- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Đặc điểm của sự bài tiết ở dạ dày
Đặc điểm của sự bài tiết ở dạ dày
Khi bị kích thích, các tế bào viền bài tiết dịch acid chứa khoảng 160mmol/L acid chlohydric, gần đẳng trương với dich của cơ thể. Độ pH của acid này vào khoảng 0.8 chứng tỏ tính rất acid của dịch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Để bổ sung cho các tế bào bài tiết chất nhày lót toàn bổ bề mặt của dạ dày, niêm mạc dạ dày có 2 loại ống tuyến quan trọng: tuyến tiết acid (còn gọi là tuyến dạ dày) và tuyến môn vị. Tuyến acid tiết acid hydrochloric, pepsinogen, yếu tố nội, và chất nhày. Tuyến môn vị tiết chủ yếu chất nhảy để bảo vệ biểu mô tuyến khỏi tác động của acid dạ dày. Chúng cũng bài tiết hormone gastrin.
Tuyến tiết acid nằm ở bên trong bề măt của thân và đáy của dạ dày - chiếm gần 80% diện tích dạ dày. Tuyến môn vị nằm ở hang vị - chiếm hơn 20% dạ dày.
Sự bài tiết của tuyến acid dạ dày
Hình. Tuyến tiết acid từ thân dạ dày
Tuyến chứa 3 loại tế bào khác nhau: (1) Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày, bài tiết chủ yếu là các chất nhày; (2) Tế bào chính, bài tiết một lượng lớn enzyme pepsinogen; và (3) tế bào viền, bài tiết acid chlohydric và yếu tố nội. Sự bài tiết acid hydrochloric của tế bào viền gồm các cơ chế đặc biệt như dưới đây.
Cơ chế cơ bản của sự bài tiết acid chlohydric
Khi bị kích thích, các tế bào viền bài tiết dịch acid chứa khoảng 160mmol/L acid chlohydric, gần đẳng trương với dich của cơ thể. Độ pH của acid này vào khoảng 0.8 chứng tỏ tính rất acid của dịch. Tại độ pH này, nồng độ ion Hydro gấp khoảng 3 triệu lần so với trong máu động mạch. Để cô đặc ion Hydro thành một lượng lớn như thế này đòi hỏi hơn 1500 calo năng lượng cho một Lít dịch vị.
Cùng lúc ion Hydro được bài tiết thì ion bicarbonate cũng được khuếch tán vào trong máu, do đó, máu tại các tĩnh mạch dạ dày có nồng độ pH cao hơn so với máu trong động mạch khi dạ dày bài tiết acid.
Sơ đồ cấu trúc hoạt động của tế bào viền (cũng được gọi là tế bào tiết acid), thể hiện rõ rằng chúng chứa một số lượng lớn các nhánh nhỏ bên trong tế bào gọi là các tiểu quản. Acid Hydrochloric được tạo thành từ các đoạn lồi ra giống như các vi lông trong các tiểu quản và sau đó được dẫn tới tiểu quản để kết thúc sự bài tiết bên trong tế vào.
Hình. Sơ đồ giải phẫu các tiểu quản trong tế bào viền (oxyntic)
Động lực chính cho sự bài tiết acid chlohydric của các tế bào viền là các bơm H - K (H-K adenosine triphos- phatase [ATPase]). Cơ chế hóa học của sự hình thành acid hydrochloric được trình bày trong HÌNH 65-6 và bao gồm các bước như sau:
1. Nước trong các tế bào viền phân li thành ion H+ và ion OH bên trong chất tế bào. Ion H sau đó được bài tiết chủ động vào trong các tiểu quản bằng cách trao đổi với ion K+, quá trình trao đổi chủ động này được xúc tác bởi enzyme H+-K+ ATPase. Ion K+ được vận chuyển vào trong tế bào bằng bơm Na+-K+ ATPase trên mặt bên của màng và có xu hướng rò rỉ vào trong lòng tiểu quản nhưng chúng sẽ được quay vòng trở lại bên trong tế bào bằng bơm ở H+-K+ ATPase. Bơm mặt bên Na+-K+ ATPase thiết lập nên nồng độ Na thấp bên trong tế bào, góp phần tạo nên sự tái hấp thu thụ động từ lòng các tiểu quản. Do đó, đa phần ion K+ và Na+ trong các tiểu quản được tái hấp thu vào trong chất tế bào, và ion H sẽ nằm lại trong các tiểu quản.
