- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Kiểm soát chức năng tình dục nam giới bằng các hormone vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên
Kiểm soát chức năng tình dục nam giới bằng các hormone vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên
LH và FSH là các glycoprotein. Chúng phát huy tác dụng của mình tại tuyến đích ở tinh hoàn bằng cách kích hoạt chất dẫn truyền tin thứ hai là cAMP, từ đó kích hoạt hệ thống enzyme đặc biệt tron tế bào đích tương ứng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Việc kiểm soát chức năng tình dục nam giới hay nữ giới đều bắt đầu từ việc tiết GnRH (gonadotropin releasing hormone) từ vùng dưới đồi. Hormon này kích thích tuyến yên tiết ra 2 gonadotropic hormone khác là LH ( luteinizing hormone) và FSH (folicle stimuilating hormone). LH cần thiết cho sự tiết testosterone của tinh hoàn, còn FSH kích thích sự sinh tinh.
GnRh và vai trò của nó trong kích thích hình thành LH và FSH
GnRH là một peptid gồm 10 acid amine, được tiết ra từ tế bào thần kinh ở nhân arcuate ở vùng dưới đồi. Các tận cùng thần kinh kết thúc ở xám, nơi chúng tiết GnRH vào đám rối sơ cấp hệ cửu tuyến yên. GnRH sau đó được vận chuyển trong tuyến yên kích thích sự tiết 2 hormon LH và FSH.
Cứ mỗi 1 đến 3 giờ thì GnRH lại được tiết ra liên tục trong vài phút. Lượng hormone tiết ra phụ thuộc vào 1. Số chu kì tiết hormone trong 1 thời gian 2. Lượng hormone tiết ra trong mỗi chu kì.
Sự tiết LH của tuyến yên cũng có tính chu kì, sự tăng hay giảm nồng độ LH thay đổi nhịp nhàng với sự thay đổi nồng độ GnRH. Trái lại, nồng độ FSH thay đổi khá ít mỗi khi có sự tăng hay giảm nồng độ GnRH, đáp ứng với sự thay đổi dài hạn trong vài giờ của GnRH. Do mối quan hệ chặt chẽ của nồng độ GnRH và LH mà GnRH còn thường gọi với cái tên hormone tiết LH.
LH và FSH
Cả LH và FSH đều được tiế ra bởi cùng một loại tế bào gọi là gonadotropes ở thùy trước tuyến yên. Nếu không có GnRh tiết ra từ vùng dưới đồi, các gonadotropes hầu như không tiết LH hay FSH.
LH và FSH là các glycoprotein. Chúng phát huy tác dụng của mình tại tuyến đích ở tinh hoàn bằng cách kích hoạt chất dẫn truyền tin thứ hai là cAMP, từ đó kích hoạt hệ thống enzyme đặc biệt tron tế bào đích tương ứng.
Ảnh hưởng của LH lên sự tiết testosterone. Testosteron được tiết ra bởi các tế bào Leydic trong khoảng kẽ của tinh hoàn, nhưng chỉ khi có sự kích thích của LH. Hơn nữa lượng testosterone được tiết ra gần như tỷ lệ thuận với nồng độ LH.
Các tế bào Leydic được tìm thấy ở tinh hoàn đứa trẻ trong vòng vài tuần sau khi sinh và gần như biến mất trong khoảng 10 năm sau đó. Tuy nhiên nếu tiêm LH tinh khiết vào tinh hoàn một đứa trẻ ở bất kì độ tuổi nào hoặc với sự tiết LH của tuyến yên vào tuổi dậy thì sẽ khiến các tế bào kẽ tưởng chừng như các tế bào xơ sợi bình thường của tinh hoàn trờ thành các tế bào Leydic điển hình có chức năng.
