- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Điện tâm đồ: nguyên tắc phân tích trục điện tim
Điện tâm đồ: nguyên tắc phân tích trục điện tim
Bất kỳ sự thay đổi nào về sự dẫn truyền xung động này có thể gây ra sự bất thường điện thế của tim và hậu quả là gây ra sự thay đổi hình dạng các sóng trên điện tâm đồ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sử dụng vector để biểu diễn điện thế
Để hiểu những bất thường của tim ảnh hưởng như thế nào đến các đường trên điện tâm đồ, điều đầu tiên là phải làm quen với các khái niệm như vector, phân tích vector để áp dụng vào điện thế của tim.
Tại một thời điểm của chu kỳ tim, dòng điện của tim đi theo 1 hướng nhất định. Một vector là một mũi tên chỉ hướng của điện thế được tạo ra bởi dòng điện của tim, với hướng của mũi tên chỉ hướng của điện thế dương. Tương tự, theo quy ước, độ dài của mũi tên được vẽ tương ứng với điện thế mà nó biểu diễn.
Vector tổng hợp của tim tại một thời điểm của chu kỳ tim
Hình. Vector trung bình khử cực tâm thất.
Vùng tối màu và các dấu âm trong hình 12-1 biểu diễn sự khử cực của tâm thất và các phần đầu nội tâm mạc của vách liên thất. Tại thời điểm kích thích tim, dòng điện đi giữa vùng đã khử cực bên trong tim và vùng không khử cực bên ngoài tim, được biểu diễn bởi mũi tên dài hình elip. Một số dòng cũng đi bên trong các buồng tim theo hướng từ vùng khử cực về phía vẫn phân cực. Xét chung, có một lượng đáng kể các dòng đi xuống từ nền tâm thất đến đỉnh tim, nhiều hơn số đi lên. Do đó, tổng hợp các vector được phát ra tại một thời điểm, được gọi là vector trung bình tức thời, được biểu thị bằng một mũi tên màu đen đi giữa hai tâm thất theo hướng từ nền tới đỉnh tim. Hơn nữa, vì tổng hợp một lượng đáng kể các dòng điện nên điện thế lớn và vector dài.
Hướng của vector biểu thị bằng số đo
Hình. Vector được vẽ để biểu thị điện thế của một vài tim khác nhau, và trục của điện thế (thể hiện bằng đơn vị độ).
Khi vector nằm ngang và hướng sang trái của cơ thể, thì vector đó chỉ hướng 0o, được biểu diễn trên minh họa 12-2. Từ điểm 0o, theo chiều kim đồng hồ, khi vector đi thẳng từ trên xuống dưới, nó chỉ hướng +90o; khi vector đi từ phía trái sang bên phải cơ thể, nó chỉ hướng +180o; và khi vector hướng thẳng lên trên, nó chỉ hướng -90o hoặc +270o.
Ở tim người bình thường, hướng trung bình của vector lúc xuất hiện sóng khử cực của tâm thất, được gọi là vector trung bình QRS, nó chỉ hướng khoảng 59o, và được biểu diễn bởi vector A. Có nghĩa là trong phần lớn sóng khử cực, đỉnh tim dương so với đáy.
Trục của mỗi chuyển đạo lưỡng cực và đơn cực chi
Hình. Trục của 3 chuyển đạo lưỡng cực và 3 chuyển đạo đơn cực
Ba chuyển đạo lưỡng cực và 3 chuyển đạo đơn cực chi. Mỗi chuyển đạo thực ra là 1 cặp điện cực kết nối với cơ thể tại 2 vị bên đối diện của tim, và hướng đi từ cực âm sang cực dương được gọi là trục của chuyển đạo. Chuyển đạo I được ghi lại từ 2 điện cực tại vị trí tương ứng 2 cẳng tay. Vì điện cực nằm ngang, với cực dương bên trái, trục của chuyển đạo I là 0o.
Khi ghi lại chuyển đạo II, các điện cực được mắc ở cẳng tay phải và chân trái. Cẳng tay phải nối với thân ở góc trên tay phải, và chân trái nối ở góc dưới tay trái . Do đó hướng của chuyển đạo là khoảng +60o.
