điện thế của chuyển đạo điện tâm đồ

Trục điện thế trung bình của tâm thất xác định từ 2 chuyển đạo I và III

Hình: Trục điện thế trung bình của tâm thất xác định từ 2 chuyển đạo I và III.

Trong lâm sàng, trục điện thế của tim thường được ước lượng từ chuyển đạo lưỡng cực chi hơn là từ vector điện tim. Hình là phương pháp ước lượng trục điện thế của tim. Sau khi ghi các chuyển đạo, phương pháp này xác định trục điện thế của tim dựa vào chuyển đạo I và III. Theo đó, chuyển đạo I dương và chuyển đạo III phần lớn dương nhưng có 1 phần âm. Nếu có 1 phần âm điện thì điện thế của chuyển đạo sẽ là lấy phần dương điện trừ đi phần âm điện, và được biểu diễn bằng mũi tên bên phải phức bộ QRS của chuyển đạo III. Điện thế của mỗi chuyển đạo được biểu diễn trên trục của chuyển đạo tương ứng.

Nếu điện thế của chuyển đạo I dương, nó sẽ được vẽ theo hướng dương trên trục của chuyển đạo I, ngược lại nếu nó âm điện, nó được vẽ theo hướng âm. Làm tương tự với chuyển đạo III.

 Để xác định vector điện thế trung bình của phức bộ QRS, vẽ 1 đường thẳng góc (là đương nét đứt trên hình minh họa) từ đỉnh của vector của chuyển đạo I và III. Giao điểm của 2 đường nét đứt này là đỉnh của vector điện thế trung bình của phức bộ QRS và điểm giao của trục của 2 chuyển đạo I và III là điểm gốc âm điện cả vector này. Nối 2 điểm này ta được vector điện thế trung bình của phức bộ QRS.

 Điện thế trung bình tạo ra bởi tâm thất khi khử cực là độ dài của vector điện thế trung bình, trục điện trung bình là hướng của vector. Như vậy, trục điện thế trung bình của tâm thất bình thường được xác định trên h́ình là +59o.

Những bất thường của tâm thất gây ra lệch trục

Mặc dù trục điện thế  trung bình của các tâm thất là khoảng +59o, trục này có thể thay đổi trong khoảng từ 20 đến 100o. Nguyên nhân của sự thay đổi này chủ yếu là do sự khác biệt về mặt giải phẫu của hệ thống Purkinje hoặc hệ cơ tâm thất ở các cơ địa khác nhau. Tuy nhiên, một vài bất thường của tim có thể gây ra lệch trục vượt ra ngoài giới hạn bình thường.

Thay đổi vị trí của tim trong lồng ngực

Nếu tim lệch trái, trục điện thế trung bình của tim cũng chuyển hướng sang trái. Xảy ra khi (1)cuối thì thở ra, (2) khi nằm, (3) ít vận động ở những người béo phì, cơ hoành đẩy lên cao hơn bình thường.

Tương tự như vậy, tim lệch sang phải cũng gây ra lệch trục điện thế của tâm thất sang bên phải. Xảy ra khi (1) cuối thì thở ra, (2) khi đứng lên, (3) ở người cao và gầy là những người có tim sa thấp.

Tâm thất phì đại

Khi một tâm thất phì đại, trục điện thế của tim sẽ chuyển dịch theo hướng tâm thất phì đại vì 2 lý do: (1) tâm thất phì đại có khối lượng cơ lớn hơn so với bên bình thường nên sẽ sinh ra lượng điện thế lớn hơn so với bên bình thường, (2) quá trình khử cực của tâm thất phì đại cần nhiều thời gian hơn tâm thất bình thường. Hệ quả là tâm thất bình thường khử cực nhanh hơn đáng kể so với tâm thất phì đại, tạo nên 1 vector lớn hướng từ bên bình thường sang phía tâm thất phì đại. Do đó trục điện thế của tim sẽ hướng sang phía tâm thất phì đại.

