Chứng ngừng thở lúc ngủ: kiểm soát hô hấp

2021-08-23 09:51 PM

Ngừng thở khi ngủ có thể gây ra bởi tắc nghẽn đường hô hấp trên, đặc biệt là hầu hoặc do sự tự phát xung và dẫn truyền của trung tâm thần kinh bị suy giảm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sự ngừng thở dài có nghĩa là sự thiếu tính tự động thở. Ngừng thở thường xuyên có thể xay ra bình thường trong khi ngủ, nhưng ở một số người bị ngừng thở khi ngủ, tần số và thời gian tăng lên rất nhiều, các cơn ngừng thở kéo dài trong 10s hoặc lâu hơn và xảy ra khoảng 300-500 lần mỗi đêm. Ngừng thở khi ngủ có thể gây ra bởi tắc nghẽn đường hô hấp trên, đặc biệt là hầu hoặc do sự tự phát xung và dẫn truyền của trung tâm thần kinh bị suy giảm.

Ngưng thở gây ra bởi tắc nghẽn đường thở trên

Các cơ của hầu thường giữ đoạn này để mở cho phép không khí lưu thông vào phổi tự động. Trong giấc ngủ, các cơ này thường giãn, nhưng đường thở vẫn mở đủ để cho phép luồng khí được lưu thông. Ở một vài người, đường dẫn khí này bị hẹp, hoặc các cơ giãn ra quá mức trong khi ngủ dây ra hẹp gần như hoàn toàn và gây chặn không khí lưu thông đi vào phổi.

Ở những người ngừng thở trong khi ngủ thì ngáy to và khó thở xảy ra khi vừa mới ngủ. Số lần ngáy và tiếng ngáy trở nên to hơn, sau đó bị gián đoạn một khoảng thời gian im lặng dài, trong thời gian đó có sự ngừng thở xảy ra. Những kỳ ngừng thở làm cho giảm đáng kể PO2 và tăng PCO2, và có thể dẫn tới kích thích hô hấp. Các kích thích này gây ra sự sự hít vào mạnh đột ngột, kết quả gây tiếng mũi và thở sau ngáy lặp đi lặp lại. Các giai đonạ của cơn ngừng thở và khó thở được lặp đi lặp lại hàng trăng lần trong đêm, kết quả là bị gián đoạn ngủ không sâu giấc. Vì vậy, bệnh nhân ngưng thở khi ngủ thường có triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, cũng như các rối loạn khác, bao gồm tăng hoạt động giao cảm, nhịp tim , phôi tăng và cao huyết áp hệ thống, có nguy cơ cao dẫn tới bệnh tim mạch.

Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra nhất ở những người béo phì, do tăng lượng mỡ trong các mô mềm ở họng dây chèn ép họng. Ở một vài người, ngưng thở khi ngủ có thể liên quan tới tắc mũi, hoặc do lưỡi to, phì đại amidan haowcj hình dạng bất thường của vòm miệng làm ngăn cản sự lưu thông của không khí vào trong phổi. Các phương pháp điều trị phổ biến của tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ bao gồm: (1) phẫu thuật để loại bỏ khối mỡ dư thừa ở mặt sau cổ họng (một thủ thuật gọi là uvulopalatopharyngoplasty), loại bỏ khối amidan phì đại hoặc phẫu thuật vòm họng; hoặc tạo một lỗ trong khí quản làm đường thông khí mới; (2) thông khí mũi với phương pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP).

Ngừng thở khi ngủ xảy ra khi tín hiệu thần kinh tới cơ hô hấp bị bỏ qua

Ở một số người chứng ngưng thở khi ngủ, các trung tâm thần kinh truyền tín hiệu tới cơ hô hấp bị ngừng. Rối loạn có thể gây ngừng tín hiệu thông khí trong khi ngủ bao gồm sự tổn thương các trung tâm hô hấp hoặc các bất thường của hệ thống thần kinh cơ hô hấp. Bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi sự ngừng thở khi ngủ có thể giảm thông khí ngay cả khi họ đang tỉnh táo, mặc dù họ hoàn toàn có khả năng tự thở bình thường. Trong giấc ngủ, rối loạn hô hấp thường trở lên xấu đi, dẫn đến mức độ thường xuyên hơn của chứng ngưng thở làm giảm PO2 và tăng PCO2 cho đến một mức nào đó làm kích thích hô hấp. Những bất thường thoáng qua của hô hấp gây ngủ không sâu và đặc điểm lâm sàng tương tự như thấy trong tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ.

