Hoàng thể và giai đoạn hoàng thể của chu kỳ buồng trứng

2020-06-05 02:17 PM

Ở phụ nữ bình thường, hoàng thể lớn lên đạt đường kính khoảng 1,5 cm sau 7- 8 ngày sau phóng noãn. Sau đó hoàng thể bắt đầu teo đi và cuối cùng mất chức năng chế tiết cũng như màu vàng nhạt- màu của chất béo sau phóng noãn khoảng 12 ngày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trong vài giờ sau khi noãn được phóng ra từ nang trứng, phần còn lại của các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong nhanh chóng trở thành các tế bào hoàng thể.

Chúng tăng kích thước gấp đôi hoặc nhiều hơn và chứa đầy chất béo làm cho chúng có màu vàng nhạt. Quá trình này gọi là hoàng thể hóa, và toàn bộ khối tế bào này được gọi là hoàng thể, được trình bày ở hình.

Các giai đoạn phát triển của nang trứng ở buồng trứng, và sự hình thành hoàng thể.

Hình. Các giai đoạn phát triển của nang trứng ở buồng trứng, và sự hình thành hoàng thể.

Các mạch cấp máu cũng được phát triển phong phú vào trong hoàng thể.

Những tế bào hạt trong hoàng thể phát triển rộng lưới nội chất mịn, chế tiết một lượng lớn progesterone và estrogen (progesterone nhiều hơn estrogen). Các tế bào lớp áo trong tiết ra chủ yếu là các hormone nam tính như testosterone và androstenedion nhiều hơn là các hormone nữ. Tuy nhiên, đa số các hormone này cũng được các tế bào hạt chuyển thành hormone nữ giới.

Ở phụ nữ bình thường, hoàng thể lớn lên đạt đường kính khoảng 1,5 cm sau 7- 8 ngày sau phóng noãn. Sau đó hoàng thể bắt đầu teo đi và cuối cùng mất chức năng chế tiết cũng như màu vàng nhạt- màu của chất béo sau phóng noãn khoảng 12 ngày. Trở thành hoàng thể thoái hóa. Vài tuần sau đó, nó được thay thế bởi mô liên kết và khoảng hơn một tháng sau sẽ tiêu biến.

Chức năng kích thích hoàng thể của LH

Sự biến đổi của các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong thành tế bào hoàng thể phụ thuộc phần lớn vào lượng LH được tiết ra từ thùy trước tuyến yên. Thực chất, khả năng này khiến cho LH có tên là “ hormone kích thích hoàng thể”. Quá trình hoàng thể hóa còn dựa trên sự phóng noãn của nang trứng. Một hormone không điển hình nằm trong dịch nang, gọi là yếu tố ức chế hoàng thể, dường như giữ cho quá trình hoàng thể hóa được kiểm soát đến sau khi sự phóng noãn xảy ra.

Sự chế tiết của hoàng thể một chức năng nữa của LH

Hoàng thể là một tuyến chế tiết mạnh mẽ, tiết ra một lượng lớn progesterone và estrogen. Một khi LH (chủ yếu được tiết nhiều trong thời kì nang trứng tăng sinh) đã tác động lên các tế bào hạt và các tế bào lớp áo trong để diễn ra sự hoàng thể hóa, các tế bào hoàng thể dường như đã được lập trình trước và sẽ trải qua các giai đoạn (1) tăng sinh, (2) lớn lên, (3) chế tiết và cuối cùng là (4) thoái hóa. Tất cả diễn ra trong khoảng 12 ngày.

Khi xuất hiện một hormone khác cũng mang tính chất gần tương tự như LH, đó là hormone rau thai (hCG), được tiết ra từ bánh rau, có thể tác động lên hoàng thể nhằm kéo dài sự tồn tại của nó, thường diễn ra trong ít nhất 2 đến 4 tháng đầu của thai kì.

Sự teo nhỏ của hoàng thể và bắt đầu một chu kì buồng trứng tiếp theo

Estrogen và progesterone (ở một mức độ bài tiết thấp hơn), được tiết ra bởi hoàng thể trong suốt giai đoạn hoàng thể của chu kì buồng trứng, gây ra feedback mạnh mẽ lên thùy trước tuyến yên để duy trì sự bài tiết FSH và LH luôn ở mức độ thấp.

Thêm vào đó, các tế bào hoàng thể tiết ra một lượng nhỏ hormone inhibin, tương tự như inhibin được tiết ra từ tế bào Sertoli ở tinh hoàn nam giới, hormone này ức chế sự chế tiết của thùy trước tuyến yên, đặc biệt là chế tiết FSH. Kết quả là nồng độ của FSH và LH trong máu duy trì ở mức thấp, sự biến mất của hai hormone này khiến cho hoàng thể bị thoái hóa hoàn toàn, quá trình này gọi là sự thoái hóa hoàng thể.

