Điều hòa bào tiết dịch tụy

2022-03-30 09:30 AM

Hai yếu tố acetylcholine và cholecystokinin, kích thích tế bào tiểu thùy của tuyến tụy, gây sản xuất một lượng lớn enzyme tiêu hóa của tuyến tụy và một lượng nhỏ nước và điện giải được bài tiết cùng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các yếu tố kích thích cơ bản gây nên sự bài tiết dịch tụy

Ba yếu tố cơ bản quan trọng gây nên sự bài tiết dịch tụy là:

1. Acetylcholin, được giải phóng ra từ tận cùng dây thần kinh phế vị và từ những dây thần kinh thuộc hệ cholinergic khác trong hệ thần kinh ruột.

2. Cholecytokinin, được bài tiết ra từ tá tràng và niêm mạc phần trên của hỗng tràng khi thức ăn đi vào trong ruột non.

3. Secretin, cũng được bài tiết ra từ niêm mạc tá tràng và hỗng tràng khi có thức ăn chứa nống độ acid cao đi tới ruột non.

Hai yếu tố đầu tiên, acetylcholine và cholecystokinin, kích thích tế bào tiểu thùy của tuyến tụy, gây sản xuất một lượng lớn enzyme tiêu hóa của tuyến tụy và một lượng nhỏ nước và điện giải được bài tiết cùng. Không có nước, đa phần tất cả các enzyme đều dự trữ duy trì tạm thời trong các tiểu thùy và ống tuyến cho đến khi có nhiều dịch bài tiết đầy chúng vào trong tá tràng. Secretin, đối ngược với 2 yếu tố kích thích trên, lại kích thích sự bài tiết một lượng lớn dịch chứa nước và NaHCO3 ở biểu mô ống tuyến tụy.

Tác động làm mạnh bài tiết của các yếu tố kích thích khác. Khi tất cả những yếu tố kích thích tác động tới tuyến tụy trong cùng lúc, thì tổng số lượng được bài tiết ra gấp nhiều lần so với tổng của lượng dịch bài tiết khi các yếu tố này tác động riêng rẽ. Do đó, các yếu tố kích thích đa dạng được gọi là “gấp lên nhiều lần” hoặc “làm mạnh thêm” yếu tố khác. Chính vị vậy, dịch tụy bình thường là kết quả từ sự kết hợp nhiều yếu tố kích thích chứ không chỉ riêng rẽ yếu tố nào.

Các pha bài tiết dịch tụy

Sự bài tiết dịch tụy, cũng giống như sự bài tiết dịch vị, đều diễn ra qua ba giai đoạn: giai đoạn kích thích tâm lý, giai đoạn dạ dày và giai đoạn ruột.

Giai đoạn kích thích tâm lý và giai đoạn dạ dày. Trong suốt giai đoạn kích thích tâm lý của sự bài tiết dịch tụy, các tín hiệu thần kinh xuất phát từ não bộ gây ra sự bài tiết ở dạ dày đồng thời gây ra sự bài tiết acetylcholine từ tận cùng thần kinh phế vị tại tụy. Tín hiệu này gây nên sự bài tiết một lượng enzyme trung bình vào trong tiểu thùy tuyến tụy, chiếm khoảng 20% tổng số lượng dịch bài tiết ở tuyến tụy sau bữa ăn. Tuy nhiên,chỉ phần ít dịch bài tiết chảy tức khắc qua ống tuyến tụy vào trong ruột non bởi v́ chỉ có một lượng nhỏ nước và điện giải được bài tiết cùng với các enzyme này.

Trong suốt giai đoạn dạ dày, sự bài tiết các enzyme do kích thích thần kinh tiếp tục diễn ra, chiếm thêm khoảng 5-10% dịch tụy được bài tiết ra sau bữa ăn. Tuy nhiên, lại một lần nữa cũng chỉ có một lượng nhỏ dịch bài tiết được đi vào tá tràng bởi sự thiếu hụt liên tục lượng dịch bài tiết cần thiết.

Giai đoạn ruột. Sau khi dịch nhũ chấp rời dạ dày và đi xuống ruột non, sự bài tiết của tuyến tụy trở nên nhiều hơn, chủ yếu là do sự đáp ứng với hocmon secretin. Secretin kích thích sự bài tiết vô cùng nhiều ion HCO3-, có tác dụng trung hòa dịch nhũ chấp dạ dày chứa nhiều acid.

