Kích thích và trương lực của hệ giao cảm và phó giao cảm

2022-01-25 09:47 AM

Hệ giao cảm và phó giao cảm hoạt hóa liên tục, và mức độ cơ bản chính là trương lực giao cảm và phó giao cảm. Ý nghĩa của trương lực là cho phép một hệ thần kinh đơn độc có thể đồng thời làm tăng và giảm hoạt động của cơ quan chịu kích thích.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Liên quan giữa mức độ kích thích tới mức độ tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm

Một điểm khác biệt đặc biệt giữa hệ thần kinh tự chủ và hệ thần kinh vận động là chỉ một kích thích tần số thấp cũng đủ gây kích hoạt toàn bộ các tác động tự chủ. Thông thường, chỉ duy nhất một xung động thần kinh mỗi vài giây cũng đủ để duy trì các tác động bình thường của hệ giao cảm hoặc phó giao cảm, và sự kích hoạt toàn bộ sảy ra khi các sợi thần kinh phát xung từ 10 tới 20 lần mỗi giây.

Mức độ này so với mức hoạt hóa toàn bộ của hệ thống thần kinh vận động là từ 50 tới hơn 500 số xung mỗi giây.

Trương lực của hệ giao cảm và phó giao cảm

Bình thường, hệ giao cảm và phó giao cảm hoạt hóa liên tục, và mức độ cơ bản như đã biết chính là trương lực giao cảm và phó giao cảm.

Ý nghĩa của trương lực đó là nó cho phép một hệ thần kinh đơn độc có thể đồng thời làm tăng và giảm hoạt động của cơ quan chịu kích thích. Ví dụ, trương lực giao cảm binh thường giữ gần như tất cả các tiểu động mạch của vòng tuần hoàn lớn co lại bằng khoảng một nửa đường kính tối đa. Bằng việc gia tăng mức độ kích thích hệ giao cảm hơn bình thường, các mạch máu này có thể bị co lại nhiều hơn; ngược lại, qua giảm sự kích thích dưới mức bình thường, các tiểu động mạch này có thể giãn ra. Nếu không có nền trương lực giao cảm liên tục, hệ giao cảm chỉ có thể làm co mạch, không bào giờ làm giãn mạch.

Một ví dụ thú vị khác của trương lực là trương lực nền của hệ phó giao cảm trên đường tiêu hóa. Phẫu thuật loại bỏ sự chi phối của hệ phó giao cảm cho phần lớn ruột bằng cách cắt dây thần kinh phế vị có thể khiến dạ dày và ruột mất trương lực nghiêm trọng và kéo dài cùng với tác động ức chế mạnh nhu động bình thường của hệ tiêu hóa và hậu quả là táo bón nghiêm trọng, do đó chứng tỏ trương lực phó giao cảm trên ruột là rất cần thiết. Trương lực này có thể bị giảm do não bộ, theo đó gây ức chế nhu động tiêu hóa, hoặc nó có thể tăng lên, và làm thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trương lực tạo ra do sự chế tiết bình thường adrenalin và noradrenalin của tuyến thượng thận

Tốc độ chế tiết lúc nghỉ ngơi bình thường của tủy thượng thận là khoảng 0.2 µg/kg/phút đối với adrenalin và khoảng 0.5 µg/kg/phút đối với noradrenalin. Số lượng này là đáng kể, đủ để duy trì áp lực máu gần như bình thường dù tất cả con đường giao cảm trực tiếp đi tới hệ tim mạch bị loại bỏ. Bởi vậy, điều này cho thấy rõ ràng phần lớn toàn bộ trương lực của hệ thần kinh giao cảm do sự chế tiết bình thường của adrenalin và noradrenalin thêm vào đó là trương lực do sự kích thích trực tiếp hệ giao cảm tạo ra.

Tác động do sự mất trương lực giao cảm hoặc phó giao cảm sau khi cắt bỏ dây thần kinh

Ngay lập tức sau khi một dây thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm bị cắt, cơ quan chịu chi phối sẽ mất trương lực giao cảm hoặc phó giao cảm. Trong nhiều mạch máu, ví dụ, khi cắt bỏ các sợi thần kinh giao cảm sẽ gây ra giãn mạnh mạch máu trong vòng 5 tới 30 giây. Tuy nhiên, qua vài phút, vài giờ, vài ngày, hoặc vài tuần, trương lực nội tại của cơ trơn thành mạch sẽ tăng lên do tăng lực co cơ. Đó không phải là kết quả của sự kích thích hệ giao cảm mà là sự thích ứng hóa học trong bản thân các sợi cơ trơn. Trương lực nội tại này thậm chí có thể khôi phục sự co mạch gần như mức bình thường.