Ức chế tiết LH và FSH bởi ức chế ngược từ nồng độ testosterone. Testosterone được tiết ra dưới sự kích thích của LH cũng đồng thời có thể ức chế thùy trước tuyến yên tiết ra LH. Nhưng đa số sự ức chế này đến từ việc testosterone ức chế lên vùng dưới đồi ngăn cản việc tiết GnRH. Kết quả của việc này là sự giảm tương ứng cả LH và FSH, kết quả là giảm sự tiết testosterone ở tinh hoàn. Do đó, bất cứ khi nào nồng độ testosterone quá cao sẽ kích hoạt quá trình điều hòa ngược này, tác động thông qua hoạt động của thùy trước tuyến yên và vùng dưới đồi, khiến nồng độ testosterone trở về mức bình thường. Ngược lại nếu nồng độ testosterone trở nên quá ít, sẽ kích thích vùng dưới đồi sản xuất GnRH, kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất LH và FSH, làm tinh hoàn gia tăng tổng hợp testosterone.
Hình. Cơ chế ức chế ngược của testosterone lên trục dưới đồi, tuyến yên
Ảnh hưởng FSH và testosterone lên quá trình sinh tinh. FSH gắn với thụ thể tương ứng của nó trên tế bào Sertoli ở ống sinh tinh, là nguyên nhân giúp tế bào Sertoli phát triển, kích thích chúng sản xuất các chất sinh tinh khác. Đồng thời testosterone ( và dihydrotestosterone) khuyếch tán từ tế bào Leydic vào ống sinh tinh cũng tác động mạnh mẽ lên sự sinh tinh. Như vậy, cả FSH và testosterone đều có vai trò quan trọng trong sự sinh tinh.
Vai trò của ức chế ngược lên hoạt động của ống sinh tinh. Khi ống sinh tinh không sản xuất tinh trùng, lượng FSH được tăng lên một cách đáng kể. Ngược lại khi tổng hợp tinh trùng quá nhanh, tuyến yên sẽ giảm tổng hợp FSH. Nguyên nhân của phản hồi âm tính này được cho là của một hormone khác do tế bào Sertolin tiết ra, là hormone Inhibin (hình). Hormone này ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên tuyến yên ức chế sản xuất FSH.
Inhibin là một glycoprotein, giống LH và FSH, có trọng lượng phân tử trong khoảng 10.000 đến 30.000 Da. Nó có thể được phân lập từ nuôi cấy tế bào Sertoli. Tác động ức chế mạnh của nó lên tuyến yên là một cơ chế quan trọng trong kiểm soát sự sinh tinh, bên cạnh tác động ức chế ngược âm tính của testosterone lên tuyến yên.
HCG (human chorionic godonatropin) tiết ra từ nhau thai kích thích tinh hoàn sản xuất testosterone
Trong quá trình mang thai, HCG do rau thai tiết ra lưu hành ở cả cơ thể mẹ và thai. Hormone này có cùng tác dụng lên các cơ quan sinh dục của cơ thể như LH. Trong quá trình mang thai, nếu thai nhi là nam, hCG của nhau thai kích thích tinh hoàn tiết testosterone, Testosterone kích thích hình thành các cơ quan sinh dục nam như đã nói trước đó. Chúng tôi sẽ thảo luận về chức năng của hCG trong quá trình mang thai nhiều hơn trong chương 83.
Tuổi dậy thì và cơ chế khởi phát
Khởi đầu tuổi dậy thì như thế nào từ lâu đã là một điều bí ẩn, nhưng nó đã được xác định là do vùng dưới đồi không sản xuất một lượng GnRH thích hợp. Một trong những lý do của điều này là, trong suốt thời thơ ấu, sự tiết ra dù là nhỏ nhất của hormone sinh dục cũng gây ức chế tiết GnRH. Tuy nhiên, vì lý do gì chưa rõ, sự tiết GnRH trong tuổi dậy thì lại phá vỡ được sự ức chế trước đó, và bắt đầu đời sống tình dục ở người trưởng thành.
Đời sống sinh dục của nam giới và thời kì mãn kinh nam. Sau tuổi dậy thì, hormone gonadotropic vẫn được sản xuất trong suốt cuộc đời còn lại, và sự sinh tinh vẫn còn tiếp tục cho đến lúc chết. Tuy nhiên, hầu hết đàn ông sẽ suy giảm từ từ chức năng sinh dục của họ vào những năm 50 hay 60 của cuộc đời. Sự suy giảm này có sự khác biệt đáng kể ở những người vẫn còn khả năng cương dương ở tuổi 80 hay 90.