Phân tích tương tự, có thể thấy chuyển đạo III có trục khoảng +120o; chuyển đạo aVR khoảng +210; chuyển đạo aVF khoảng +90o; và chuyển đạo aVL khoảng -30o. Hướng của các trục của tất cả các chuyển đạo này được biểu diễn ở hình, nó được biết đến với cái tên Hệ thống trục sáu cạnh. Sự phân cực của các điện cực được biểu thị bởi dấu cộng và dấu trừ. Người đọc phải học các trục này và sự phân cực của chúng, đặc biệt là các chuyển đạo lưỡng cực chi I, II và III, để hiểu phần còn lại của chương này.
Phân tích vector điện thế trên các chuyển đạo khác nhau
Hình. Xác định vector B nằm dọc theo trục của I khi vector A biểu diễn điện thế tức thời của các tâm thất.
Hình thể hiện một phần sự phân cực của tim, với vector A biểu diễn hướng trung bình tức thời của dòng điện trong tâm thất. Trong trường hợp này, hướng của vector là khoảng +55o, và độ lớn của điện thế được đại diện bởi độ dài của vector A, là 2mV. Ở giản đồ phía dưới tim, vector A lại được biểu diễn, và 1 đường được vẽ đại diện cho trục của chuyển đạo I với hướng 0o. Để xác định điện thế của vector A được ghi lại trong chuyển đạo I, vẽ 1 đường thẳng góc với trục của chuyển đạo I, xuất phát từ đỉnh của vector A tới trục của chuyển đạo I, được gọi là vector B, được vẽ dọc theo trục của chuyển đạo I. Mũi tên của vector B chỉ hướng dương của chuyển đạo I, điều đó có nghĩa là các điện thế tức thời trên điện tâm đồ của chuyển đạo I dương. Điện thế tức thời được ghi lại bằng với độ dài của B chia cho độ dài của A, 2 hoặc 1 mV.
Hình là 1 ví dụ khác về phân tích vector. Trong đó, vector A đại diện cho điện thế và trục của nó trong quá trình khử cực tâm thất của tim, trong đó sự khử cực ở bên trái của tim nhanh hơn bên phải. Trong trường hợp này, vector tức thời có hướng là 100o, và điện thế của nó là 2mV. Để xác định điện thế nghỉ ở chuyển đạo I, ta vẽ 1 đường thẳng góc từ đỉnh của vector A tới trục của chuyển đạo I và tìm vector B. Vector B rất ngắn và lần này nó chỉ hướng âm, do đó có những thời điểm nó âm, tức là đi phía dưới đường đẳng điện của điện tâm đồ, điện thế rất nhỏ, khoảng -0,3mV. Hình này cho thấy, khi vector của tim có hướng gần như thẳng góc với trục của chuyển đạo, thì điện thế ghi lại được trên chuyển đạo rất thấp. Ngược lại, khi vector của có trục trùng với trục của chuyển đạo thì toàn bộ điện thế của vector được ghi lại.
Hình. Xác định vector B dọc theo trục của chuyển đạo I khi vector A biểu diễn điện thế tức thời của các tâm thất.
Phân tích vector của điện thế nghỉ ở ba chuyển đạo lưỡng cực chi
Hình. Xác định vector hình chiếu trên các chuyển đạo I, II và III khi vector A biểu diễn điện thế tức thời của các tâm thất.
Trong hình, vector A mô tả điện thế tức thời của 1 phần sự khử cực của tim. Để xác định điện thế tại thời điểm tức thời trên điện tâm đồ ở 1 trong 3 chuyển đạo lưỡng cực chi, đường thẳng góc được vẽ từ đỉnh của vector A đến trục của 3 chuyển đạo khác nhau. Vector B mô tả điện thế tại thời điểm tức thời ở chuyển đạo I, vector C mô tả điện thế ở chuyển đạo II, và vector D mô tả điện thế ở chuyển đạo III. Điện thế được ghi lại trong các trường hợp này là dương, tức là phía trên đường đẳng điện trong điện tâm đồ, vì các vector hình chiếu (A, B, C) chỉ hướng dương dọc theo trục của tất cả các chuyển đạo, được thể hiện trên hình. Điện thế ở chuyển đạo I (vector B) chỉ chiếm khoảng 1 nửa điện thế thực của tim(vector A); ở chuyển đạo II, vector C có điện thế tương đương điện thế của tim; và ở chuyển đạo III(vector D), điện thế bằng 1/3 điện thế của tim.
