- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Kiểm soát huyết áp động mạch: angiotensin II làm cho thận giữ muối và nước
Kiểm soát huyết áp động mạch: angiotensin II làm cho thận giữ muối và nước
Angiotensin II là một trong những chất kích thích bài tiết aldosterone mạnh bởi các tuyến thượng thận, như chúng ta sẽ thảo luận liên quan đến điều hòa thể dịch và liên quan đến chức năng tuyến thượng thận.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ngoài khả năng của thận để kiểm soát huyết áp thông qua những thay đổi về thể tích dịch ngoại bào, thận cũng có một cơ chế mạnh mẽ để kiểm soát huyết áp: hệ thống renin-angiotensin.
Renin là một enzyme protein phát hành bởi thận khi huyết áp động mạch giảm quá thấp. Đổi lại, nó làm tăng huyết áp động mạch theo nhiều cách, do đó giúp điều chỉnh lại sự giảm huyết áp.
Angiotensin II làm thận giữ lại muối và nước theo hai cách chính:
1. Angiotensin II tác dụng trực tiếp trên thận gây ra giữ muối và giữ nước.
2. Angiotensin II khiến tuyến thượng thận tiết ra aldosteron, và aldosterone lần lượt làm ống thận tăng tái hấp thu muối và nước.
Vì vậy, bất cứ khi nào angiotensin II tích lũy quá nhiều trong máu, cơ chế thận - thể dịch tự động làm huyết áp động mạch cao hơn so với bình thường.
Cơ chế tác động trực tiếp lên thận của angiotensin II: nguyên nhân thận giữ muối và nước
Angiotensin có một số tác dụng trực tiếp lên thận làm cho thận giữ muối và nước. Một tác dụng chính là sự co tiểu động mạch thận, từ đó làm giảm lưu lượng máu qua thận. Dòng máu chảy chậm làm giảm áp lực trong các mao mạch quanh ống thận, gây tái hấp thu nhanh chóng dịch từ các ống. Angiotensin II cũng tác động trực tiếp lên các tế bào ống thận để tăng tái hấp thu natri và nước. Các ảnh hưởng kết hợp của angioensin II đôi khi có thể làm giảm lượng nước tiểu ít hơn một phần năm lần bình thường.
Angiotensin II làm thận tăng giữ muối và nước bởi kích thích Aldosterone
Angiotensin II cũng là một trong những chất kích thích bài tiết aldosterone mạnh bởi các tuyến thượng thận, như chúng ta sẽ thảo luận liên quan đến điều hòa thể dịch và liên quan đến chức năng tuyến thượng thận. Vì vậy, khi hệ renin- angiotensin bị kích hoạt, tỷ lệ bài tiết aldosterone cũng tăng lên, và chức năng quan trọng của aldosterone là làm tăng tái hấp thu Na bởi ống thận, do đó làm tăng natri trong dịch ngoại bào. Điều này làm tăng natri sau đó gây giữ nước, như đã giải thích, làm tăng thể tích dịch ngoại bào, thứ phát làm tăng lâu dài huyết áp.
Như vậy cả hai tác động trực tiếp của angiotensin trên thận và tác động thông qua aldosterone là quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp lâu dài. Tuy nhiên, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã gợi ý rằng tác động trực tiếp của angiotensin trên thận có lẽ mạnh hơn gấp ba hoặc nhiều lần so vói ảnh hưởng gián tiếp thông qua aldosterone, mặc dù tác động gián tiếp là được biết đến rộng rãi nhất.
Phân tích định lượng thay đổi huyết áp động mạch gây ra bởi Angiotensin II
Hình cho thấy một phân tích định tính về tác động của angiotensin trong kiểm soát huyết áp. Biểu đồ này cho thấy hai đường cong chức năng thận, cũng như một đường nằm ngang miêu tả mức độ bình thường của lượng natri. Đường cong chức năng thận bên trái được đo ở chó có hệ renin-angiotensin bị chặn bởi một enzyme ức chế angiotensin-converting chặn việc chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II. Đường cong bên phải được đo ở chó truyền liên tục angiotensin II ở mức khoảng 2,5 lần so với mức bình thường được hình thành trong máu. Lưu ý sự dịch chuyển của đường cong dưới ảnh hưởng của angiotensin II. Sự thay đổi này là do cả những tác động trực tiếp của angiotensin II trên thận và ảnh hưởng gián tiếp tác động thông qua sự bài tiết aldosterone, như đã giải thích trước đó.