Sự suy giảm chức năng sinh dục này được cho là do sự suy giảm sản xuất testosterone, như thể hiện trong hình. Sự suy giảm chức năng sinh dục nam được gọi là mãn kinh nam. Đôi khi mãn kinh nam cũng đi kèm với các triệu chứng như cơn nóng bừng, nghẹt thở, rối loạn tâm lý cảm xúc giống thời kì mãn kinh ở nữ giới. Nhưng triệu chứng này có thể khắc phục nhờ testosterone tổng hợp, hoặc thậm trí là estrogen dùng để điều trị triệu chứng mãn kinh ở nữ.
Bài viết cùng chuyên mục
Sóng vận mạch huyết áp: dao động của hệ thống điều chỉnh phản xạ huyết áp
Khoảng thời gian cho mỗi chu kỳ là 26 giây đối với chó đã gây mê, 7-10 giây ở người không gây mê. Sóng này được gọi là sóng vận mạch hay sóng Mayer.
Cơ chế phân tử của sự co cơ
Ở trạng thái co, các sợi actin này đã được kéo vào bên trong các sợi myosin, do đó hai đầu của chúng chồng lên nhau đến mức độ tối đa.
ACTH liên quan với hormon kích thích tế bào sắc tố, Lipotropin và Endorphin
Khi mức bài tiết ACTH cao, có thể xảy ra ở những người bệnh Addison, hình thành một số các hormon khác có nguồn gốc POMC cũng có thể được tăng.
hCG của thể vàng và quá trình ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt
Cho đến nay, chức năng quan trọng nhất của hCG là ngăn chặn sự co hồi của hoàng thể vào cuối chu kì kinh nguyệt, Thay vào đó, nó kích thích hoàng thể bài tiết progesterone và estrogen trong vài tháng sắp tới.
Hệ mạch cửa dưới đồi yên của thùy trước tuyến yên
Mạch máu đi vào các xoang đầu tiên đều đi qua giường mao mạch ở phần dưới vùng dưới đồi, dòng máu sau đó chảy qua các mạch cửa dưới đồi yên rồi đổ vào các xoang ở tuyến yên trước.
Cơ chế kích thích cơ bản các tuyến tiêu hóa
Điều hòa sự bài tiết của các tuyến bằng các hormone. Tại dạ dày và ruột, một vài hormone tiêu hóa khác nhau giúp điều hòa thể tích và đặc tính của các dịch bài tiết.
Cấu trúc chức năng tế bào của Phospholipid và Cholesterol - Đặc biệt đối với màng
Phospholipids và cholesterol hình thành các yếu tố cấu trúc các tế bào là tốc độ đổi mới chậm của các chất trong hầu hết các mô ngoài mô gan được tính theo tháng hoặc theo năm.
Cơ chế của chất truyền tin thứ hai trong chức năng nội tiết trung gian nội bào
Một trong những cơ chế hormone tác động trong môi trường nội bào là kích thích sự hình thành chất truyền tin thứ hai cAMP phía trong màng tế bào.
Sinh lý học thính giác và bộ máy thăng bằng (tiền đình)
Tai ngoài có loa tai và ống tai ngoài. Loa tai ở người có những nếp lồi lõm, có tác dụng thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần xoay như một số động vật.
Cơ tâm thất của tim: sự dẫn truyền xung động
Các cơ tim bao phủ xung quanh tim trong một xoắn kép, có vách ngăn sợi giữa các lớp xoắn; do đó, xung động tim không nhất thiết phải đi trực tiếp ra ngoài về phía bề mặt của tim.
Vỏ não thị giác: nguồn gốc và chức năng
Vỏ não thị giác nằm chủ yếu trên vùng trung tâm của thùy chẩm. Giống như các vùng chi phối khác trên vỏ não của các hệ thống giác quan khác, vỏ não thị giác được chia thành một vỏ não thị giác sơ cấp và các vùng vỏ não thị giác thứ cấp.