Một cách phân tích như nhau có thể được sử dụng để xác định điện thế được ghi lại trên các chuyển đạo chi, ngoại trừ trục tương ứng của các chuyển đạo chi và được sử dụng thay vì trục của chuyển đạo lưỡng cực chi sử dụng cho hình.
Bài viết cùng chuyên mục
Trạm thần kinh: sự chuyển tiếp các tín hiệu
Một số lượng lớn các tận cùng thần kinh từ mỗi sợi đến nằm trên các nơ-ron gần nhất trong “vùng” của nó, nhưng một số lượng nhỏ hơn các tận cùng thần kinh thì nằm trên các nơ-ron cách rất xa.
Sự bài tiết ở thực quản
Chất nhày được bài tiết bởi các tuyến phức hợp ở phần trên của thực quản giúp ngăn cản sự trầy xước niêm mạc gây ra khi thức ăn mới đi vào, trong khi các tuyến phức hợp ở ranh giới giữa thực quản và dạ dày.
Lưu lượng máu đến ruột chịu ảnh hưởng của hoạt động và tác nhân chuyển hóa ruột
Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây tăng lượng máu khi đường tiêu hóa hoạt động vẫn chữa được biết rõ, nhưng một vài phần đã được làm sáng tỏ.
Tuần hoàn máu nội tạng đường tiêu hóa
Các chất dinh dưỡng không béo, hòa tan được trong nước từ ruột (ví dụ như carbohydrate và protein) cũng được vận chuyển trong máu tĩnh mạch cửa vào xoang chứa máu.
Mối quan hệ giữa huyết áp dòng chảy và lực cản
Dòng máu qua mạch được quyết định bởi chênh lệch áp lực máu giữa 2 đầu của đoạn mạch, và sức cản chống lại dòng máu qua mạch, hay còn được gọi là sức cản thành mạch.
Giải phẫu chức năng của khu vực liên hợp hệ viền (Limbic)
Vỏ não Limbic là một phần của một hệ thống sâu rộng hơn, hệ Limbic, bao gồm một tập hợp các cấu trúc tế trong vùng trung tâm cơ bản của não bộ. Hệ Limbic cung cấp hầu hết sự điều khiển cảm xúc để kích hoạt các khu vực khác của não.
Vùng vận động sơ cấp: chức năng vận động của vỏ não và thân não
Vỏ não vận động được chia làm 3 vùng nhỏ, mỗi vùng lại có bản đồ hình chiếu riêng cho các nhóm cơ và có những chức năng riêng biệt: vùng vận động sơ cấp, vùng tiền vận động, vùng vận động bổ sung.
Duy trì thăng bằng tĩnh: chức năng của soan nang và cầu nang
Khi cơ thể đột ngột bị đẩy mạnh ra trước - là khi cơ thể tăng tốc-đá tai, thứ có quán tính lớn hơn dịch xung quanh, đổ ra phía sau và chạm các nhung mao của tế bào có lông, và thông tin về sự mất thăng bằng được gửi về thần kinh trung ương.
Nguồn gốc của chất dinh dưỡng trong dịch ngoại bào
Trong tất cả, dịch ngoại bào chỉ chiếm khoảng một phần ba tổng số dịch của cơ thể. Đây là điển hình ở người, nhưng tỷ lệ có thể thay đổi ở các sinh vật khác có chế độ lưu thông khác nhau.
Phân tích đồ thị bơm máu của tâm thất
Đường cong áp suất tâm thu được xác định nhờ ghi lại áp suất tâm thu đạt được khi tâm thất co tại mỗi thể tích được làm đầy.
Chức năng thính giác của vỏ não: cơ chế thính giác trung ương
Mỗi neuron riêng lẻ trong vỏ não thính giác đáp ứng hẹp hơn nhiều so với neuron trong ốc tai và nhân chuyển tiếp ở thân não. Màng nền gần nền ốc tai được kích thích bởi mọi tần số âm thanh, và trong nhân ốc tai dải âm thanh giống vậy được tìm thấy.