Sự thoái hóa bình thường diễn ra chính xác vào khoảng ngày thứ 12 của hoàng thể, vào khoảng ngày thứ 26 của chu kỳ kinh nguyệt bình thường, 2 ngày trước khi bắt đầu hành kinh. Vào thời điểm đó, sự chế tiết FSH ngừng lại đột ngột, progesterone và inhibin mất đi tác dụng ức chế lên thùy trước tuyến yên, cho phép tuyến yên trước tăng bài tiết FSH và LH trở lại. FSH và LH khởi động quá trình phát triển của các nang trứng mới, bắt đầu một chu kì buồng trứng mới. Sự bài tiết rất ít hormone progesterone và estrogen vào thời điểm này dẫn đến sự hành kinh ở tử cung, sẽ được nói đến sau.

Khoảng mỗi 28 ngày, các hormone tuyến sinh dục từ thùy trước tuyến yên kích thích khoảng 8-12 nang trứng mới bắt đầu phát triển tại buồng trứng. Một trong những nang này cuối cùng trở thành “nang trửng thành” và rụng vào ngày thứ 14 trong chu kì. Chủ yếu estrogen được bài tiết trong quá trình phát triển của nang.

Sau sự phóng noãn, các tế bào chế tiết của nang rụng biến thành hoàng thể, chế tiết một lượng lớn hai hormone nữ qua trọng- progesterone và estrogen. Sau 2 tuần, hoảng thể thoái hóa, hậu quả là các hormone buồng trứng estrogen và progesterone bị giảm mạnh, và sự hành kinh bắt đầu. Sau đó lại khởi động một chu kì buồng trứng mới.

Bài viết cùng chuyên mục

Trạm thần kinh: sự dẫn truyền và xử lý các tín hiệu

Hệ thần kinh trung ương bao gồm hàng nghìn đến hàng triệu trạm thần kinh; một số trạm chứa vài nơ-ron, trong khi những trạm khác chứa số lượng nơ-ron lớn.

Áp dụng nguyên lý khúc xạ cho các thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa

Các tia sáng song song đang đi vào một thấu kính lồi. Các tia sáng đi xuyên qua đúng điểm trung tâm của thấu kính sẽ vuông góc với bề mặt kính, nên vì thế, nó xuyên qua thấu kính mà không bị đổi hướng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức năng lượng trong cơ thể

Lượng năng lượng cần để thực hiện hoạt động thể chất chiếm 25% tổng năng lượng tiêu thụ của cơ thể, thay đổi nhiều theo từng người, tuỳ thuộc vào loại và lượng hoạt động được thực hiện.

Phản xạ tư thế: dáng đi ở tủy sống

Ở động vật có xương sống, khi cơ thể bị ngả về một bên thì sẽ xuất hiện các động tác không đồng vận để cố gắng giúp nó đứng thẳng dậy. Phản xạ này được gọi là phản xạ đứng dậy tuỷ sống.

Nhịp tim chậm: nhịp xoang không bình thường

Định nghĩa “Nhịp tim đập chậm” là tốc độ nhịp tim chậm, thường là dưới 60 nhịp/ phút.

Tiêu cự của thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa

Các tia sáng đi đến thấu kính hội tụ không phải là một chùm tia song song mà là phân kì bởi vì nguồn phát các tia sáng không đặt xa thấu kính đó.

Chức năng trí tuệ cao của vùng não liên hợp trước trán

Chức năng trí tuệ bị giới hạn, tuy nhiên vùng trước trán vẫn có những chức năng trí tuệ quan trọng. Chức năng được lý giải tốt nhất khi mô tả điều sẽ xảy ra khi bệnh nhân tổn thương vùng trước trán.

Ảnh hưởng của ion kali và canxi trong hoạt động của tim

Khi có nồng độ cao kali trong dịch ngoại bào sẽ một phần khử cực màng tế bào, làm điện thế màng bớt âm. Khi điện thế màng giảm, cường độ điện thế hoạt đọng cũng giảm, làm cho sự co bóp cơ tim yếu dần.

Vận chuyển chủ động các chất qua màng bào tương

Hình thức vận chuyển này được chia làm hai loại, vận chuyển chủ động nguyên phát, và vận chuyển chủ động thứ phát tùy theo năng lượng.

Đơn vị đo độ khúc xạ của một thấu kính “Diopter”: nguyên lý quang học nhãn khoa

Mức độ bẻ cong các tia sáng của thấu kính được gọi là “độ khúc xạ”. Độ khúc xạ có đơn vị là diopter. Độ khúc xạ của một thấu kính bằng 1m chia cho tiêu cự của nó.