Secretin kích thích sự bài tiết nhiều ion HCO3-, có tác dụng trung hòa dịch nhũ chấp dạ dày chứa nhiều acid. Secretin là một polypeptide chứa 27 acid amin (với trọng lượng phân tử khoảng 3400). Ban đầu nó xuất hiện ở trạng thái không hoạt động, prosecretin, tại các tế bào S ở niêm mạc của tá tràng và hỗng tràng. Khi dịch nhũ chấp chứa acid với pH nhỏ hơn 4.5 tới 5 từ dạ dày đi tới tá tràng sẽ khiến niêm mạc tá tràng giải phóng và hoạt hóa secretin, rồi sau đó hấp thu vào trong dòng máu. Thành phần có sức tác động tới sự giải phóng secretin chính là acid HCl từ dạ dày. Secretin khiến cho tuyến tụy bài tiết một lượng lớn dịch tụy chứa nống độ cao ion HCO3 - (tới khoảng 145mEq/L) nhưng với nồng độ thấp ion Cl-. Cơ chế tác động của secretin đặc biệt quan trong vì 2 lý do:

Thứ nhất, secretin bắt đầu được giải phóng từ niêm mạc của ruột non khi pH trong tá tràng khi xuống thấp hơn 4.5 tới 5.0 và được giải phóng rất nhiều khi pH xuống thấp hơn 3.0. Cơ chế này ngay lập tức gây ra sự bài tiết một lượng lớn dịch tụy chứa rất nhiều NaHCO3. Kết quả thực là do phản ứng sau đây ở tá tràng:

HCL + NaHCO3 = NaCl + H2CO3

Acid cacbonic sau đó ngay lập tức phân ly thành CO2 và nước. CO2 được thẩm thấu vào trong máu và đào thải qua phổi, do đó để lại dung dịch trung tính là NaCl trong tá tràng. Theo cách này, lượng acid từ dạ dày được đổ vào tá tràng được trung hòa, và do đó, hoạt động phân giải peptit của dịch vị trong tá tràng ngay lập tức bị ngừng lại. Nguyên do là niêm mạc của ruột non không thể chịu đựng được sự bào mòn của dịch vị, do vậy cơ chế bảo vệ này là cần thiết để ngăn cản sự loét tá tràng.

Ion HCO3- được bài tiết bởi tụy cung cấp khoảng pH cần thiết cho hoạt động tiêu hóa của các enzyme tụy, vốn được hoạt động trong môi trường kiềm nhẹ hoặc trung tính, ở độ pH 7.0 tới 8.0. May mắn thay, độ pH của dung dịch NaCl trung bình lại vào khoảng 8.0.

Cholecystokinin đóng góp vào hoạt động kiểm soát sự bài tiết các enzyme tiêu hóa của tuyến tụy. Sự có mặt của thức ăn ở phần trên của ruột non cũng gây ra sự bài tiết hocmon thứ 2, cholecystokinin (CCK), một polypeptit chứa 33 acid amin, được giải phóng từ một nhóm tế bào khác, tế bào I, nằm ở niêm mạc của tá tràng và phần trên hỗng tràng. Sự giải phóng CCK là kết quả đặc biệt của sự xuất hiện các proteose và pepton (các sản phẩm được phân giải một phần của protein) và các acid béo chuỗi dài trong dịch nhũ chấp từ dạ dày.

CCK, giống như secretin, được vận chuyển theo dòng máu tới tụy, nhưng thay vì gây ra sự bài tiết NaHCO3, mà chủ yếu gây ra sự bài tiết các enzyme tiêu hóa của tụy từ các tế bào tiểu thùy tuyến. Tác động này tương tự như tác động gây ra bởi kích thích dây thần kinh phế vị nhưng thậm chí được biểu hiện rơ rang hơn, chiếm khoảng 70 - 80% tổng lượng bài tiết enzyme tuyến tụy sau bữa ăn.

Natri bicarbonat (NaHCO3), nước và enzym

Hình. Natri bicarbonat (NaHCO3), nước và enzym do tuyến tụy tiết ra do sự hiện diện của dung dịch axit (HCl), chất béo (xà phòng) hoặc pepton trong tá tràng.