Dẫn truyền các tín hiệu cảm giác: con đường trước bên cho tín hiệu ít quan trọng
Đa số tín hiệu đau tận cùng ở nhân lưới cuả thân não và từ đây, chúng được chuyển tiếp đến nhận liềm trong của đồi thị, nơi các tín hiệu đau được xử lí tiếp.
Bài tiết chất nhầy ở đại tràng
Chất nhày ở đại tràng bảo vệ thành ruột chống lại sự xây xát, nhưng thêm vào đó, chúng là một chất kết dính giúp gắn kết các phần của phân lại với nhau.
Điều hòa tuần hoàn: vai trò hệ thống thần kinh tự chủ
Phần quan trọng nhất của hệ thần kinh tự chủ đều hòa tuần hoàn là hệ thần kinh giao cảm, hệ thần kinh phó giao cảm cũng đóng góp một phần khá quan trọng.
Sinh lý bạch cầu máu
Toàn bộ quá trình sinh sản, và biệt hoá tạo nên các loại bạch cầu hạt, và bạch cầu mono diễn ra trong tuỷ xương.
Điều hòa bào tiết dịch tụy
Hai yếu tố acetylcholine và cholecystokinin, kích thích tế bào tiểu thùy của tuyến tụy, gây sản xuất một lượng lớn enzyme tiêu hóa của tuyến tụy và một lượng nhỏ nước và điện giải được bài tiết cùng.
Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh dục nam
Hai túi tinh nằm ở 2 bên tuyến tiền liệt, dẫn tinh trùng vào tuyến tiền liệt và tận cùng ở bóng tinh. Niệu quản là nơi cuối cùng dẫn tinh trùng từ tinh hoàn ra bên ngoài.
Vận chuyển và lưu trữ Amino Acids trong cơ thể
Sản phẩm của quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ trong đường tiêu hóa gần như hoàn toàn là các amino acid; hiếm khi là các polypeptid hoặc toàn bộ phân tử protein được hấp thu quá hệ tiêu hóa vào máu.
Cung lượng tim: chỉ số khi nghỉ ngơi và khi gắng sức
Cung lượng tim được điều chỉnh suốt cuộc đời thông qua chuyển hóa cơ bản chung của cơ thể. Vì vậy chỉ số cung lượng tim giảm biểu thị sự giảm hoạt động thể chất hay giảm khối cơ tương ứng với tuổi.
Kiểm soát giải phóng năng lượng trong tế bào
Cơ chế xúc tác phản ứng hoá học của enzyme, trước hết là nhờ sự kết hợp lỏng lẻo với một trong các chất phản ứng, thay thế cầu nối bền chặt trong phân tử chất để có thể phản ứng được với các chất khác.
Cung lượng tim: đánh giá bằng phương pháp chỉ thị mầu
Chất chỉ thị ngay sau đó chảy từ tim phải qua động mạch phổi, vào tâm nhĩ trái, cuối cùng là tâm thất trái, theo dòng máu vào tuần hoàn ngoại vi.
Trao đổi canxi giữa xương và dịch ngoại bào
Một phần nhỏ dạng canxi dễ trao đổi này cũng là dạng canxi được tìm thấy trong tất cả các tế bào mô, đặc biệt là trong các tế bào có tính thấm cao như gan và đường tiêu hóa.
Kích thích riêng và đồng loạt bởi hệ giao cảm và phó giao cảm
Trong một số trường hợp, hầu hết toàn bộ các phần của hệ thần kinh giao cảm phát xung đồng thời như một đơn vị thống nhất, hiện tượng này được gọi là sự phát xung đồng loạt.
Kiểm soát hành vi đối với nhiệt độ cơ thể
Kiểm soát hành vi đối với nhiệt độ cơ thể là một cơ chế điều nhiệt hữu hiệu hơn nhiều các nhà sinh lý học từng thừa nhận trước đây, nó là một cơ chế thực sự hữu hiệu để duy trì nhiệt độ trong các môi trường rất lạnh.
Mắt như cái máy ảnh: cơ chế quang học của mắt
Cùng với cách mà thấu kính máy ảnh làm hội tụ hình ảnh trên tấm phim, hệ thấu kính của mắt cũng làm hội tụ ảnh trên võng mạc. Hình ảnh này sẽ bị đảo ngược và đổi bên so với vật thực.