Phì đại thất trái gây lệch trục điện thế sang trái

Phì đại thất trái gây lệch trục điện thế, phức bộ QRS kéo dài

Hình: Phì đại thất trái gây lệch trục điện thế, phức bộ QRS kéo dài.

Hình biểu diễn 3 chuyển đạo lưỡng cực chi. Phân tích vector biểu diễn lệch trục trái với trục điện trung bình là -15o. Đây là 1 điện tâm đồ điển hình về tăng khối lượng cơ tâm thất trái. Trong trường hợp này, sự lệch trục gây ra bởi tình trạng tăng huyết áp, làm cho tâm thất trái bị phì đại do phải bơm máu chống lại áp lực của hệ động mạch. Ngoài ra sự lệch trục trái do phì đại thất trái còn có thể gây ra bởi hẹp van động mạch chủ hoặc hở van động mạch chủ hoặc 1 số bất thường tim bẩm sinh khác của tâm thất trái làm tâm thất trái tăng kích thước trong khi thất phải bình thường.

Phì đại tâm thất phải gây lệch trục điện thế sang phải

Hình biểu diễn sự lệch trục điện thế sang phải, là 1 trục điện thế +170o, lệch sang phải 111o so với trục bình thường là 59o. Sự lệch trục sang phải được biểu diễn trên hình có thể gây ra bởi sự phì đại tâm thất phải như là hệ quả của hẹp thân động mạch phổi bẩm sinh. Trục lệch phải cũng có thể xảy ra trong các bất thường tim bẩm sinh gây phì đại tâm thất như là tứ chứng Fallot và thông liên thất.

Block nhánh gây lệch trục điện thế

Bình thường, 2 bên vách gian thất khử cực cùng 1 thời điểm do cả 2 nhánh bên trái và phải của mạng Purkinje truyền xung động của tim tới 2 tâm thất cùng 1 thời điểm. Hệ quả là điện thế tạo ra bởi 2 tâm thất (ở 2 phía đối diện của tim) được trung hòa. Tuy nhiên nếu 1 trong 2 nhánh chính bị block, xung động của tim truyền qua tâm thất bình thường dài hơn trước khi xung động tới tâm thất còn lại. Do đó, sự khử cực 2 tâm thất không xảy ra cùng lúc, và điện thế khử cực không được trung hòa. Hệ quả là sự lệch trục điện thế.

Điện thế cao ở người có hẹp thân động mạch phổi

Hình: Điện thế cao ở người có hẹp thân động mạch phổi bẩm sinh gây phì đại thất phải, phức bộ QRS kéo dài.

Block nhánh trái gây lệch trục điện thế sang trái

Khi block nhánh trái, sự khử cực của tim lan qua tâm thất phải nhanh hơn 2 đến 3 làn tâm thất trái. Hệ quả là phần lớn thất trái vẫn phân cực trong khoảng 0,1s sau khi thất phải đã khử cực hoàn toàn. Như vậy, thất phải trở nên âm điện trong khi thất trái dương điện trong phần lớn thời gian khử cực, và 1 vector lớn được vẽ hướng từ thất phải sang thất trái. Nói cách khác, trục điện thế lệch khoảng -50o vì điểm gốc dương điện của vector hướng sang thất trái. Sự lệch trục này được biểu diễn trên hình, là 1 ví dụ điển hình về lệch trục trái, hệ quả của block nhánh trái của hệ Purkinje.

Do xung động truyền chậm khi hệ Purkinje bị block, gây ra sự lệch trục điện thế, ngoài ra phức bộ QRS kéo dài cũng là hệ quả sự chậm khử cực ở bên tim bị ảnh hưởng bởi block nhánh.

Trục lệch trái gây ra bởi block nhánh trái, phức bộ QRS kéo dài

Hình: Trục lệch trái gây ra bởi block nhánh trái, phức bộ QRS kéo dài.