Về bản chất các tác động giống như vậy sảy ra trên hầu hết các cơ quan đích khác khi mà trương lực giao cảm hoặc phó giao cảm bị mất đi. Đó là sự bù đắp nội tại sớm bộc lộ để đưa chức năng của cơ quan quay trở lại mức gần như bình thường. Tuy nhiên, đối với hệ phó giao cảm, sự bù đắp đôi khi cần tới vài tháng. Ví dụ, trên chó, sự mất trương lực phó giao cảm trên tim sau khi cắt bỏ thần kinh phế vị làm tăng tần số tim lên 160 nhịp/phút, và tần số này vẫn tiếp tục được nâng lên từng phần 6 tháng sau đó.

Bài viết cùng chuyên mục

Điều hòa chức năng cơ thể

Hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết điều chỉnh và phối hợp các chức năng cơ thể. Cùng nhau duy trì sự tăng trưởng, trưởng thành, sinh sản, trao đổi chất và hành vi của con người.

Chức năng của các vùng vỏ não riêng biệt

Bản đồ mô tả một số chức năng vỏ não được xác định từ kích thích điện của vỏ não ở bệnh nhân tỉnh táo hoặc trong quá trình thăm khám bệnh nhân sau khi các vùng vỏ não bị xóa bỏ.

Sinh lý cân bằng nước trong cơ thể

Sự mất nước thường xảy ra một thời gian ngắn trước khi cảm thấy khát. Trẻ em, người già, người mất trí có thể không nhận biết được cảm giác khát.

Chức năng trao đổi và vận chuyển khí hô hấp

Sau khi phế nang đã được thông khí, bước tiếp theo của quá trình hô hấp là sự khuyếch tán O2 từ phế nang vào mao mạch phổi và CO2 theo chiều ngược lại. Sau khi trao đổi, máu tĩnh mạch trở thành máu động mạch có phân áp O2 cao, CO2 thấp so với tổ chức.

Tăng lưu lượng tim và tăng huyết áp: vai trò của thần kinh xương và thần kinh cơ xương

Mặc dù hoạt động thần kinh điều khiển tuần hoàn nhanh nhất là qua hệ thần kinh tự chủ, nhưng một vài trường hợp hệ thần kinh cơ xương lại đóng vai trò chính trong đáp ứng tuần hoàn.

Nghiên cứu chức năng hô hấp: ký hiệu và biểu tượng thường sử dụng trong thăm dò

Sử dụng các ký hiệu này, chúng tôi trình bày ở đây một số bài tập đại số đơn giản cho thấy một số mối quan hệ qua lại giữa các thể tích và dung tích phổi, nên suy nghĩ thấu đáo và xác minh những mối tương quan này.

Phát triển của phôi trong tử cung

Khi sự cấy diễn ra, các tế bào lá nuôi phôi và các tế bào lá nuôi lân cận (từ túi phôi và từ nội mạc tử cung) sinh sản nhanh chóng, hình thành nhau thai và các màng khác nhau của thai kì, phôi nang.

Sinh lý điều hòa lưu lượng máu não

Lưu lượng máu não của một người trưởng thành trung bình là 50 đến 65 ml/100 gam nhu mô não mỗi phút. Với toàn bộ não là từ 750 đến 900 ml/ phút. Theo đó, não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng nhận 15% cung lượng tim lúc nghỉ.

Nút xoang tạo nhịp bình thường của tim: điều chỉnh kích thích và dẫn truyền

Nút xoang kiểm soát nhịp của tim bởi vì tốc độ phóng điện nhịp điệu của nó nhanh hơn bất kỳ phần nào khác của tim. Vì vậy, nút xoang gần như luôn luôn tạo nhịp bình thường của tim.

Tính chất hóa học của các hormone sinh dục

Cả estrogen và progesterone đều được vận chuyển trong máu nhờ albumin huyết tương và với các globulin gắn đặc hiệu. Sự liên kết giữa hai hormone này với protein huyết tương đủ lỏng lẻo để chúng nhanh chóng được hấp thu.

