Hệ thống điều hòa của cơ thể

2020-05-25 01:46 PM

Nhiều hệ điều hòa có trong từng cơ quan nhất định để điều hòa hoạt động chức năngcủa chính cơ quan đó; các hệ thống điều hòa khác trong cơ thể lại kiểm soát mối liên hệ giữa các cơ quan với nhau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hệ thống điều hòa

Cơ thể người có hàng ngàn hệ thống điều hòa. Phức tạp nhất trong số đó là hệ điều hòa hoạt động di truyền trong tất cả tế bào, giúp kiểm soát các chức năng nội bào và ngoại bào. Nhiều hệ điều hòa có trong từng cơ quan nhất định để điều hòa hoạt động chức năng của chính cơ quan đó; các hệ thống điều hòa khác trong cơ thể lại kiểm soát mối liên hệ giữa các cơ quan với nhau.

Ví dụ, hệ hô hấp và hệ thần kinh cùng phối hợp kiểm soát nồng độ CO2 dịch ngoài tế bào. Tụy, gan, thận kiểm soát nồng độ glucose máu, nồng độ các ion H+, Na+, K+, photphat,...vv trong dịch ngoại bào.

Ví dụ về cơ chế điều hòa

Sự điều chỉnh nồng độ Ôxi và CO2 trong dịch ngoại bào.

Vì ôxi là một trong những chất thiết yếu cho hầu hết các phản ứng hóa học trong tế bào. Vì vậy cơ thể có sự điều hòa đặc biệt để duy trì ổn định nồng độ ôxi trong dịch ngoại bào. Cơ chế này dựa trên các đặc điểm hóa học đặc trưng của Hb. Khi máu đi qua phổi, tại đó nồng độ của O2 rất cao nên Hb sẽ kết hợp ngay với O2 và được vận chuyển đến mô. Tại các mô cơ quan nếu như nồng đọ oxi cao thì hemoglobim sẽ không giải phóng O2. Còn nếu như nồng đọ O2 thấp thì thì Hb sẽ giải phóng oxi cho dịch kẽ để lập lại sự cân bằng nồng độ O2 cho tế bào. Sự điều tiết này được gọi là chức năng đệm oxi của Hb.

Nồng độ CO2 trong dịch ngoại bào được kiểm soát theo nhiều cách khác nhau. CO2 là sản phẩm chính cuối cùng của các phản ứng oxi hóa khử trong tế bào. Nếu tất cả lượng khí CO2 tạo thành không được thải ra ngoài mà ứ đọng lại trong dich kẽthì tự nó sẽ có tác dụng làm ngừng tất cả các phản ứng cung cấp năng lượng cho tế bào.

Thật may mắn là khi nồng đọ CO2 trong máu cao hơn mức bình thường sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não, làm cho người thở nhanh và sâu. Chính sự thở nhanh và sâu này làm tăng đào thải CO2 và nồng độ của CO2 nhanh chóng được đào thải khỏi máu và dịch mô.

Quá trình này tiếp tục cho đến khi nồng độ CO2 bình thường trở lại.

Sự điều hòa huyết áp động mạch.

Có rất nhiều hệ thống góp phần tạo nên sự ổn định của huyết áp động mạch. Một trong số này, là cơ chế điều hòa một cách đơn giản và hiệu quả các Baroreceptor... Ở nơi động mạch cảnh gốc chia nhánh và quai động mạch chủ, có nhiều thụ thể thần kinh nhận cảm về sự thay đổi áp lực lòng mạch được gọi là baroreceptor. Khi huyết áp động mạch tăng cao, các thụ cảm thể này bị kích thích sẽ gửi hàng loạt xung thần kinh đến ức chế trung khu vận mạch ở hành não. Khi này, xung động thần kinh từ trung khu vận mạch truyền đến hệ thống thần kinh giao cảm chi phối cho tim và mạch máu sẽ giảm so với ban đầu. Điều này sẽ giảm hoạt động co bóp của tim cũng như giãn mạch máu ngoại vi, các thụ cảm thể không bị kích thích nữa, nhờ đó đưahuyết áp động mạch về giá trị bình thường.

Kiểm soát phản hồi của áp lực động mạch

Hình. Kiểm soát phản hồi của áp lực động mạch bởi receptors. Thanh Tín hiệu từ cảm biến (baroreceptors) là được gửi đến tủy não, nơi chúng được so sánh với một điểm đặt tham chiếu. Khi áp lực động mạch tăng trên mức bình thường, áp suất bất thường làm tăng các xung thần kinh từ các baroreceptors đến tủy não, nơi các tín hiệu đầu vào được so sánh với điểm đặt, tạo tín hiệu lỗi dẫn đến giảm hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động. Giảm hoạt động giao cảm gây giãn mạch máu và giảm hoạt động bơm của tim, áp lực động mạch về bình thường.

Ngược lại, giảm huyết áp động mạch dưới mức bình thường, các thụ thể không còn bị kích thích nữa, không còn các xung động lên ức chế trung khu vận mạch không nên chúng quay trở lại trạng thái bình thường. Hệ quả là gây co mạch và tăng co bóp tim và huyết áp sẽ trở lại bình thường.

