Giải phẫu sinh lý của bài tiết dịch mật

2022-04-18 03:43 PM

Thành phần của dịch mật ban đầu khi được bài tiết bởi gan và sau khi được cô đặc trong túi mật. Phần lớn chất được bài tiết bên trong dịch mật là muối mật, chiếm khoảng một nửa trong tổng số các chất được hòa tan trong dịch mật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Một trong nhiều hoạt động của gan là bài tiết dịch mật, bình thường vào khoảng 600 đến 1000 ml/ngày. Dịch mật phục vụ 2 hoạt động quan trọng:

Đầu tiên, dịch mật có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa và hấp thu chất béo, không phải do bất kỳ enzyme nào trong dịch mật gây ra sự tiêu hóa chất béo, mà là do các acid mật trong dich mật thực hiện 2 hoạt động: (1) Chúng nhũ tương hóa các phần mỡ lớn trong thức ăn thành nhiều phần cực nhỏ, do đó bề mặt của chúng mới có thể bị tấn công bởi các enzyme lipase có trong dịch tụy, (2) chúng tăng cường khả năng hấp thu các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của chất béo thông qua màng niêm mạc ruột.

Thứ hai, dịch mật hoạt động nhằm bài tiết một vài sản phẩm phân hủy quan trọng từ máu. Những sản phẩm thải này bao gồm billirubin- một sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của sự phân hủy hemoglobin, và cholesterol dư thừa.

Dịch mật được bài tiết từ gan qua 2 giai đoạn:

1. Phần đầu tiên của sự bài tiết được thực hiện nhờ các đơn vị chức năng cơ bản của gan, là các tế bào gan, dịch bài tiết ban đầu chứa một lượng lớn acid mật, cholesterol và những thành phần hữu cơ khác. Chúng được bài tiết vào trong các vi quản mật bắt nguồn từ giữa các tế bào gan.

2. Tiếp theo, dịch mật chảy trong các vi quản mật tới vách ngăn giữa các tiểu thùy, nơi mà dịch trong vi quản mật được đổ vào các ống mật gian tiểu thùy, dần dần sau đó tới các ống mật lớn hơn, cuối cùng đổ vào các ống gan và ống mật chung. Từ các ống này, dịch mật được đổ trực tiếp vào trong tá tràng hoặc được chuyển sang túi mật trong khoảng vài phút cho tới vài giờ thông qua ống túi mật.

Bài tiết của gan và làm rỗng túi mật

Hình. Bài tiết của gan và làm rỗng túi mật.

Trong quá trình qua các ống mật, thành phần thứ hai của dịch bài tiết từ gan được thêm vào dịch mật ban đầu. Dịch bài tiết bổ sung này là một dung dịch tan trong nước gồm ion Na+ và HCO3- được bài tiết bởi các tế bào nội mô lót trong thành các ống nhỏ và ống lớn. Dịch bài tiết thứ phát này đôi khi làm tăng tổng lượng dịch mật lên 100%. Dịch bài tiết thứ phát này được kích thích đặc hiệu bởi Secretin, gây ra sự giải phóng một lượng bổ sung HCO3- vào tổng lượng bải tiết ion bicacbonat trong dich tụy (để trung hòa lượng acid được đổ từ dạ dày vào tá tràng).

Chứa đựng và cô đặc dịch mật trong túi mật

Dịch mật được bài tiết liên tục bởi các tế bào gan, nhưng phần lớn trong số chúng sẽ được chứa trong túi mật cho đến khi cần được sử dụng ở tá tràng. Thể tích tối đa mà túi mật có thể chứa đựng chỉ khoảng 30 - 60 ml. Tuy nhiên, sự bài tiết dịch mật trong vòng 12h (vào khoảng 450 ml) có thể đựng hoàn toàn trong túi mật do nước, Cl -, và những điện giải nhỏ khác được liên tục tái hấp thu qua niêm mạc của túi mật, cô đặc các thành phần còn lại của dịch mật bao gồm muối mật, cholesterol, lecithin, và bilirubin.

Phần lớn sự tái hấp thu của túi mật được tạo ra bởi sự vận chuyển chủ động ion Na+ vào trong biểu mô của túi mật và sự vận chuyển này kéo theo sự tái hấp thu thứ phát ion Cl-, nước và các thành phần có khả năng khuếch tán khác. Dịch mật được cô đặc khoảng 5 lần bằng cách thông thường này, nhưng chúng có thể được cô đặc tối đa khoảng 20 lần.

Thành phần của dịch mật

Thành phần của dịch mật ban đầu khi được bài tiết bởi gan và sau khi được cô đặc trong túi mật. Phần lớn chất được bài tiết bên trong dịch mật là muối mật, chiếm khoảng một nửa trong tổng số các chất được hòa tan trong dịch mật. Bilirubin, cholesterol, lecithin và các điện giài thông thường trong huyết tường cũng được bài tiết hoặc bài xuất với một nồng độ cao.