2. Việc bơm ion H+ ra khỏi tế bảo bởi bơm H+-K+ ATPase cho phép ion OH- được tích tụ vàtừ đó tạo thành ion bicarbonate (HCO3-) từ CO2, thậm chí được tại thành trong suốt quá trình chuyển hóa của tế bào hoặc khi được vận chuyển từ máu vào tế bào. Phản ứng này được xúc tác bởi enzyme carbonic anhydrase. Ion HCO3 - sau đó được vận chuyển thông qua màng bên tế bào tới dịch ngoại bào bằng cách trao đổi với ion Cl-, ion này sau đó đi vào tế bào và được bài tiết thong qua kênh Cl- vào bên trong lòng các tiểu quản, tạo thành dung dịch acid HCl trong tiểu quản. Dịch này sau đó được bài tiết ra bên ngoài thông qua tận cùng của các tiểu quản vào trong lòng tuyến.
3. Nước đi vào bên trong các tiều quản nhờ sự thẩm thấu được hình thành do sự bài tiết các ion lớn vào bên trong tiểu quản. Do đó, dịch bài tiết cuối cùng của tiểu quản bao gồm nước, HCl với nồng độ vào khoảng 150 đến 160 mEq/L, KCl vào khoảng 15 mEq/L, và một lượng nhỏ NaCl.
Hình. Cơ chế bài tiết axit clohydric. (Các điểm có nhãn “ATP” cho biết bơm đang hoạt động, và các đường đứt nét thể hiện sự khuếch tán và thẩm thấu tự do).
Để tạo được nồng độ lớn ion H+ trong dịch vị đòi hỏi một sự rò rỉ chỉ một lượng rất nhỏ acid ngược trở lại vào trong niêm mạc. Một phần lớn chức năng của dạ dày để ngăn cản sự rò rỉ ngược của acid là do khả năng tạo nên màng ngăn dạ dày nhờ chất nhày có tính baze và khả năng gắn chặt các mối nối kết giữa các tế bào nội mô. Nếu màng ngăn này bị phá hủy bởi các chất độc, ví dụ như sử dụng quá nhiều aspirin hoặc rượu, acid được bài tiết ra sẽ rò ngược trở lại niêm mạc do chênh lệch gradient điện hóa, gây nên sự hủy hoại niêm mạc dạ dày.
Các yếu tố cơ bản kích thích sự bài tiết dịch vị là Acetylcholine, Gastrin, và Histamine
Acetylcholin được giải phóng ra do sự kích thích hệ đối giao cảm sẽ kích thích sự bài tiết pepsinogen từ các tế bào chính, acid hydrochloric từ các tế bào viền và chất nhày từ các tế bào tiết nhày. So với acetylcholine, cả gastrin và histamine đều kích thích rất mạnh tế bào viền bài tiết acid, nhưng chúng ít có tác động tới các tế bào bài tiết khác.
Sự bài tiết và hoạt hóa của pepsinogen
Các dạng pepsinogen có một vài khác biệt nhỏ khi được bài tiết ra bởi các tế bào chính và tế bào tiết nhày của các tuyến dạ dày, nhưng tất cả các pepsinogens được tạo thành đểu có một hoạt động cơ bản giống nhau.
Khi sự bài tiết ban đầu pepsinogen diễn ra, nó không có hoạt động tiêu hóa nào. Tuy nhiên, ngay khi chúng được gặp acid hydrochloric, nó sẽ được chuyển sang dạng pepsin hoạt động. Quá trình này, phân tử pepsinogen, có trọng lượng phân tử vào khoảng 42500, được phân cắt ra để tạo thành phân tử pepsin, vốn có trọng lượng phân tử vào khoảng 35000.
Pepsin hoạt động như một enzyme phân giải protein trong môi trường acid mạnh (trung bình pH từ 1.8 đến 3.5) nhưng khi pH vào khoảng 5 thì quá trình phân giải protein bị ngừng lại và enzyme trở nên bất hoạt hoàn toàn trong thời gian ngắn. HCl rất cần thiết cho hoạt động tiêu hóa của pepsin trong dạ dày.