Giá trị bình thường và các đặc trưng vật lý nổi bật của các chất có trong dịch ngoại bào

Bảng chỉ ra các thành phần quan trọng và tính chất vật lý nổi bật của dịch ngoại bào, cùng với giá trịkhoảng giới hạn bình thường và giới hạn sinh tồn.

Lưu ý về khoảng chuẩn đối với mỗi một giá trị. Giá trị ngoài khoảng này thường do bệnh lí, tổn thương, hay những tác động lớn của môi trường. Và điều đáng quan tâm là giá trị ngoài khoảng bình thường đều có thể gây chết. Chẳng hạn như, khi tăng thân nhiệt chỉ 11°F (7°C) so với bình thường dẫn đến chu trình xấu vềsự tăng quá trình trao đổi chất nội bào làm phá huỷ tế bào. Cũng lưu ý về phạm vi thay đổi pH trong cơ thể là pH= 7,40.5, trong đó 7,4 là pH bình thường của cơ thể. Yếu tố quan trọng khác nữa là nồng độ ion Kali. Bất cứ khi nào nồng đọ K+ giảm xuống dưới 1/3 bình thường, cơ thể người có thể bị liệt do sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong nowrron bị ức chế.

Ngược lại, nếu nồng độ Ion Kali tăng từ hai lần trở lên so với bình thường thì hoạt động của cơ tim sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi nồng độ ion Ca++ giảm xuống dưới một nưa giá trị bình thường thì cơ thể chúng ta có thể phải chịu đựng

Bảng. Những thành phần quan trọng và các đặc trưng vật lý của dịch ngoại bào

Những thành phần quan trọng và các đặc trưng vật lý của dịch ngoại bàoSự co rút các cơ trên toàn bộ cơ thể như khi bị bệnh uốn ván vì sự phát sinh tự phát các xung động quá mức của các sợi thần kinh ngoại biên. Khi nồng độ glucose trong máucủa một người giảm xuống chỉ còn một nửa mức bình thường sẽ có biểu hiện hưng phấn tinh thần quá mức và thậm chí còn có cả co giật.

Những ví dụ này nên đưa ra một sự đánh giá giá trị cực độ và thậm chí sự cần thiết của chúng đối với các hệ thống điều hòa để giúp cơ thể con người hoạt động khỏe mạnh. Khi thiếu đi bất kì một trong số chúng cũng sẽ làm cơ thể rối loạn nghiêm trọng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Bài viết cùng chuyên mục

Áp dụng nguyên lý khúc xạ cho các thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa

Các tia sáng song song đang đi vào một thấu kính lồi. Các tia sáng đi xuyên qua đúng điểm trung tâm của thấu kính sẽ vuông góc với bề mặt kính, nên vì thế, nó xuyên qua thấu kính mà không bị đổi hướng.

Kiểm soát giải phóng năng lượng trong tế bào

Cơ chế xúc tác phản ứng hoá học của enzyme, trước hết là nhờ sự kết hợp lỏng lẻo với một trong các chất phản ứng, thay thế cầu nối bền chặt trong phân tử chất để có thể phản ứng được với các chất khác.

Tổn thương cơ tim: dòng điện tim bất thường

Phần tim bị tổn thương mang điện âm vì đó là phần đã khử cực và phát điện âm vào dịch xung quanh, trong khi những vùng còn lại của tim trung tính hoặc dương điện.

Sinh lý cân bằng nước trong cơ thể

Sự mất nước thường xảy ra một thời gian ngắn trước khi cảm thấy khát. Trẻ em, người già, người mất trí có thể không nhận biết được cảm giác khát.

Đo huyết áp tâm thu và tâm trương trên lâm sàng

Có sự tăng nhẹ trong huyết áp tâm thu thường xảy ra sau tuổi 60. Sự tăng này nguyên nhân do giảm khả năng co giãn hay trở nên cứng hơn, chủ yếu nguyên nhân do xơ vữa.

Các receptor ở các cơ quan đích hệ giao cảm và phó giao cảm

Các receptor nằm ở mặt ngoài của màng tế bào. Sự bám của các chất dẫn truyền thần kinh vào các receptor gây ra sư thay đổi về hình dạng trong cấu trúc của phân tử protein. Kế tiếp, phân tử protein bị biến đổi sẽ kích thích hoặc ức chế tế bào.

Sinh lý sinh dục nam giới

Mỗi người nam có 2 tinh hoàn, khi trưởng thành mỗi tinh hoàn có kích thước trung bình khoảng 4,5 x 2,5 cm, nặng khoảng 10 - 15 gram.

Receptor: sự nhậy cảm khác nhau của các receptor

Mỗi loại cảm giác cơ bản mà chúng ta có thể biết được như đau, sờ, nhìn, âm thanh và nhiều loại khác được gọi là một phương thức cảm giác.

Điều hòa vận động: vai trò của phản xạ gân

Các thụ thể ở gân cũng có đáp ứng động và đáp ứng tĩnh giống như suốt cơ, đáp ứng mạnh mẽ với sự thay đổi đột ngột trương lực cơ rồi ngay sau đó giảm xuống, đáp ứng một cách yếu hơn nhưng bền vững hơn để duy trì trạng thái trương lực cơ mới.