Trong quá trình cô đặc trong túi mật, nước và một phần lớn điện giải (trừ ion Ca 2+) được tái hấp thu bởi niêm mạc túi mật; về cơ bản tất cả những thành tố khác, đặc biệt là muối mật và các chất lipid như cholesterol và lecithin, không được tái hấp thu và do đó được tập trung với nồng độ cao trong dịch túi mật.

Thành phần mật

Bảng. Thành phần mật

Cholecystokinin kích thích sự co bóp túi mật

Khi thức ăn bắt đầu được tiêu hóa ở phần trên của đường tiêu hóa, túi mật bắt đầu co bóp, đặc biệt khi thức ăn giàu chất béo đến tá tràng - khoảng 30 phút sau bữa ăn. Cơ chế của sự co bóp túi mật là sự co bóp có nhịp điệu của thành túi mật, nhưng sự làm rỗng túi mật hiệu quả cũng đòi hỏi sự giãn đồng thời của cơ thắt Oddi, vốn có vai trò như một vòng chắn ngăn cản sự thoát của dịch mật vào trong tá tràng.

Yếu tố kích thích có hiệu lực nhất trong việc gây ra sự co bóp của túi mật là hormone CCK. Đây là cùng loại hormone CCK gây ra sự tăng bải tiết các enzyme tiêu hóa ở các tế bào tiểu thùy tuyến tụy như đã được nói ở trên. Sự kích thích CCK từ niêm mạc tá tràng đi vào trong dòng máu chủ yếu là do sự xuất hiện của thức ăn giàu chất béo trong tá tràng.

Túi mật cũng nhận được sự kích thích ít mạnh mẽ hơn của các sợi thần kinh bài tiết acetylcholine, gồm cả sợi thần kinh phế vị và cả hệ thống thần kinh ruột. Chúng là những sợi thần kinh giống với các sợi điều khiển các nhu động và cơ chế bài tiết ở những phần khác của đường tiêu hóa trên. Tóm lại, túi mật đổ dịch mật được cô đặc chứa bên trong nó vào tá tràng chủ yếu là do sứ đáp ứng với kích thích của CCK - do thức ăn giàu chất béo khởi đầu kích thích. Khi không có chất béo trong thức ăn, túi mật đổ rất ít dịch mật, nhưng khi một lượng cần thiết chất béo có mặt, túi mật sẽ đổ hoàn toàn hết trong vòng 1 giờ.

Bài viết cùng chuyên mục

Vai trò và chức năng của Protein huyết tương

Proteins huyết tương là một nguồn amio acid của mô, khi các mô cạn kiệt protein, các protein huyết tương có thể hoạt động như một nguồn thay thế nhanh chóng.

Thành phần dịch trong cơ thể người

Ở người trưởng thành, tổng lượng dịch trong cơ thể khoảng 42L, chiếm 60% trọng lượng. Tỉ lệ này còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và thể trạng từng người.

Cấu trúc giải phẫu đặc biệt của tuần hoàn thai nhi

Tim thai phải bơm một lượng lớn máu qua nhau thai. Do đó, sự sắp xếp giải phẫu đặc biệt làm cho tuần hoàn thai có nhiều khác biệt so với tuần hoàn của trẻ sơ sinh.

Nguồn gốc của chất dinh dưỡng trong dịch ngoại bào

Trong tất cả, dịch ngoại bào chỉ chiếm khoảng một phần ba tổng số dịch của cơ thể. Đây là điển hình ở người, nhưng tỷ lệ có thể thay đổi ở các sinh vật khác có chế độ lưu thông khác nhau.

Một số tác dụng của cortisol ngoài chuyển hóa và chống viêm và stress

Cortisol làm giảm số lượng bạch cầu ái toan và tế bào lympho trong máu; tác dụng này bắt đầu trong vòng vài phút sau khi tiêm cortisol và rõ ràng trong vòng vài giờ.

Sinh lý phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, Pavlov đã phân biệt hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Sinh lý bệnh của hormon tuyến cận giáp và vitamin D

Canxi và phosphate không được giải phóng từ xương, xương hầu như vẫn giữ nguyên chắc khỏe. Khi các tuyến cận giáp đột nhiên bị lấy mất, ngưỡng canxi trong máu giảm và nồng độ phosphate trong máu co thể tăng gấp đôi.

Kiểm soát nhiệt độ cơ thể bởi sự cân bằng giữa sinh nhiệt và mất nhiệt

Khi mức nhiệt sinh ra trong cơ thể cao hơn mức nhiệt mất đi, nhiệt sẽ tích lũy trong cơ thể và nhiệt độ của cơ thể tăng lên. Ngược lại, khi nhiệt mất đi nhiều hơn, cả nhiệt cơ thể và nhiệt độ của cơ thể đều giảm.