Phân ly oxy - hemoglobin: các yếu tố thay đổi và tầm quan trọng tới sự vận chuyển ô xy
pH giảm hơn giá trị bình thường từ 7,4 xuống tới 7,2; đồ thị phân ly Oxy- hemoglobin chuyển sang phải trung bình khoảng 15 %. Ngược lại, sự gia tăng pH từ bình thường 7,4 lên tới7,6 đường cong cũng chuyển sang trái một lượng tương tự.
Tổ chức lại cơ để phù hợp với chức năng
Các đường kính, chiều dài, cường độ, và cung cấp mạch máu của chúng bị thay đổi, và ngay cả các loại của sợi cơ cũng bị thay đổi ít nhất một chút.
Hình thành acid acetoacetic trong gan và sự vận chuyển trong máu
Các acid acetoacetic, acid β-hydroxybutyric, và acetone khuếch tán tự do qua màng tế bào gan và được vận chuyển trong máu tới các mô ngoại vi, ở đây, chúng lại được khuếch tán vào trong tế bào.
Chức năng trao đổi và vận chuyển khí hô hấp
Sau khi phế nang đã được thông khí, bước tiếp theo của quá trình hô hấp là sự khuyếch tán O2 từ phế nang vào mao mạch phổi và CO2 theo chiều ngược lại. Sau khi trao đổi, máu tĩnh mạch trở thành máu động mạch có phân áp O2 cao, CO2 thấp so với tổ chức.
Giải phẫu và sinh lý của tụy
Tụy tiết nhiều hormon, như amylin, somatostatin, và pancreatic polypeptide, chức năng của chúng chưa được biết rõ. Mục đích chính là bàn về vai trò sinh lý của insulin và glucagon và sinh lý bệnh của các bệnh lý.
Tiêu hóa Carbohydrate sau khi ăn
Có 3 nguồn carbohydrate quan trọng là sucrose, disaccharide thường được biết như là đường mía, lactose, chúng là một disaccharide được tìm thấy trong sữa; và tinh bột.
Nhiệt cơ thể trong tập luyện thể thao
Mức tiêu thụ oxy bởi cơ thể có thể tăng lên đến 20 lần trong vận động viên tập luyện tốt và lượng nhiệt giải phóng trong cơ thể là gần như tỷ lệ thuận với mức tiêu thụ oxy, một lượng lớn nhiệt được đưa vào nội bộ mô của cơ thể.
Sự phát triển chưa hoàn thiện của trẻ sinh non
Hầu như tất cả hệ thống cơ quan là chưa hoàn thiện ở trẻ sinh non và cần phải chăm sóc đặc biệt nếu như đứa trẻ sinh non được cứu sống.
Sinh lý sự trao đổi chất giữa các dịch cơ thể
Các chất từ huyết tương đi qua thành mao mạch bằng phương thức nhập bào vào tế bào nội mô, rồi thì chúng được xuất bào vào dịch kẽ.
Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào
Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.
Rung nhĩ: rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ có thể trở lại bình thường bằng shock điện. Phương pháp này về cơ bản giống hệt với shock điện khử rung thất- truyền dòng diện mạnh qua tim.
Nhịp tim chậm: nhịp xoang không bình thường
Định nghĩa “Nhịp tim đập chậm” là tốc độ nhịp tim chậm, thường là dưới 60 nhịp/ phút.
Sự điều hòa bài tiết pepsinogen ở dạ dày
Tốc độ bài tiết pepsinogen - tiền chất của pepsin gây nên sự tiêu hóa protein - bị ảnh hưởng rất mạnh bởi lượng acid có mặt trong dạ dày. Ở những bệnh nhân mất khả năng bài tiết lượng acid cơ bản.
Vận chuyển và lưu trữ Amino Acids trong cơ thể
Sản phẩm của quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ trong đường tiêu hóa gần như hoàn toàn là các amino acid; hiếm khi là các polypeptid hoặc toàn bộ phân tử protein được hấp thu quá hệ tiêu hóa vào máu.