Trục lệch phải gây ra bởi block nhánh phải, phức bộ QRS kéo dài

Hình: Trục lệch phải gây ra bởi block nhánh phải, phức bộ QRS kéo dài.

Trục lệch phái gây block nhánh phải

Khi block nhánh phải, thất trái khử cực nhanh hơn thất phải rất nhiều, thất trái âm điện trước thất phải khoảng 0,1s. Do đó, vector điện thế với gốc âm điện từ thất trái hướng sang phía thất phải dương điện. Nói cách khác là trục điện thế lệch phải. Trên hình, biểu diễn sự lệch trục phải gây ra bởi block nhánh phải, qua đó ta thấy trục mới là khoảng 105o so với trục bình thường là 59o và phức bộ QRS kéo dài do chậm dẫn truyền.

Bài viết cùng chuyên mục

Phức bộ QRS: nguyên nhân gây ra điện thế bất thường

Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc.

Điện thế và thời gian chia chuẩn: điện tâm đồ bình thường

Những dòng dọc trên ECG là dòng thời gian chia chuẩn. Một ECG điển hình được chạy ở một tốc độ giấy 25mm/s, mặc dù tốc độ nhanh hơn đôi khi được sử dụng.

Chuyển động mắt theo đuổi: chú ý các đối tượng chuyển động

Nếu một đối tượng chuyển động lên xuống kiểu sóng với tốc độ vài lần mỗi giây, mắt đầu tiên có thể không chú ý vào nó. Tuy nhiên, sau một giây hoặc lâu hơn, mắt bắt đầu cử động bằng cách giật.

Hormon điều hòa hoạt động của não

Bên cạnh điều khiển điều hòa hoạt động của não bởi xung động thần kinh, còn cơ chế sinh lý khác. Cơ chế này là tiết các hormon kích thích hay ức chế chất dẫn truyền thần kinh đến bề mặt não.

Rung nhĩ: rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ có thể trở lại bình thường bằng shock điện. Phương pháp này về cơ bản giống hệt với shock điện khử rung thất- truyền dòng diện mạnh qua tim.

Bất thường răng

Sâu răng là kết quả hoạt động của các vi khuẩn trên răng, phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus mutans. Lệch khớp cắn thường được gây ra bởi sự bất thường di truyền một hàm khiến chúng phát triển ở các vị trí bất thường.

Hệ thống Purkinje tâm thất của tim: dẫn truyền nhanh

Sự truyền tải nhanh điện thế hoạt động bởi các sợi Purkinje được cho là gây ra bởi một tính thấm rất cao của các khoảng trống tiếp giáp ở các đĩa xen kẽ giữa các tế bào kế tiếp cấu tạo nên các sợi Purkinje.

Rung thất: cơ chế phản ứng dây truyền rối loạn nhịp tim

Vòng đầu tiên của kích điện tim gây ra sóng khử cực lan mọi hướng, khiến cho tất cả cơ tim đều ở trạng thái trơ. Sau 25s. một phần của khối cơ này thoát khỏi tình trạng trơ.

Sinh lý thần kinh dịch não tủy

Dịch não tủy là một loại dịch ngoại bào đặc biệt lưu thông trong các não thất và trong khoang dưới nhện do các đám rối màng mạch trong các não thất bài tiết.

Dẫn truyền các tín hiệu cảm giác: con đường trước bên cho tín hiệu ít quan trọng

Đa số tín hiệu đau tận cùng ở nhân lưới cuả thân não và từ đây, chúng được chuyển tiếp đến nhận liềm trong của đồi thị, nơi các tín hiệu đau được xử lí tiếp.

Cân bằng dịch acid base và chức năng thận ở trẻ sơ sinh

Tốc độ chuyển hóa ở trẻ sơ sinh cũng gấp đôi người trưởng thành khi cùng so với trọng lượng cơ thể, chúng có nghĩa là bình thường acid được hình thành nhiều hơn, tạo ra xu hướng nhiễm toan ở trẻ sơ sinh.

