- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Dịch lọc qua mao mạch: áp lực thủy tĩnh, áp lực keo huyết tương và hệ số lọc mao mạch
Dịch lọc qua mao mạch: áp lực thủy tĩnh, áp lực keo huyết tương và hệ số lọc mao mạch
Áp lực thủy tĩnh có xu hướng để đẩy dịch và các chất hòa tan qua các lỗ mao mạch vào khoảng kẽ. Ngược lại, áp lực thẩm thấu có xu hướng gây ra thẩm thấu từ các khoảng kẽ vào máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chức năng chính của vi tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô và loại bỏ các chất thải của tế bào. Các tiểu động mạch nhỏ kiểm soát lưu lượng máu đến từng mô và tình trạng tại chỗ của mô, bằng cách kiểm soát đường kính của các tiểu động mạch. Như vậy, trong hầu hết các trường hợp, việc điều chỉnh dòng chảy của mỗi mô liên quan đến nhu cầu của riêng của nó.
Thành của các mao mạch rất mỏng và được cấu tạo bởi một lớp tế bào nội mô có tính thấm cao. Vì vậy, nước, chất dinh dưỡng tế bào và sản phẩm bài tiết của tế bào có thể trao đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng giữa các mô và máu lưu thông.
Hệ tuần hoàn ngoại vi của cơ thể người có khoảng 10 tỷ mao mạch với tổng diện tích bề mặt ước tính là 500 đến 700 mét vuông (khoảng 1/8 diện tích bề mặt của một sân bóng đá). Như vậy bất kỳ tế bào hoạt động chức năng nào cũng có một mao mạch nuôi nó không cách xa quá 20-30 micromet.
Áp lực thủy tĩnh trong mao mạch có xu hướng để đẩy dịch và các chất hòa tan của nó thông qua các lỗ mao mạch vào khoảng kẽ. Ngược lại, áp lực thẩm thấu gây ra bởi các protein huyết tương (được gọi là áp suất thẩm thấu keo) có xu hướng gây ra chuyển động của dịch bằng cách thẩm thấu từ các khoảng kẽ vào máu. Áp suất thẩm thấu này được tạo ra bởi các protein huyết tương, thường ngăn chặn việc mất một lượng đáng kể dịch từ máu vào khoảng kẽ.
Hệ thống bạch huyết cũng rất quan trọng trong việc trả về cho tuần hoàn một lượng nhỏ protein dư thừa và dịch rò rỉ từ máu vào khoảng kẽ.
Hình. Áp suất dịch và áp suất thẩm thấu keo gây ra các lực tại màng mao mạch, có xu hướng đẩy dịch ra ngoài và vào trong qua các lỗ mao mạch.
Phần còn lại của chương này thảo luận về các cơ chế điều hòa lọc qua mao mạch cùng với chức năng dịch bạch huyết để điều tiết thể tích tương ứng của huyết tương và dịch kẽ.
Áp lực thủy tĩnh và áp lực keo quyết định sự vận chuyển của dịch qua màng mao mạch:
Hình cho thấy bốn lực chính sẽ xác định sự vận chuyển của dịch ra khỏi máu vào dịch kẽ hoặc theo hướng ngược lại. Những lực này, được gọi là “các lực Starling” nhà sinh lý học Ernest Starling là người đầu tiên chứng minh tầm quan trọng của chúng, đó là
1. Áp suất mao mạch (Pc), có xu hướng đẩy chất lỏng ra ngoài qua màng mao mạch.
2. Áp suất dịch kẽ (Pif), có xu hướng giữ chất lỏng bên trong các màng mao mạch khi Pif là dương, nhưng đẩy ra bên ngoài khi Pif là âm.
3. Áp suất thẩm thấu (Πp) của huyết tương trong lòng mao mạch, có xu hướng gây thẩm thấu chất lỏng vào bên trong qua màng mao mạch.
4. Áp suất thẩm thấu (Πif) của dịch kẽ, có xu hướng tạo ra áp lực thẩm thấu của chất lỏng ra bên ngoài qua màng mao mạch.