Sự khác biệt giữa ảnh hưởng của tác động kích thích tuyến tụy của hormone secretin và CCK, thể hiện rõ (1) sự bài tiết mạnh NaCl khi đáp ứng với sự có mặt của acid trong tá tràng, do sự kích thích của secretin, (2) tác động 2 chiều do đáp ứng với xà phòng (một chất béo) và (3) sự bài tiết mạnh mẽ các enzyme tiêu hóa (khi có peptone trong tá tràng) được kích thích bởi CCK.

Điều hòa bài tiết của tuyến tụy

Hình. Điều hòa bài tiết của tuyến tụy.

Tổng kết lại các yếu tố quan trọng trong sự điều hòa bài tiết tuyến tụy. Tổng lượng bài tiết mỗi ngày vào khoảng 1 lít.

Bài viết cùng chuyên mục

Vi tuần hoàn não: hệ thống mao mạch não

Thành của các tiểu động mạch nhỏ sát mao mạch trở lên rất dày ở những người có tăng huyết áp, và các tiểu động mạch đó duy trì tình trạng co thắt rõ rệt liên tục nhằm ngăn áp lực cao truyền đến mao mạch.

Mắt như cái máy ảnh: cơ chế quang học của mắt

Cùng với cách mà thấu kính máy ảnh làm hội tụ hình ảnh trên tấm phim, hệ thấu kính của mắt cũng làm hội tụ ảnh trên võng mạc. Hình ảnh này sẽ bị đảo ngược và đổi bên so với vật thực.

Khuếch tán khí qua màng hô hấp: các yếu tố ảnh hưởng

Hệ số khuếch tán khí phụ thuộc vào khả năng hòa tan của khí trong màng tế bào, và hệ số này tỷ lệ nghịch với trọng lượng phân tử. Tỷ lệ khuếch tán khí trong màng hô hấp là gần như chính xác tương tự như trong nước.

PO2 phế nang: phụ thuộc vào các độ cao khác nhau

Khi lên độ cao rất lớn, áp suất CO2 trong phế nang giảm xuống dưới 40 mmHg (mặt nước biển). Con người khi thích nghi với độ cao có thể tăng thông khí lên tới 5 lần, tăng nhịp thở gây giảm PCO2 xuống dưới 7 mmHg.

Năng lượng yếm khí so với hiếu khí trong cơ thể

Năng lượng ATP có thể sử dụng cho các hoạt động chức năng khác nhau của tế bào như tổng hợp và phát triển, co cơ, bài tiết, dẫn truyền xung động thần kinh, hấp thu tích cực.

Mối quan hệ giữa huyết áp dòng chảy và lực cản

Dòng máu qua mạch được quyết định bởi chênh lệch áp lực máu giữa 2 đầu của đoạn mạch, và sức cản chống lại dòng máu qua mạch, hay còn được gọi là sức cản thành mạch.

Lưu lượng máu qua phổi và phân phối của nó: điều chỉnh phân phối lưu lượng máu phổi

Lưu lượng máu qua phổi cơ bản bằng cung lượng tim. Do đó, các yếu tố kiểm soát chủ yếu cung lượng tim là yếu tố ngoại vi cũng như kiểm soát lưu lượng máu phổi.

Sóng chạy: sự dẫn truyền của sóng âm trong ốc tai

Các kiểu dẫn truyền khác nhau của sóng âm với các tần số khác nhau. Mỗi sóng ít kết hợp ở điểm bắt đầu nhưng trở nên kết hợp mạnh mẽ khi chúng tới được màng nền, nơi có sự cộng hưởng tự nhiên tần số bằng với tần số của các sóng riêng phần.

Rung nhĩ: rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ có thể trở lại bình thường bằng shock điện. Phương pháp này về cơ bản giống hệt với shock điện khử rung thất- truyền dòng diện mạnh qua tim.

Chất co mạch: kiểm soát thể dịch của tuần hoàn

Khi hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích, tận cùng của hệ thống thần kinh giao cảm ở các mô riêng biệt giải phóng ra norepinephrine, kích thích tim và co tĩnh mạch và tiểu động mạch.

Giải phóng hormon thyroxine và triiodothyronine từ tuyến giáp

Trong quá trình biến đổi phân tử thyroglobulin để giải phóng thyroxine và triiodothyronine, các tyrosine được iod hóa này cũng được giải thoát từ phân tử thyroglobulin, chúng không được bài tiết vào máu.