Hình. Ảnh hưởng của hai nồng độ angiotensin II trong máu trên đường cong lưu lượng lọc của thận, cho thấy sự điều hòa áp lực động mạch ở điểm cân bằng là 75 mm Hg khi mức angiotensin II thấp và ở mức 115 mm Hg khi mức angiotensin II cao.
Cuối cùng, lưu ý hai điểm cân bằng, một không có angiotensin cho thấy một mức huyết áp động mạch là 75 mm Hg, và một có nhiều angiotensin cho thấy mức huyết áp là 115 mm Hg. Do đó, tác dụng của angiotensin gây giữ muối và nước của thận có thể có một tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tăng huyết áp mãn tính.
Bài viết cùng chuyên mục
Giải phẫu và sinh lý của tụy
Tụy tiết nhiều hormon, như amylin, somatostatin, và pancreatic polypeptide, chức năng của chúng chưa được biết rõ. Mục đích chính là bàn về vai trò sinh lý của insulin và glucagon và sinh lý bệnh của các bệnh lý.
Thành phần của hệ renin angiotensin
Khi huyết áp động mạch giảm, phản ứng nội tại trong thận tạo ra nhiều phân tử prorenin trong các tế bào cận cầu thận để phân cắt và giải phóng renin.
Chất dẫn truyền thần kinh: đặc điểm của nhóm phân tử lớn
Sự hình thành các chất dẫn truyền nhóm phân tử lớn này phức tạp hơn, nên số lượng của chúng nhỏ hơn so với nhóm phân tử nhỏ.
Tổng hợp những hormon chuyển hóa của tuyến giáp
Giai đoạn đầu hình thành hormon tuyến giáp là vận chuyện iod từ máu vào các tế bào tuyến giáp và các nang giáp. Màng đáy của tế bào tuyến giáp có khả năng đặc biệt để bơm iod tích cực vào trong tế bào.
Vai trò của ion canxi trong co cơ
Nồng độ Ca nội bào tăng khi Ca++ đi vào trong tế bào qua kênh Ca trên màng tế bào hoặc được giải phóng từ lưới cơ tương. Ca++ gắn với camodulin (CaM) trở thành phức hợp Ca++-CaM, hoạt hóa chuỗi nhẹ myosin kinase.
Hệ thần kinh trung ương: so sánh với máy tính
Trong các máy tính đơn giản, các tín hiệu đầu ra được điều khiển trực tiếp bởi các tín hiệu đầu vào, hoạt động theo cách tương tự như phản xạ đơn giản của tủy sống.
Trao đổi chất của cơ tim
ATP này lần lượt đóng vai trò như các băng tải năng lượng cho sự co cơ tim và các chức năng khác của tế bào. Trong thiếu máu mạch vành nặng, ATP làm giảm ADP, AMP và adenosine đầu tiên.
Phương pháp đo tỷ lệ chuyển hoá của cơ thể
Để xác định tỷ lệ chuyển hoá bằng cách đo trực tiếp, sử dụng một calorimeter, được đo sẽ ở trong một buồng kín và bị cô lập để không một lượng nhiệt nào có thể thoát ra ngoài.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau của trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng
Nếu nồng độ đỉnh LH không đạt đủ độ lớn, sự rụng trứng sẽ không xảy ra, và được gọi là chu kì không rụng trứng. Các giai đoạn của chu kì sinh dục vẫn tiếp tục, tuy nhiên trứng không rụng làm cho hoàng thể không phát triển.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể
Nhiệt độ cơ thể tăng lên khi tập thể dục và thay đổi theo nhiệt độ khắc nghiệt của môi trường xung quanh vì cơ chế điều chỉnh nhiệt độ không hoàn hảo.
Trao đổi khí ở phổi: vật lý của sự khuếch tán khí và phân áp khí
Áp suất được gây ra bởi tác động của phân tử chuyển động chống lại bề mặt, do đó, áp lực của khí tác động lên bề mặt của đường hô hấp và các phế nang cũng tỷ lệ thuận với lực tác động mà tất cả các phân tử khí ở bề mặt ngoài.