Bạch huyết: các kênh bạch huyết của cơ thể

Hầu như tất cả các mô của cơ thể có kênh bạch huyết đặc biệt dẫn dịch dư thừa trực tiếp từ khoảng kẽ. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm các phần của bề mặt da, hệ thống thần kinh trung ương, các màng của cơ bắp và xương.

Cảm giác xúc giác: sự phát hiện và dẫn truyền

Mặc dù, cảm giác đụng chạm, áp lực và rung là phân loại thường gặp khi phân chia các cảm giác, nhưng chúng được nhận biết bởi các loại receptor giống nhau.

Khuếch tán khí qua màng hô hấp: các yếu tố ảnh hưởng

Hệ số khuếch tán khí phụ thuộc vào khả năng hòa tan của khí trong màng tế bào, và hệ số này tỷ lệ nghịch với trọng lượng phân tử. Tỷ lệ khuếch tán khí trong màng hô hấp là gần như chính xác tương tự như trong nước.

Sự tổng hợp Carbohydrates từ Proteins và chất béo - Quá trình tân tạo glucose

Khi kho dự trữ carbohydrates của cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường, một lượng vừa phải glucose có thể được tổng hợp từ amino acids và phần glycerol của chất béo.

Kích thích và dẫn truyền xung động của tim

Nút xoang (còn gọi là nhĩ xoang hay nút SA) phát nhịp trong hệ thống tạo xung nhịp bình thường, theo đường dẫn xung từ nút xoang tới nút nhĩ thất (AV).

Phát triển của phôi trong tử cung

Khi sự cấy diễn ra, các tế bào lá nuôi phôi và các tế bào lá nuôi lân cận (từ túi phôi và từ nội mạc tử cung) sinh sản nhanh chóng, hình thành nhau thai và các màng khác nhau của thai kì, phôi nang.

Adenosine Triphosphate: chất mang năng lượng trong chuyển hoá

Carbohydrat, chất béo, and protein đều được tế bảo sử dụng để sản xuất ra một lượng lớn adenosine triphosphate, là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động của tế bào. Vì vậy, ATP được gọi là “chất mang năng lượng” trong chuyển hoá tế bào.

Điều hòa lưu lượng máu bằng những thay đổi trong mạch máu mô

Sự tái tạo vật chất của mạch xảy ra để đáp ứng với nhu cầu của mô. Sự tái cấu trúc này xảy ra nhanh trong vòng vài ngày ở những động vật non. Nó cũng xảy ra nhanh ở những mô mới lớn như mô sẹo, mô ung thư.

Điều hòa lưu lượng máu bằng cách phát triển tuần hoàn bàng hệ

Sự mở các tuần hoàn bàng hệ sau đó trong vòng nhiều giờ kế tiếp, sao cho trong vòng 1 ngày, một nửa mô cần máu có thể được đáp ứng, và trong vòng 1 vài ngày dòng máu thường đủ để đến các mô.

Sóng chạy: sự dẫn truyền của sóng âm trong ốc tai

Các kiểu dẫn truyền khác nhau của sóng âm với các tần số khác nhau. Mỗi sóng ít kết hợp ở điểm bắt đầu nhưng trở nên kết hợp mạnh mẽ khi chúng tới được màng nền, nơi có sự cộng hưởng tự nhiên tần số bằng với tần số của các sóng riêng phần.

Lưu lượng máu đến ruột chịu ảnh hưởng của hoạt động và tác nhân chuyển hóa ruột

Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây tăng lượng máu khi đường tiêu hóa hoạt động vẫn chữa được biết rõ, nhưng một vài phần đã được làm sáng tỏ.

Nút nhĩ thất: chậm dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất của tim

Hệ thống dẫn truyền của nhĩ được thiết lập không cho xung động tim lan truyền từ nhĩ xuống thất quá nhanh; việc dẫn truyền chậm này cho phép tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất để làm đầy thất trước khi tâm thất thu.

Hoạt động nhào trộn của đường tiêu hóa

Hoạt động nhào trộn có đặc điểm khác nhau ở những phần khác nhau của đường tiêu hóa. Ở một số đoạn, co bóp nhu động chủ yếu gây ra nhào trộn.

Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật

Các bào quan và thể vùi nằm lơ lững trong dịch tế tương. Từ bào tương (cytoplasm) dùng để bao hàm cả dịch tế bào, tất cả các bào quan.

Đường kính đồng tử: cơ chế quang học của mắt

Khả năng hội tụ tốt nhất có thể đạt được là khi lỗ đồng tử co nhỏ tối đa. Lí giải cho điều đó, với một lỗ đồng tử rất nhỏ, gần như tất cả các tia sáng đi qua trung tâm của hệ thấu kính của mắt.

Tiêu cự của thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa

Các tia sáng đi đến thấu kính hội tụ không phải là một chùm tia song song mà là phân kì bởi vì nguồn phát các tia sáng không đặt xa thấu kính đó.