Tính tổng của các lực, nếu áp lực lọc tổng hợp là dương, dịch lọc sẽ đi qua các mao mạch. Nếu tổng của các lực lượng Starling là âm, sẽ có một sự hấp thụ chất lỏng từ các khoảng kẽ vào các mao mạch. Áp lực lọc thực (NFP) được tính như sau:
NFP = Pc - Pif - Πp - Πif
Như đã thảo luận, NFP là dương nhẹ trong điều kiện bình thường, dẫn đến một áp lực lọc thực lọc chất lỏng qua các mao mạch vào khoảng kẽ trong hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tỷ lệ lọc chất lỏng trong một mô cũng được xác định bởi số lượng và kích thước của các lỗ trong mỗi mao mạch, cũng như số lượng của các mao mạch trong đó máu đang chảy. Những yếu tố này thường được biểu diễn cùng nhau trong hệ số lọc mao mạch (Kf).
Do đó Kf là thước đo khả năng của màng mao mạch để lọc nước cho một NFP nhất định và thường được biểu diễn bằng ml / phút cho mỗi mmHg NFP.
Do đó, tỷ lệ lọc chất lỏng trong mao mạch được xác định như sau:
Tốc độ lọc = Kf x NFP
Các phần sau thảo luận về từng lực để xác định tỷ lệ lọc dịch trong mao mạch.
Bài viết cùng chuyên mục
Đại cương sinh lý học về máu
Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ, máu đặc biệt được quan tâm vì có nhiều xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện trên máu.
Sự lan truyền của áp lực đẩy máu ra các mạch máu ngoại biên
Sự duy trì trương lực mạch làm giảm lực đẩy vì mạch máu càng thích ứng tốt thì lượng máu càng lớn được đẩy về phía trước do sự gia tăng áp lực.
Điều hòa vận động: vai trò của phản xạ gân
Các thụ thể ở gân cũng có đáp ứng động và đáp ứng tĩnh giống như suốt cơ, đáp ứng mạnh mẽ với sự thay đổi đột ngột trương lực cơ rồi ngay sau đó giảm xuống, đáp ứng một cách yếu hơn nhưng bền vững hơn để duy trì trạng thái trương lực cơ mới.
Chức năng của túi tinh
Tinh dịch có chứa nhiều fructose và nhiều chất dinh dưỡng khác đảm bảo nuôi dưỡng tinh trùng từ lúc xuất tinh đến khi một trong số chúng có thể thụ tinh với trứng.
Phương pháp đo tỷ lệ chuyển hoá của cơ thể
Để xác định tỷ lệ chuyển hoá bằng cách đo trực tiếp, sử dụng một calorimeter, được đo sẽ ở trong một buồng kín và bị cô lập để không một lượng nhiệt nào có thể thoát ra ngoài.
Đo lưu lượng máu não và tác động của hoạt động não bộ trên lưu lượng máu não
Chứng minh tác động của hoạt động thần kinh tại chỗ trên lưu lượng máu não bằng cách chỉ ra sự gia tăng đặc hiệu lưu lượng máu vùng chẩm ghi lại trên não một con mèo khi chiếu ánh sáng mạnh vào mắt nó trong một phút rưỡi.
Tiêu hóa Carbohydrate sau khi ăn
Có 3 nguồn carbohydrate quan trọng là sucrose, disaccharide thường được biết như là đường mía, lactose, chúng là một disaccharide được tìm thấy trong sữa; và tinh bột.
Sinh lý học thính giác và bộ máy thăng bằng (tiền đình)
Tai ngoài có loa tai và ống tai ngoài. Loa tai ở người có những nếp lồi lõm, có tác dụng thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần xoay như một số động vật.
Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa chất béo
Tăng huy động chất béo do cortisol giúp hệ thống chuyển hóa của tế bào sử dụng glucose từ sử dụng acid béo để sinh năng lượng trong khi đói hoăc các căng thẳng khác.
Vai trò của hemoglobin trong vận chuyển và sự kết hợp của ô xy
Các phân tử O2 gắn lỏng lẻo và thuận nghịch với phần heme của hemoglobin. Khi PO2 cao, như trong các mao mạch phổi, O2 gắn với hemoglobin, nhưng khi PO2 thấp, như trong các mao mạch ở mô, O2 được giải phóng từ hemoglobin.