Điều hòa chức năng cơ thể

Hệ thống thần kinh và hệ thống nội tiết điều chỉnh và phối hợp các chức năng cơ thể. Cùng nhau duy trì sự tăng trưởng, trưởng thành, sinh sản, trao đổi chất và hành vi của con người.

Chất dẫn truyền thần kinh: đặc điểm của nhóm phân tử nhỏ

Trong hầu hết các trường hợp, acetylcholine có tác dụng kích thích. Tuy nhiên, nó được biết là có tác dụng ức chế ở một số dây thần kinh đối giao cảm ngoại vi, chẳng hạn như ức chế trung tâm dây thần kinh phế vị.

Chức năng tâm thất giống như bơm

Với cả sự tăng thể tích cuối tâm trương và giảm thể tích cuối tâm thu, thể tích co bóp có thể tăng hơn gấp đôi so với bình thường.

Cấu tạo và chức năng các thành phần của răng

Cấu trúc tinh thể của muối làm cho men răng vô cùng cứng, cứng hơn nhiều so với ngà răng. Ngoài ra, lưới protein đặc biệt, mặc dù chỉ chiếm khoảng 1 phần trăm khối lượng men răng, nhưng làm cho răng có thể kháng axit, enzym.

Tiêu hóa Carbohydrate sau khi ăn

Có 3 nguồn carbohydrate quan trọng là sucrose, disaccharide thường được biết như là đường mía, lactose, chúng là một disaccharide được tìm thấy trong sữa; và tinh bột.

Vận chuyển và lưu trữ Amino Acids trong cơ thể

Sản phẩm của quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ trong đường tiêu hóa gần như hoàn toàn là các amino acid; hiếm khi là các polypeptid hoặc toàn bộ phân tử protein được hấp thu quá hệ tiêu hóa vào máu.

Bài tiết chất nhầy và gastrin ở tuyến môn vị

Tế bào bài tiết một lượng nhỏ pepsinogen, như đã nói ở trên, và đặc biệt là bài tiết một lượng lớn lớp chất nhày mỏng để giúp bôi trơn thức ăn khi di chuyển, cũng như bảo vệ thành của dạ dày khỏi sự phân hủy của các enzyme.

Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào

Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.

Các con đường thần kinh từ vỏ não vận động

Tất cả nhân nền, thân não và tiểu não đều nhận các tín hiệu vận động mạnh mẽ từ hệ thống vỏ-tủy mỗi khi một tín hiệu được truyền xuống tủy sống để gây ra một cử động.

Tỷ lệ thay đổi hô hấp: thương số hô hấp

Khi O2 phản ứng với chất béo, một phần lớn của O2 kết hợp với các nguyên tử H+ từ các chất béo để tạo thành H2O thay vì CO2. Nói cách khác, khi chất béo được chuyển hóa.

Hormon điều hòa vận động đường tiêu hóa

Phần lớn hormone điều hòa sự bài tiết ở đường tiêu hóa cũng tác động lên sự vận động một số vùng của đường tiêu hóa. Mặc dùng tác dụng vận động thường ít quan trọng hơn tác dụng bài tiết.

Cung lượng tim: chỉ số khi nghỉ ngơi và khi gắng sức

Cung lượng tim được điều chỉnh suốt cuộc đời thông qua chuyển hóa cơ bản chung của cơ thể. Vì vậy chỉ số cung lượng tim giảm biểu thị sự giảm hoạt động thể chất hay giảm khối cơ tương ứng với tuổi.

Các chuyển đạo trước tim (chuyển đạo ngực): các chuyển đạo điện tâm đồ

ECG của tim người khỏe mạnh như ghi lại từ sáu chuyển đạo ngực tiêu chuẩn. Vì các mặt của tim là gần với thành ngực, mỗi chuyển đạo ngực ghi lại chủ yếu là điện thế của hệ cơ tim ngay bên dưới điện cực.

Sinh lý điều trị đái tháo đường

Insulin có một số dạng. Insulin "Thường xuyên" có thời gian tác dụng kéo dài 3-8 giờ, trong khi các hình thức khác của insulin được hấp thụ chậm từ chỗ tiêm và do đó có tác dụng kéo dài đến 10 đến 48 giờ.