Sự bài tiết yếu tố nội của tế bào viền
Yếu tố nội - là một chất rất cần thiết cho sự hấp thu vitamin B12 ở hồi tràng - được bài tiết bởi các tế bào viền cùng với sự bài tiết acid HCl. Khi những tế bào viền sản xuất acid của dạ dày bị phá hủy, thường xảy ra ở những người bị viêm dạ dày mạn tĩnh, thì không chỉ có tình trạng thiếu acid dịch vị (thiếu sự bài tiết acid trong dạ dày) tiến triển, mà còn gây ra bệnh thiếu máu ác tính do sự thiếu trưởng thành của các hồng cầu do vắng mặt yếu tố kích thích tủy xương B12.
Bài viết cùng chuyên mục
Đái tháo đường type 1: thiếu hụt sản xuất insulin
Tổn thương tế bào beta đảo tụy hoặc các bệnh làm suy yếu sản xuất insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 1. Nhiễm virus hoặc các rối loạn tự miễn có thể tham gia vào việc phá hủy tế bào beta.
Đơn vị đo độ khúc xạ của một thấu kính “Diopter”: nguyên lý quang học nhãn khoa
Mức độ bẻ cong các tia sáng của thấu kính được gọi là “độ khúc xạ”. Độ khúc xạ có đơn vị là diopter. Độ khúc xạ của một thấu kính bằng 1m chia cho tiêu cự của nó.
Giải phẫu chức năng của vùng vỏ não nhận diện khuôn mặt
Người ta có thể tự hỏi tại sao rất nhiều diện tích vỏ não được dành cho nhiệm vụ đơn giản là nhận diện khuôn mặt. Tuy nhiên, hầu hết các công việc hàng ngày liên quan đến các liên kết với những người khác nhau.
Chức năng sinh dục nam bất thường
Rối loạn chức năng cương dương, hay gọi là “bất lực”, đặc trưng bởi sự mất khả năng duy trì độ cương cứng của dương vật để thực hiện quá trình giao hợp phù hợp.
Ức chế thần kinh: thay đổi điện thế
Ngoài sự ức chế được tạo ra bởi synap ức chế ở màng tế bào thần kinh (được gọi là ức chế sau synap), có một loại ức chế thường xảy ra ở các cúc tận cùng trước synap trước khi tín hiệu thần kinh đến được các khớp thần kinh.
Sự bài tiết dịch tụy của tuyến tụy
Dịch tụy được bài tiết phần lớn là do đáp ứng với sự có mặt của dịch nhũ chấp tại phần trên của ruột non, và đặc tính của dịch tụy được xác định bởi mức độ có mặt của một số loại thức ăn trong nhũ chấp.
Đại cương sinh lý học về máu
Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ, máu đặc biệt được quan tâm vì có nhiều xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện trên máu.
Những chức năng đặc biệt ở trẻ sơ sinh
Đặc trưng quan trọng của trẻ sơ sinh là tính không ổn định của hệ thống kiểm soát hormone và thần kinh khác nhau, một phần là do sự phát triển chưa đầy đủ của các cơ quan và hệ thống kiểm soát chưa được thích nghi.
Thành phần các khí phế nang: sự khác nhau giữa phế nang và khí quyển
Ngay sau như không khí trong khí quyển đi vào đường hô hấp, nó được tiếp xúc với các dịch bao phủ bề mặt hô hấp. Ngay cả trước khi không khí đi vào các phế nang, nó trở nên gần hoàn toàn ẩm.
Cung lượng tim: đánh giá bằng phương pháp chỉ thị mầu
Chất chỉ thị ngay sau đó chảy từ tim phải qua động mạch phổi, vào tâm nhĩ trái, cuối cùng là tâm thất trái, theo dòng máu vào tuần hoàn ngoại vi.
Đau thắt ngực trong bệnh mạch vành
Các chất có tính axit, chẳng hạn như axit lactic hoặc các sản phẩm làm giảm đau khác, chẳng hạn như histamine, kinin hoặc các enzym phân giải protein của tế bào, không bị loại bỏ đủ nhanh bởi dòng máu mạch vành di chuyển chậm.
Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa protein
Một tác dụng chính của corticoid lên hệ thống chuyển hóa của cơ thể làm giảm dự trữ protein trong tất cả các tế bào của cơ thể ngoại trừ các tế bào gan.
Chức năng gan của trẻ sơ sinh
Bởi vì gan của trẻ sơ sinh thiếu hình thành các protein huyết tương, nồng độ protein huyết tương giảm trong những tuần đầu ít hơn trẻ lớn. Thỉnh thoảng nồng độ protein máu giảm đến mức thấp gây phù.
Chức năng của vỏ Limbic
Kích thích vùng khác nhau của vỏ Limbic sẽ gợi ra chức năng thực sự của mỗi vùng. Tuy nhiên, nhiều hành vi có thể được suy ra do kích thích một số vùng đặc biệt của vỏ Limbic.
Cấu tạo cơ bản của một tế bào động vật
Các bào quan và thể vùi nằm lơ lững trong dịch tế tương. Từ bào tương (cytoplasm) dùng để bao hàm cả dịch tế bào, tất cả các bào quan.
Thành phần của hệ renin angiotensin
Khi huyết áp động mạch giảm, phản ứng nội tại trong thận tạo ra nhiều phân tử prorenin trong các tế bào cận cầu thận để phân cắt và giải phóng renin.
Sự hấp thu thủy dịch của mắt
Sau khi thủy dịch được hình thành từ các mỏm mi, nó sẽ lưu thông, thông qua lỗ đồng tử đi vào tiền phòng của mắt sau đó chảy vào góc giữa giác mạc và mống mắt.
Đường truyền thần kinh thính giác: cơ chế thính giác trung ương
Trong trung tâm thính giác của thân não, sự kích thích thường không còn đồng bộ với tần số âm thanh trừ khi với âm thanh có tần số dưới 200 chu kỳ/giây.
Tinh dịch của nam giới
Tinh trùng có thể tồn tại khá lâu trong đường sinh dục nam, nhưng một khi đã xuất tinh, chúng chỉ có thể sống được khoảng 24 đến 48 giờ ở nhiệt độ cơ thể người.
Khả năng hoạt động của cơ thể: giảm khả năng hoạt động ở vùng cao và hiệu quả của thích nghi
Người bản xứ làm việc ở những nơi cao có thể đạt hiệu suất tương đương với những người làm việc ở đồng bằng. Người đồng bằng có khả năng thích nghi tốt đến mấy cũng không thể đạt được hiệu suất công việc cao như vậy.
Đại cương sinh lý học gan mật
Giữa các tế bào gan và lớp tế bào nội mô xoang mạch có một khoảng gọi là khoảng Disse, đây là nơi xuất phát hệ bạch huyết trong gan.
Vòng phản xạ thần kinh: với các tín hiệu đầu ra kích thích và ức chế
Các sợi đầu vào kích thích trực tiếp lên đường ra kích thích, nhưng nó kích thích một nơ-ron ức chế trung gian (nơron 2), là nơ-ron tiết ra một loại chất dẫn truyền thần kinh khác để ức chế đường ra thứ hai từ trạm thần kinh.
Dẫn truyền các tín hiệu cảm giác: con đường trước bên cho tín hiệu ít quan trọng
Đa số tín hiệu đau tận cùng ở nhân lưới cuả thân não và từ đây, chúng được chuyển tiếp đến nhận liềm trong của đồi thị, nơi các tín hiệu đau được xử lí tiếp.
Chức năng thính giác của vỏ não: cơ chế thính giác trung ương
Mỗi neuron riêng lẻ trong vỏ não thính giác đáp ứng hẹp hơn nhiều so với neuron trong ốc tai và nhân chuyển tiếp ở thân não. Màng nền gần nền ốc tai được kích thích bởi mọi tần số âm thanh, và trong nhân ốc tai dải âm thanh giống vậy được tìm thấy.
Cơ chế co cơ trơn
Một đặc tính quan trọng khác của cơ trơn, đặc biệt là loại cơ trơn đơn nhất nội tạng của nhiều cơ quan rỗng, là khả năng quay trở lại gần như lực co bóp ban đầu của nó vài giây hoặc vài phút sau khi nó bị kéo dài hoặc rút ngắn.