Nhịp tim chậm: nhịp xoang không bình thường
Định nghĩa “Nhịp tim đập chậm” là tốc độ nhịp tim chậm, thường là dưới 60 nhịp/ phút.
Tác dụng sinh lý của vitamin D
Thụ thể vitamin D có mặt trong hầu hết các tế bào trong cơ thể và nằm chủ yếu trong nhân tế bào. Tương tự như các thụ thể steroid và hormone tuyến giáp, các thụ thể vitamin D có vùng bắt hocmon và vị trí bắt ở DNA.
Hormon điều hòa vận động đường tiêu hóa
Phần lớn hormone điều hòa sự bài tiết ở đường tiêu hóa cũng tác động lên sự vận động một số vùng của đường tiêu hóa. Mặc dùng tác dụng vận động thường ít quan trọng hơn tác dụng bài tiết.
Nút nhĩ thất: chậm dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất của tim
Hệ thống dẫn truyền của nhĩ được thiết lập không cho xung động tim lan truyền từ nhĩ xuống thất quá nhanh; việc dẫn truyền chậm này cho phép tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất để làm đầy thất trước khi tâm thất thu.
Chức năng vận động của thân não
Thân não hoạt động giống như một trạm chung chuyển cho các mệnh lệnh từ trung tâm thần kinh cao hơn. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn luận về vai trò của thân não trong việc chi phối cử động của toàn bộ cơ thể và giữ thăng bằng.
Sự co bóp cơ học của cơ vân
Các sợi cơ ở mỗi đơn vị vận động không tụ lại tất cả trong cơ mà chồng lên các đơn vị vận động khác trong các vi bó của 3 đến 15 sợi.
Thông khí phế nang: khoảng chết và tác động của chúng
Trong thì thở ra, khí trong khoảng chết được thở ra đầu tiên, trước khi bất kỳ khí từ phế nang. Do đó, khoảng chết không thuận lợi cho loại bỏ khí thở ra từ phổi.
Phản xạ gấp và phản xạ rút lui khỏi vật kích thích
Các thông tin khởi phát phản xạ rút lui không được truyền trực tiếp vào neuron sừng trước tủy sống mà thay vào đó trước tiên được truyền vào các neuron liên hợp, rồi mới vào neuron vận động.
Sinh lý hệ mạch máu
Tim trái tống máu vào động mạch chủ, tạo ra một áp lực lớn đưa máu qua vòng tuần hoàn cho đến tim phải: áp lực cao nhất trong động mạch chủ và thấp nhất trong tâm nhĩ phải.
Hệ tuần hoàn: dòng máu chảy
Tất cả lưu lượng máu trong toàn bộ hệ tuần hoàn ở người trưởng thành khoảng 5000ml/phút. Đó là lượng lưu lượng tim bởi vì lượng máu bơm qua động mạch bởi tim trong mỗi phút.
Bài tiết chất nhầy ở đại tràng
Chất nhày ở đại tràng bảo vệ thành ruột chống lại sự xây xát, nhưng thêm vào đó, chúng là một chất kết dính giúp gắn kết các phần của phân lại với nhau.
Hệ thống chức năng của tế bào cơ thể người
Nếu tế bào muốn sống, phát triển và sinh sản, chúng phải kiếm thức ăn và những chất khác từ môi trường xung quanh. Hầu hết các chất đi qua màng tế bào bằng sự khuếch tán và vận chuyển tích cực.
Áp lực thủy tĩnh mao mạch
Dịch đã được lọc vượt quá những gì được tái hấp thu trong hầu hết các mô được mang đi bởi mạch bạch huyết. Trong các mao mạch cầu thận, có một lượng rất lớn dịch.
Sự hình thành lưu thông và hấp thu dịch não tủy
Dịch được bài tiết từ não thất bên đầu tiên đến não thất ba, sau khi bổ sung thêm một lượng nhỏ dịch từ não thất ba, chảy xuống qua công Sylvius vào não thất bốn, nơi một lượng nhỏ dịch tiếp tục được bài tiết thêm.
Vùng dưới đồi bài tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH
Trung tâm sản xuất GnRH ở vùng dưới đồi. Hoạt động thần kinh điều khiển sự chế tiết GnRH diễn ra tại vùng mediobasal hypothalamus, đặc biệt ở phần nhân cung của khu vực này.