Cơ chế Triglycerides giải phóng tạo năng lượng

Cân bằng ổn định giữa acid béo tự do và triglycerides thoái hóa thông qua triglycerides dự trữ, do đó, chỉ một lượng nhỏ acid béo có sẵn được dùng để tạo năng lượng.

Sinh lý hệ thần kinh tự động

Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor, bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin.

Phản xạ của dạ dày ruột

Sự sắp xếp về mặt giải phẫu của hệ thần kinh ruột và các đường kết nối của nó với hệ thần kinh thực vật giúp thực hiện ba loại phản xạ dạ dày-ruột có vai trò thiết yếu.

Lưu lượng máu mạch vành bình thường

Lưu lượng mạch vành trái giảm trong thời kì tâm thu, khác với lại các mạch khác trong cơ thể. Bởi vì trong thời kì tâm thu, mạch vành bị nén lại mạnh mẽ tho co cơ tim của thất trái.

Áp dụng nguyên lý khúc xạ cho các thấu kính: nguyên lý quang học nhãn khoa

Các tia sáng song song đang đi vào một thấu kính lồi. Các tia sáng đi xuyên qua đúng điểm trung tâm của thấu kính sẽ vuông góc với bề mặt kính, nên vì thế, nó xuyên qua thấu kính mà không bị đổi hướng.

Phức bộ QRS: nguyên nhân gây ra điện thế bất thường

Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc.

Các yếu tố ruột ức chế bài tiết dịch dạ dày

Dạ dày bài tiết một ít ml dịch vị mỗi giờ trong suốt giai đoạn giữa các lần phân giải thức ăn, khi mà có ít hoặc không có sự tiêu hóa diễn ra ở bất cứ vị trí nào của ruột.

Cung lượng tim: là tổng máu tuần hoàn qua mô phụ thuộc vào tuần hoàn ngoại vi

Tổng lưu lượng máu của tuần hoàn ngoại vi chính là tuần hoàn tĩnh mạch, và tim hoạt động một cách tự động để bơm máu quay trở lại tuần hoàn chung của cơ thể.

Đại cương sinh lý hệ thần kinh

Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp. Hằng ngày, nó nhận hàng triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp chúng lại để định ra các đáp ứng thích hợp.

Nguyên nhân gây ngoại tâm thu: rối loạn nhịp tim

Ngoại tâm thu thường xuyên gặp trong thông buồng tim, ngoại tâm thu cũng xảy ra khi đứa catheter vào trong buồng thất phải và chén ép nội tâm mạc.

Sinh lý nội tiết vùng dưới đồi

Các nơron vùng dưới đồi bài tiết các hormon giải phóng RH và các hormon ức chế IRH có tác dụng ức chế hoặc kích thích hoạt động thùy trước tuyến yên.

Cung lượng tim: đánh giá bằng phương pháp chỉ thị mầu

Chất chỉ thị ngay sau đó chảy từ tim phải qua động mạch phổi, vào tâm nhĩ trái, cuối cùng là tâm thất trái, theo dòng máu vào tuần hoàn ngoại vi.

Hệ thống Renin Angiotensin: đáp ứng lại bằng tốc độ và cường độ co mạch

Renin là một enzyme protein phát hành bởi thận khi huyết áp động mạch giảm quá thấp. Đổi lại, nó làm tăng huyết áp động mạch theo nhiều cách, do đó giúp điều chỉnh lại sự giảm huyết áp.

Hoàng thể và giai đoạn hoàng thể của chu kỳ buồng trứng

Ở phụ nữ bình thường, hoàng thể lớn lên đạt đường kính khoảng 1,5 cm sau 7- 8 ngày sau phóng noãn. Sau đó hoàng thể bắt đầu teo đi và cuối cùng mất chức năng chế tiết cũng như màu vàng nhạt- màu của chất béo sau phóng noãn khoảng 12 ngày.

Ngoại tâm thu nút nhĩ thất hoặc bó his: rối loạn nhịp tim

Sóng P thay đổi nhẹ hình dạng phức bộ QRS nhưng không thể phân biệt rõ sóng P. Thông thường ngoại tâm thu nút A-V có chung biểu hiện và nguyên nhân với ngoại tâm thu nhĩ.

Sự vận chuyển O2 trong máu và mô kẽ

Các loại khí có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách khuếch tán và nguyên nhân của sự vận chuyển này là sự chênh lệch về phân áp từ vị trí đầu tiên cho tới vị trí tiếp theo.

Ảnh hưởng của lực ly tâm lên cơ thể

Ảnh hưởng quan trọng nhất của lực ly tâm là trên hệ tuần hoàn, bởi vì sự lưu thông của máu trong cơ thể phụ thuộc vào độ mạnh của lực ly tâm.