Nhãn áp: sự điều tiết nhãn áp của mắt

Trong hầu hết các trường hợp của bệnh tăng nhãn áp, nguyên nhân chính gây nhãn áp cao bất thường là do tăng sức cản khi thoát thủy dịch qua khoảng trabecular vào kênh của Schlemm.

Sự dẫn truyền cảm giác: đặc điểm trong con đường trước bên

Hệ trước bên là hệ thống dẫn truyền chưa phát triển bằng hệ thống cột tủy sau - dải cảm giác giữa. Thậm chí, các phương thức cảm giác nhất định chỉ được dẫn truyền trong hệ thống này.

Áp lực thủy tĩnh mao mạch

Dịch đã được lọc vượt quá những gì được tái hấp thu trong hầu hết các mô được mang đi bởi mạch bạch huyết. Trong các mao mạch cầu thận, có một lượng rất lớn dịch.

Thở ô xy toàn phần: tác động lên PO2 ở các độ cao khác nhau

SaO2 ở các độ cao khác nhau trong trường hợp thở oxy toàn phần. Chú ý rằng SaO2 luôn đạt mức trên 90% khi ở độ cao dưới 11900 m, và giảm nhanh xuống 50% ở độ cao 14330 m.

Các hormone điều hòa tuyến sinh dục và những ảnh hưởng lên buồng trừng

Cả hai FSH và LH kích thích những tế bào đích tại buồng trứng bằng cách gắn đặc hiệu với các receptor FSH và LH trên màng các tế bào buồng trứng. Sau đó, những receptor được kích hoạt làm tăng khả năng bài tiết và thường kèm theo khả năng phát triển cũng như tăng sinh tế bào.

Điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào và dự trữ năng lượng của cơ thể

Duy trì sự cung cấp năng lượng đầy đủ trong cơ thể quan trọng đến nỗi mà rất nhiều các cơ chế kiểm soát ngắn hạn và dài hạn tồn tại không chỉ điều chỉnh năng lượng hấp thu mà cả năng lượng tiêu thụ và năng lượng dự trữ.

Sinh lý sự trao đổi chất giữa các dịch cơ thể

Các chất từ huyết tương đi qua thành mao mạch bằng phương thức nhập bào vào tế bào nội mô, rồi thì chúng được xuất bào vào dịch kẽ.

Dẫn truyền xung động từ tận cùng thần kinh tới sợi cơ vân: Khớp thần kinh cơ

Điện thế hoạt động bắt đầu lan truyền trong các sợi cơ vân bởi các xung thần kinh đi theo cả hai hướng về phía tận cùng sợi cơ.

Chứng ngừng thở lúc ngủ: kiểm soát hô hấp

Ngừng thở khi ngủ có thể gây ra bởi tắc nghẽn đường hô hấp trên, đặc biệt là hầu hoặc do sự tự phát xung và dẫn truyền của trung tâm thần kinh bị suy giảm.

Hàng rào chắn lipid của màng tế bào và các protein mang trên màng tế bào

Các phân tử protein trong màng tế bào các toàn bộ các tính chất của một chất vận chuyển. Cấu trúc phân tử của chúng làm gián đoạn tính liên tục của màng bào tương, tạo sự thay đổi cấu trúc vượt qua màng tế bào.

Điều soát kích thước đồng tử của mắt

Vai trò của phản xạ ánh sáng là để giúp cho mắt đáp ứng ngay lập tức với sự thay đổi cường độ ánh sáng. Giới hạn của đường kính đồng tử vào khoảng 1.5 milimet ở trạng thái co nhỏ nhất và 8 milimet ở trạng thái giãn rộng nhất.

Hormone parathyroid (tuyến cận giáp)

Tuyến cận giáp của con người trưởng thành, chứa chủ yếu là các tế bào chính và một số lượng nhỏ đến trung bình các tế bào oxyphil, nhưng tế bào oxyphil vắng mặt ở nhiều loài động vật cũng như ở người trẻ.

Sinh lý thần kinh tiểu não

Tiểu não có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiểu não được xem là một cơ quan kiểm soát

Bài tiết chất nhầy và gastrin ở tuyến môn vị

Tế bào bài tiết một lượng nhỏ pepsinogen, như đã nói ở trên, và đặc biệt là bài tiết một lượng lớn lớp chất nhày mỏng để giúp bôi trơn thức ăn khi di chuyển, cũng như bảo vệ thành của dạ dày khỏi sự phân hủy của các enzyme.

Tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa năng lượng của thức ăn và chất dinh dưỡng

Thông thường tỉ lệ chuyển hóa của trẻ sơ sinh so với trọng lượng cơ thể gấp đôi người lớn, chúng giải thích cho thực tế rằng hiệu suất của tim và thể tích hô hấp trong một phút gấp đôi người lớn so với trọng lượng cơ thể.