Cung lượng tim: đánh giá bằng phương pháp chỉ thị mầu

Chất chỉ thị ngay sau đó chảy từ tim phải qua động mạch phổi, vào tâm nhĩ trái, cuối cùng là tâm thất trái, theo dòng máu vào tuần hoàn ngoại vi.

Những emzym tiêu hóa của tuyến tụy

Khi ban đầu được tổng hợp trong các tế bào tụy, những enzyme phân giải protein tồn tại ở trạng thái không hoạt động gồm trypsinogen, chymotrypsinogen và procarboxypolypeptidase.

Phát hiện mầu sắc bằng tương phản mầu sắc

Cơ chế của phân tích phát hiện màu sắc phụ thuộc vào sự tương phản màu sắc, gọi là “đối thủ màu sắc”, kích thích các tế bào thần kinh đặc hiệu.

Phối hợp các chức năng của cơ thể qua chất dẫn truyền hóa học

Hormone được vận chuyển trong hệ tuần hoàn đến các tế bào đích trong cơ thể, gồm cả tế bào trong hệ thần kinh, tại nơi chúng gắn vào các receptor và tạo ra sự phản hồi của tế bào.

Cấu tạo chung của hệ thần kinh: thần kinh trung ương và sự nhận cảm đáp ứng

Một đặc tính của hầu hết các sợi thần kinh là các tín hiệu dẫn truyền thường chỉ đi theo một hướng: từ sợi trục của sợi thần kinh phía trước tới sợi gai của sợi phía sau.

Hệ thần kinh thực vật chi phối đường tiêu hóa

Sự kích thích hệ giao cảm sẽ ức chế hoạt động của đường tiêu hóa, đối lập với hệ phó giao cảm. Nó tác động theo 2 đường: tác dụng trực tiếp của norepinephrine và do norepinephrine.

ACTH liên quan với hormon kích thích tế bào sắc tố, Lipotropin và Endorphin

Khi mức bài tiết ACTH cao, có thể xảy ra ở những người bệnh Addison, hình thành một số các hormon khác có nguồn gốc POMC cũng có thể được tăng.

Các van tim ngăn sự quay lại của dòng máu kỳ tâm thu

Đặc điểm giải phẫu của van động mạch chủ và van động mạch phổi phải được cấu tạo với một mô sợi đặc biệt mạnh mẽ nhưng cũng phải rất mềm dẻo để chịu đựng được thêm gánh nặng vật lý.

Chu chuyển của tim

Tâm nhĩ hoạt động như một bơm khởi đầu cho tâm thất, và tâm thất lần lượt cung cấp nguồn năng lượng chính cho sự vận chuyển máu qua hệ thống mạch trong cơ thể.

Soi đáy mắt: quan sát nhìn vào phía trong mắt

Kính soi đáy mắt là dụng cụ có cấu tạo phức tạp nhưng nguyên lý của nó rất đơn giản. Cấu tạo của nó được mô tả và có thể được giải thích như sau.

Sinh lý hệ mạch máu

Tim trái tống máu vào động mạch chủ, tạo ra một áp lực lớn đưa máu qua vòng tuần hoàn cho đến tim phải: áp lực cao nhất trong động mạch chủ và thấp nhất trong tâm nhĩ phải.

Đặc điểm của sự co bóp cơ toàn bộ

Cơ co bóp được nói là đẳng trường khi cơ không bị rút ngắn trong suốt sự co bóp và là đẳng trương khi nó bị rút ngắn nhưng sức căng trên cơ vẫn không đổi trong suốt sự co bóp.

Sự co bóp cơ học của cơ vân

Các sợi cơ ở mỗi đơn vị vận động không tụ lại tất cả trong cơ mà chồng lên các đơn vị vận động khác trong các vi bó của 3 đến 15 sợi.

Vận chuyển thụ động qua màng bào tương

Khuếch tán đơn giản, là hình thức khuếch tán trong đó các phân tử vật chất được vận chuyển, từ nơi nồng độ cao đến nồng độ thấp.