Sinh lý tiêu hóa ở ruột già (đại tràng)
Ruột già gồm có manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng. Quá trình tiêu hóa ở ruột già không quan trọng, bởi vì khi xuống đến ruột già, chỉ còn lại những chất cặn bả của thức ăn.
Sinh lý sinh dục nam giới
Mỗi người nam có 2 tinh hoàn, khi trưởng thành mỗi tinh hoàn có kích thước trung bình khoảng 4,5 x 2,5 cm, nặng khoảng 10 - 15 gram.
Phức bộ QRS: trục điện thế trung bình của tâm thất và ý nghĩa
Trục điện thế của tim thường được ước lượng từ chuyển đạo lưỡng cực chi hơn là từ vector điện tim. Hình dưới là phương pháp ước lượng trục điện thế của tim.
Các vùng liên hợp: cảm giác thân thể
Kích thích điện vào vùng liên hợp cảm giác bản thể có thể ngẫu nhiên khiến một người tỉnh dậy để thí nghiệm một cảm nhận thân thể phức tạp, đôi khi, chỉ là “cảm nhận” một vật thể như một con dao hay một quả bóng.
Tính chất hóa học của các hormone sinh dục
Cả estrogen và progesterone đều được vận chuyển trong máu nhờ albumin huyết tương và với các globulin gắn đặc hiệu. Sự liên kết giữa hai hormone này với protein huyết tương đủ lỏng lẻo để chúng nhanh chóng được hấp thu.
Tăng huyết áp: huyết áp trong hoạt động cơ và các tuyp stress
Nhiều tuyp của stress cùng với hoạt động cơ là giống nhau ở sự tăng huyết áp. Ví dụ trong hoảng sợ quá mức huyết áp có thể tăng thêm 70-100 mmHg trong 1 vài giây.
Áp suất thẩm thấu keo của dịch kẽ
Về mặt định lượng, người ta thấy trung bình áp suất thẩm thấu keo dịch kẽ cho nồng nồng của protein là khoảng 8 mmHg.
Cung lượng tim: đánh giá theo nguyên lý thay đổi nồng độ ô xy
Đo nồng độ oxy dòng máu tĩnh mạch được đo qua catheter đưa từ tĩnh mạch cánh tay, qua tĩnh mạch dưới đòn và vào tâm nhĩ phải,cuối cùng là tâm thất phải và động mạch phổi.
Đại cương về hệ nội tiết và hormon
Hoạt động cơ thể được điều hòa bởi hai hệ thống chủ yếu là: hệ thống thần kinh và hệ thống thể dịch. Hệ thống thể dịch điều hoà chức năng của cơ thể bao gồm điều hoà thể tích máu, các thành phần của máu và thể dịch như nồng độ các khí, ion.
Các chất giải phóng từ tế bào hình sao điều hòa lưu lượng máu não
Các chất trung gian chưa được biết rõ, nitric oxit, các chất chuyển hóa của acid arachidonic, ion kali, adenosin và các chất khác tạo ra bởi tế bào hình sao dưới kích thích của các neuron gần kề là các chất trung gian giãn mạch quan trọng.
Khuếch tán qua màng mao mạch: trao đổi nước và các chất giữa máu và dịch kẽ
Khuếch tán các phân tử nước và chất tan có chuyển động nhiệt di chuyển ngẫu nhiên theo hướng này rồi lại đổi hướng khác. Các chất hòa tan trong lipid khuếch tán trực tiếp qua các màng tế bào ở lớp nội mạc của các mao mạch.
Chu kỳ nội mạc tử cung và hành kinh
Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc.
Sinh lý nội tiết tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận gồm hai tuyến nhỏ úp trên hai thận, mỗi tuyến nặng khoảng 4g. Tuyến thượng thận gồm 2 phần riêng biệt : phần vỏ (80%) và phần tuỷ (20%). Chức năng tuỷ thượng thận, liên quan đến hoạt động hệ giao cảm.
Phức bộ QRS: nguyên nhân gây ra điện thế bất thường
Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc.