Cung lượng tim và áp lực nhĩ phải: đánh giá qua đường cong cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch

2020-08-19 02:33 PM

Hệ giao cảm tác động đến cả tim và tuần hoàn ngoại vi, giúp tim đập nhanh và mạnh hơn làm tăng áp lực hệ thống mạch máu trung bình vì làm co mạch, đặc biêt là các tĩnh mạch và tăng sức cản tuần hoàn tĩnh mạch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các yếu tố điều hòa cung lượng tim ở trên đã khá đầy đủ trong hầu hết các trường hợp thông thường. Tuy nhiên, để làm rõ hơn sự điều hòa của tim trong các trường hợp gắng sức, như hoạt động thể lực nặng, suy tim, suy tuần hoàn, thảo luận sau đây.

Trong các phương pháp định lượng, chúng ta cần làm rõ 2 yếu tố cơ bản sau: trong điều hòa cung lượng tim: (1) khả năng bơm máu của tim, được biểu diễn bằng đường cong cung lượng tim (2) các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trở về tim, được biểu diễn bằng đường cong tuần hoàn tĩnh mạch. Sau đó, gộp hai đường cong theo cùng một phép định lượng để xem mối liên hệ giủa cung lượng tim, tuần hoàn tĩnh mạch và áp lực tâm nhĩ phải trong cùng một thời điểm.

Đánh giá cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch

Hình. Đánh giá cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch ở trạng thái bình thường.

Khi truyền thêm 20% thể tích máu vào tuần hoàn hệ thống thì tuần hoàn tĩnh mạch là đường kẻ rời và điểm cân bằng A dịch chuyển sang điểm B.

Trong hệ thống tuần hoàn hoàn chỉnh, tim và hệ thống mạch máu cùng phối hợp để vận chuyển máu.

Điều này cần 2 yếu tố: (1) tuần hoàn tĩnh mạch đổ về phải bằng cung lượng tim (2) áp lực dòng máu đổ về phải bằng áp lực trong tâm nhĩ phải.

Vì vậy, ta có thể đánh giá cung lượng tim và áp lực tâm nhĩ phải qua 2 cách: (1) đo lưu lượng tim tại khoảng thời gian nhất định sau đó biểu diễn trên đường cong cung lượng tim, (2) đo lưu lượng tuần hoàn tĩnh mạch đổ về tim tại cùng khoảng thời gian trên và biểu diễn trên đường cong tuần hoàn tĩnh mạch, (3) sau đó biểu diễn 2 đường cong này trên cùng một đồ thị.

Trên đồ thị thể hiện lần lượt đường cong cung lượng tim (màu đỏ) và đường cong tuần hoàn tĩnh mạch (màu xanh). Giao điểm của hai đường này tại điểm A khi tuần hoàn tĩnh mạch bằng cung lượng tim, cũng như áp lực tâm nhĩ phải bằng áp lực tĩnh mạch đổ về. Vì vậy, điểm A đồng thời biểu diễn cung lượng tim, tuần hoàn tĩnh mạch, và áp lực tâm nhĩ phải ở trạng thái bình thường,được gọi là ‘điểm cân bằng’, khi đó cung lượng tim bằng 5L/phút, áp lực tâm nhĩ phải bằng 0 mmHg.

Ảnh hưởng của tăng thể tích tuần hoàn lên cung lượng tim

Tăng đột ngột thể tích tuần hoàn lên 20% có thể làm tăng cung lượng tim từ 2,5 đến 3 lần. Mối liên hệ này, khi truyền một lượng máu lớn vào cơ thể, thể tích tuần hoàn tăng làm áp lực hệ thống mạch máu trung bình tăng lên 16 mmHg, đồ thị tuần hoàn tĩnh mạch dịch chuyển sang phải. Đồng thời, tăng thể tích tuần hoàn làm giãn mạch, giảm sức cản mạch máu, hay giảm sức cản tuần hoàn tĩnh mạch, làm đường cong tuần hoàn tĩnh mạch dịch chuyển lên trên. Từ hai cơ chế trên, đường cong mới sẽ dịch chuyển sang phải, và điểm cân bằng sẽ trở thành điểm B, khi cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch cùng tăng lên 2,5 đến 3 lần, và áp lực tâm nhĩ phải bằng 8 mmHg.

Cơ chế bù trừ điều hòa sự tăng thể tích tuần hoàn

Sự tăng cung lượng tim khi tăng thể tích máu trong lòng mạch chỉ diễn ra vài phút, vì được kiểm soát bởi các cơ chế bù trừ sau:

1. Tăng cung lượng tim làm tăng tuần hoàn mao mạch, thấm dịch ra mô cơ thể nên dòng máu lưu thông giảm về bình thường.

2. Tăng áp lực lòng mạch dẫn đến giãn tĩnh mạch từ từ, gọi là sự giãn nở theo áp lực, làm ứ máu ở ngoại vi,đặc biệt là các cơ quan chứa máu như gan và lách,dẫn đến giảm áp lực hệ thống mạch máu trung bình.

3. Sự tăng lưu lượng tuần hoàn ngoại vi dẫn đến tăng sức cản lòng mạch theo cơ chế tự điều chỉnh, làm tăng sức cản tuần hoàn tĩnh mạch.

Các yếu tố trên sẽ làm giảm áp lực hệ thống mạch máu trung bình dần trở về ngưỡng bình thường, lại tăng sức cản tuần hoàn hệ thống. Do đó, sau khoảng 10 đến 40 phút, cung lượng tim sẽ trở về bình thường.

Sự kích thích thần kinh giao cảm ảnh hưởng đến cung lượng tim

Hệ giao cảm tác động đến cả tim và tuần hoàn ngoại vi, (1) giúp tim đập nhanh và mạnh hơn (2) làm tăng áp lực hệ thống mạch máu trung bình vì làm co mạch, đặc biêt là các tĩnh mạch và tăng sức cản tuần hoàn tĩnh mạch.

Hình mô tả cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch ở ngưỡng bình thường. tại điểm cân bằng A, cung lượng tim và tuần hoàn tĩnh mạch là 7 mmHg và áp lực tâm nhĩ phải là 0 mmHg. Khi kích thích thần kinh giao cảm tối đa (đường xanh), áp lực hệ thống mạch máu trung bình có thể tăng đến 17 mmHg (thời điểm được mô tả là tuần hoàn tĩnh mạch tiến đến không), đồng thời làm tăng khả năng bơm máu của tim thêm gần 100%. Kết quả là cung lượng tim tăng từ điểm cân bằng A lên đến điểm D có giá trị gấp đôi, nhưng áp lực tâm nhĩ phải lại gần như không thay đổi. Như vây, ở các mức độ kích thích giao cảm khác nhau có thể làm tăng cung lượng tim đến giá trị gấp đôi trong 1 thời gian ngắn, cho đến khi các các cơ chế bù trừ tham gia sau vài giây, đến vài phút để kiểm soát cung lượng tim trở về ngưỡng bình thường.

Đánh giá điều hòa cung lượng tim

Hình. Đánh giá điều hòa cung lượng tim khi (1) kích thích thần kinh giao cảm (từ điểm A đến điểm C); (2) kích thích giao cảm cực đại (điểm D); (3) ức chế thần kinh giao cảm bằng gây tê tủy sống toàn bộ (điểm B).

Sự ức chế thần kinh giao cảm ảnh hưởng đến cung lượng tim

Hoạt động thần kinh giao cảm có thể bất hoạt khi gây tê toàn bộ tủy sống hoặc sử dụng thuốc, như hexamethonium ,giúp ức chế quá trình dẫn truyền xung thần kinh đến hạch giao cảm. Đường cong thấp nhất khi ức chế giao cảm bằng gây tê toàn bộ tủy sống, cho thấy (1) áp lực hệ thống mạch máu trung bình giảm xuống còn 4 mmHg, (2) khả năng bơm máu của tim giảm 80% so với giá trị sinh lý. Khi đó, cung lượng tim giảm từ điểm A xuống điểm B và giảm khoảng 60 % giá trị.

Thông động tĩnh mạch ảnh hưởng đến cung lượng tim

Hình mô tả sự thay đổi hoạt động tuần hoàn sau khi động mạch lớn thông với tĩnh mạch lớn.

1. Hai đường đỏ với giao điểm tại A là các đường cong sinh lý.

2. Hai đường cong với giao điểm tại B là đường cong sau khi có thông động tĩnh mạch. Chúng ta nhận thấy (1) đường cong tuần hoàn tĩnh mạch giảm nhanh và đột ngột vì làm giảm đáng kể sức cản ngoại vi khi máu chảy trực tiếp từ động mạch lớn sang hệ thống tĩnh mạch, mà bỏ qua hầu hết sức cản của tuần hoàn ngoại biên, (2) đường cong cung lượng tim có tăng lên đôi chút vì khi giảm sức cản kết hợp với giảm huyết áp động mạch, tim co bóp dễ dàng hơn. Trên thực nghiệm, tại điểm B, cung lượng tim tăng từ 5L/ phút lên 13 L/phút, áp lực tâm nhĩ phải tăng khoảng 3mmHg.

Thay đổi áp lực tâm nhĩ phải và cung lượng tim

Hình. Thay đổi áp lực tâm nhĩ phải và cung lượng tim sau khi có thông động tĩnh mạch. Điểm A là điểm cân bằng sinh lý, Điểm B là ngay sau khi có thông động tĩnh mạch; Điểm C là sau thông động tĩnh mạch 1 phút hay giai đoạn cơ chế thần kinh giao cảm bắt đầu hoạt hóa; Điểm D là sau vài tuần khi thể tích tuần hoàn đã tăng và có hiện tượng phì đại cơ tim.

3. Điểm C là sau 1 phút, khi các cơ chế thần kinh giao cảm điều hòa giúp phục hồi huyết áp động mạch và gây ra 2 tác dụng khác: (1) tăng áp lực hệ thống mạch máu trung bình (vì làm co toàn bộ động mạch và tĩnh mạch) từ 7 lên 9 mmHg, đường cong cung lượng tim dịch chuyển sang phải 2 mmHg (2) tăng cung lượng tim (do kích thích hoạt động tim). Lúc này, xung lượng tim tăng đến 16 L/phút, và áp lực tâm nhĩ phải tăng đến 4 mmHg.

4. Điểm D là sau vài tuần,thể tích tuần hoàn tăng vì huyết áp động mạch giảm đôi chút, trong khi thần kinh giao cảm làm giảm bài tiết ure tạm thời, tăng giữ muối nước. Áp lực hệ thống mạch máu trung bình lúc này là 12 mmHg, và đường cong tuần hoàn tĩnh mạch dịch thêm 3 mmHg sang phải.Mặt khác, tăng gánh cho tim trong thời gian dài dẫn đến phì đại cơ tim, và tăng cung lượng tim thêm một khoảng giá trị nhỏ nữa. Như vậy,tại điểm D cung lượng tim tăng là khoảng 20 L/phút, áp lực tâm nhĩ phải tăng đến 6 mmHg.

Các yếu tố đánh giá khác

Điều hòa cung lượng tim khi hoạt động thể lực, và sự điều hòa cung lượng tim ở các giai đoạn khác nhau của suy tim xung huyết.

Dòng máu đi qua gốc động mạch chủ

Hình. Dòng máu đi qua gốc động mạch chủ qua lưu lượng kế điện từ.

Bài viết cùng chuyên mục

Mãn kinh ở phụ nữ

Khi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ phải điều chỉnh từ trạng thái sinh lý được kích thích bởi estrogen và progesterone sang trạng thái không còn các hormone này.

Điều chỉnh nhanh huyết áp: vai trò của hệ thống thần kinh

Tính chất đặc biệt quan trọng của thần kinh điều chỉnh huyết áp là sự đáp ứng nhanh, bắt đầu ở giây đầu tiên và thường tăng huyết áp gấp 2 lần bình thường trong 5 đến 10 giây.

Sinh lý hệ mạch máu

Tim trái tống máu vào động mạch chủ, tạo ra một áp lực lớn đưa máu qua vòng tuần hoàn cho đến tim phải: áp lực cao nhất trong động mạch chủ và thấp nhất trong tâm nhĩ phải.

Khả năng hoạt động của cơ thể: giảm khả năng hoạt động ở vùng cao và hiệu quả của thích nghi

Người bản xứ làm việc ở những nơi cao có thể đạt hiệu suất tương đương với những người làm việc ở đồng bằng. Người đồng bằng có khả năng thích nghi tốt đến mấy cũng không thể đạt được hiệu suất công việc cao như vậy.

Giải phóng hormon thyroxine và triiodothyronine từ tuyến giáp

Trong quá trình biến đổi phân tử thyroglobulin để giải phóng thyroxine và triiodothyronine, các tyrosine được iod hóa này cũng được giải thoát từ phân tử thyroglobulin, chúng không được bài tiết vào máu.

Phản xạ tự chủ của tủy sống: hệ thần kinh tự chủ được tích hợp trong tủy sống

Ở động vật có xương sống, đôi khi tủy sống có thể hoạt động quá mức, hoạt hóa mạnh phần lớn của tủy sống. Việc hoạt động quá mức này có thể gây ra do một kích thích đau mạnh mẽ lên da hoặc nội tạng.

TSH từ thùy trước tuyến yên kiểm soát bài tiết hormon giáp

Kết hợp TSH với receptor đặc hiệu trên bề mặt màng tế bào tuyến giáp, hoạt hóa adenylyl cyclase ở màng tế bào, cuối cùng cAMP hoạt động như một chất truyền tin thứ 2 hoạt hóa protein kinase.

Nút nhĩ thất: chậm dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất của tim

Hệ thống dẫn truyền của nhĩ được thiết lập không cho xung động tim lan truyền từ nhĩ xuống thất quá nhanh; việc dẫn truyền chậm này cho phép tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất để làm đầy thất trước khi tâm thất thu.

Phân tích thông tin thị giác: Con đường vị trí nhanh và chuyển động và Con đường mầu sắc và chi tiết

Các tín hiệu được dẫn truyền trong đường vị trí-hình dạng chuyển động chủ yếu đến từ các sợi thần kinh thị giác lớn M từ các tế bào hạch võng mạc type M, dẫn truyền tín hiệu nhanh chóng.

Tác dụng của corticoid lên chuyển hóa chất béo

Tăng huy động chất béo do cortisol giúp hệ thống chuyển hóa của tế bào sử dụng glucose từ sử dụng acid béo để sinh năng lượng trong khi đói hoăc các căng thẳng khác.

Chu chuyển của tim

Tâm nhĩ hoạt động như một bơm khởi đầu cho tâm thất, và tâm thất lần lượt cung cấp nguồn năng lượng chính cho sự vận chuyển máu qua hệ thống mạch trong cơ thể.

Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh

Vấn đề đặc biệt là thường xuyên phải cung cấp đủ dịch cho đứa bé bởi vì tỉ lệ dịch của trẻ sơ sinh là gấp bảy lần so với người lớn, và cung cấp sữa mẹ cần phải có một vài ngày để sản xuất.

Phản xạ tủy sống gây co cứng cơ

Các xương bị gẫy gửi các xung động về cảm giác đau về tủy sống, gây ra co cơ xung quanh. Khi gây tê cục bộ hay gây tê toàn thân, kích thích đau biến mất, sự co thắt cũng biến mất.

Vùng vỏ não vận động sơ cấp và nhân đỏ: sự hoạt hóa những vùng chi phối vận động ở tủy sống

Những neuron của nhân đỏ có cùng các đặc tính động và tĩnh, ngoại trừ việc ở nhân đỏ tỉ lệ các neuron động nhiều hơn các neuron tĩnh, trong khi ở vùng vận động sơ cấp thì ngược lại.

Miễn dịch ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hiếm khi bị dị ứng. Tuy nhiên, vài tháng sau đó, khi kháng thể của nó bắt đầu được hình thành, những trạng thái dị ứng nặng có thể tiến triển.

Duy trì huyết áp động mạch bình thường: vai trò của hệ thống Renin-Angiotensin mặc dù có biến đổi lớn lượng muối vào

Hệ thống renin-angiotensin có lẽ là hệ thống mạnh mẽ nhất của cơ thể, làm thay đổi nhỏ huyết áp động mạch khi có lượng muối nhập vào dao động lớn.

Vận chuyển dịch ngoại bào và trộn lẫn máu trong hệ tuần hoàn

Thành của các mao mạch cho thấm qua hầu hết các phân tử trong huyết tương của máu,ngoại trừ thành phần protein huyết tương, có thể do kích thước của chúng quá lớnđể đi qua các mao mạch.

Kiểm soát hệ thần kinh tự chủ của hành cầu và não giữa

Liên quan mật thiết với các trung tâm điều hòa hệ tim mạch ở thân não là các trung tâm điều hòa hệ hô hấp ở hành não và cầu não. Mặc dù sự điều hòa hệ hô hấp không được xem là tự chủ, nó vẫn được coi là một trong các chức năng tự chủ.

Trạm thần kinh: sự chuyển tiếp các tín hiệu

Một số lượng lớn các tận cùng thần kinh từ mỗi sợi đến nằm trên các nơ-ron gần nhất trong “vùng” của nó, nhưng một số lượng nhỏ hơn các tận cùng thần kinh thì nằm trên các nơ-ron cách rất xa.

Ống bán khuyên nhận biết sự quay đầu

Khi dừng quay đột ngột, những hiện tượng hoàn toàn ngược lại xảy ra: nội dịch tiếp tục quay trong khi ống bán khuyên dừng lại. Thời điểm này, vòm ngả về phía đối diện, khiến tế bào lông ngừng phát xung hoàn toàn.

Điều hòa vận động: ứng dụng lâm sàng của phản xạ căng cơ

Trong thăm khám lâm sàng, chúng ta thường kiểm tra các phản xạ căng cơ nhằm mục đích xác định mức độ chi phối của não đến tủy sống. Các thăm khám này có thể thực hiện như sau.

Tổng hợp ATP do oxy hóa Hydrogen - Sự Phosphoryl-Oxy hóa

Oxy hóa hydro được thực hiện, bởi một chuỗi các phản ứng được xúc tác bởi các enzym trong ty thể, biến mỗi nguyên tử hydro thành ion H+ cùng với một electron và sau đó dùng electron này gắn với oxy hòa tan.

Vai trò của O2 trong điều hòa hô hấp: điều hòa hô hấp bởi thụ thể ngoại vi

Oxygen không có ảnh hưởng trực tiếp tới trung tâm hô hấp của não trong việc điều hòa hô hấp. Thay vào đó, nó tác động gần như hoàn toàn lên các hóa thụ thể ở ngoại vi nằm trong động mạch cảnh và thân động mạch chủ.

Cường độ âm thanh: xác định bởi hệ thính giác

Sự thay đổi trong cường độ âm thanh mà tai có thể nghe và phân biệt được, cường độ âm thanh thường được thể hiện bằng hàm logarit của cường độ thực tế của chúng.

Sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn trong luyện tập

Lúc bắt đầu luyện tập tín hiệu không chỉ truyền từ não đến cơ gây ra quá trình co cơ mà còn tác động lên trung tâm vận mạch thông qua hệ giao cảm đến các mô.