Những chức năng đặc biệt ở trẻ sơ sinh

Đặc trưng quan trọng của trẻ sơ sinh là tính không ổn định của hệ thống kiểm soát hormone và thần kinh khác nhau, một phần là do sự phát triển chưa đầy đủ của các cơ quan và hệ thống kiểm soát chưa được thích nghi.

Bài tiết chất nhầy ở đại tràng

Chất nhày ở đại tràng bảo vệ thành ruột chống lại sự xây xát, nhưng thêm vào đó, chúng là một chất kết dính giúp gắn kết các phần của phân lại với nhau.

Điều hòa thần kinh của lưu lượng máu ống tiêu hóa

Sự kích thích hệ thần kinh phó giao cảm dẫn truyền tới dạ dày và đại tràng làm tăng lượng máu tại chỗ trong cùng một lúc và làm tăng hoạt động bài tiết của tuyến.

Cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể

Ngay lập tức sau một bữa ăn gồm cả carbohydrates, protein và chất béo, phần lớn thức ăn được chuyển hóa là carbohydrates, vì thế thương số hô hấp tại thời điểm đó tiệm cận một.

Những hệ thống kiểm soát hằng số nội môi ở trẻ sinh thiếu tháng

Những hệ thống cơ quan khác nhau chưa hoàn thiện chức năng ở trẻ sơ sinh thiếu tháng làm cho các cơ chế hằng định nội môi của cơ thể không ổn định.

Cơ quan tiền đình: duy trì sự thăng bằng

Phần trên của hình biểu diễn mê đạo màng. Nó bao gồm phần lớn ốc tai màng (cochlea), 3 ống bán khuyên, 2 buồng lớn, soan nang (bầu tiền đình) và cầu nang (túi tiền đình).

Nguy cơ bị mù gây ra bởi điều trị quá nhiều oxy ở những trẻ sơ sinh thiếu tháng

Sử dụng quá nhiều oxy gen để điều trị cho trẻ sơ sinh non, đặc biệt là lúc mới sinh, có thể dẫn đến mù bởi vì quá nhiều oxy làm dừng sự tăng sinh các mạch máu mới của võng mạc.

Sự ảnh hưởng lẫn nhau của trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng

Nếu nồng độ đỉnh LH không đạt đủ độ lớn, sự rụng trứng sẽ không xảy ra, và được gọi là chu kì không rụng trứng. Các giai đoạn của chu kì sinh dục vẫn tiếp tục, tuy nhiên trứng không rụng làm cho hoàng thể không phát triển.

Thùy sau tuyến yên và mối liên quan với vùng dưới đồi

Khi tín hiệu thần kinh được chuyển xuống qua các sợi từ nhân trên thị hay nhân cận não thất, hormone ngay lập tức được tiết ra từ các túi tiết ở các đầu tận thần kinh qua cơ chế bài tiết thông thường của oxytocin và chúng được hấp thụ vào các mao mạch cạnh đó.

Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào

Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.

Dẫn truyền tín hiệu cường độ đau trong bó thần kinh: tổng hợp theo không gian và thời gian

Các mức khác nhau của cường độ có thể được truyền đi hoặc bằng việc sử dụng số lượng lớn hơn các sợi dẫn truyền song song hoặc bằng việc gửi đi nhiều điện thế hoạt động hơn dọc một theo sợi thần kinh.

Nguồn gốc của điện thế màng tế bào nghỉ

Sự khuếch tán đơn thuần kali và natri sẽ tạo ra điện thế màng khoảng -86mV, nó được tạo thành hầu hết bởi sự khuếch tán kali.

Nhịp tim nhanh: nhịp xoang không bình thường

Thuật ngữ “Chứng nhịp tim nhanh” nghĩa là tim đập với tốc độ nhanh hoặc tim đập nhanh hơn 100 nhịp/phút ở người bình thường.

Block nút nhĩ thất: chặn đường truyền tín hiệu điện tim

Thiếu máu nút nhĩ thất hoặc bó His thường gây chậm hoặc block hẳn dẫn truyền từ nhĩ đến thất. Thiếu máu mạch vành có thể gây ra thiếu máu cho nút nhĩ thất và bó His giống với cơ chế gây thiếu máu cơ tim.

Kích thích thần kinh: thay đổi điện thế qua màng

Một điện thế qua màng tế bào có thể chống lại sự chuyển động của các ion qua màng nếu điện thế đó thích hợp và đủ lớn. Sự khác nhau về nồng độ trên màng tế bào thần kinh của ba ion quan trọng nhất đối với chức năng thần kinh: ion natri, ion kali, và ion clorua.