Ở hầu hết các bệnh nhân nguyên nhân của chứng ngưng thở không rõ ràng, mặc dù hô hấp không ổn định có thể do đột quỵ hoặc các rối loạn khác làm cho trung tâm hô hấp của não đáp ứng kém với các kích thích của ion CO2 và hydro. Bệnh nhân bị bệnh này cực kỳ nhạy cảm dù với lượng nhỏ thuốc an thần hoặc ma túy, nó làm giảm đáp ứng của trung tâm hô hấp với các kích thích của CO2.

Thuốc kích thích các trung tâm hô hấp đôi khi hữu ích, như thông khí với CPAP vào ban đềm thường trở nên cần thiết. Trong một số trường hợp, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra bởi sự kết hợp các cơ chế tắc nghẽn và cả trung ương. Typ kết hợp này của chứng ngừng thở khi ngủ được ước tính chiếm khoảng 15% trong tất cả các trường hợp, trong khi chỉ do hệ trung ương gây ra ngưng thở khi ngủ ít hơn 1% trong tất cả các trường hợp. Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ngừng thở khi ngủ vẫn là do tắc nghẽn đường hô hấp trên.

Bài viết cùng chuyên mục

Tiêu hóa Protein khi ăn

Đặc tính của mỗi protein được xác định bởi các loại amino acid trong phân tử protein và bởi trình tự của những amino acid.

Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp đến chức năng cụ thể của cơ thể

Tác dụng lên chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa chất béo, mỡ trong máu và trong gan, nhu cầu vitamin, chuyển hóa cơ sở, trọng lượng cơ thể, dòng máu và lưu lượng tim.

Đường cong hoạt động của tâm thất

Khi tâm thất được làm đầy đáp ứng với sự tăng cao áp suất tâm nhĩ, mỗi thể tích tâm thất và sức co cơ tim tăng lên, làm cho tim tăng bơm máu vào động mạch.

Tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa năng lượng của thức ăn và chất dinh dưỡng

Thông thường tỉ lệ chuyển hóa của trẻ sơ sinh so với trọng lượng cơ thể gấp đôi người lớn, chúng giải thích cho thực tế rằng hiệu suất của tim và thể tích hô hấp trong một phút gấp đôi người lớn so với trọng lượng cơ thể.

Sự lan truyền của áp lực đẩy máu ra các mạch máu ngoại biên

Sự duy trì trương lực mạch làm giảm lực đẩy vì mạch máu càng thích ứng tốt thì lượng máu càng lớn được đẩy về phía trước do sự gia tăng áp lực.

Thuốc kích thích hoặc ức chế neuron hậu hạch giao cảm và phó giao cảm

Các thuốc ngăn sự dẫn truyền từ các neuron tiền hạch tới các neuron hậu hạch bao gồm tetraethyl ammonium ion, hexamethonium ion, và pentolinium. Những thuốc này ngăn chặn sự kích thích của acetycholin.

Dẫn truyền synap: một số đặc điểm đặc biệt

Quá trình thông tin được truyền qua synap phải qua nhiều bước: đưa các bọc nhỏ xuống, hòa màng với màng của cúc tận cùng, chất truyền đạt giải phóng và khuếch tán trong khe synap, gắn với receptor ở màng sau synap, mở kênh ion gây khử cực màng.

Vai trò của các nhân não và tiền đình: nâng đỡ cơ thể chống lại trọng lực

Các nhân lưới được chia làm 2 nhóm chính: các nhân lưới ở cầu não, nằm ở phía sau bên của cầu não và kéo dài tới hành não, các nhân lưới ở hành não, kéo dài suốt toàn bộ hành não, nằm ở cạnh đường giữa.

Phức bộ QRS: nguyên nhân gây ra điện thế bất thường

Một trong các nguyên nhân gây giảm điện thế của phức bộ QRS trên điện tâm đồ là các ổ nhồi máu cơ tim cũ gây giảm khối lượng cơ tim, làm cho sóng khử cực đi qua tâm thất chậm và ngăn các vùng của tim khử cực cùng 1 lúc.

Aldosterol kích tích vận chuyển Natri và Kali vào trong các tế bào tuyến

Aldosterol kích tích vận chuyển Natri và Kali vào trong các tế bào tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và tế bào biểu mô ruột.

Ô xy của tế bào: sự chuyển hóa và sử dụng

Càng tăng nồng độ của ADP làm tăng chuyển hóa và sử dụng O2 (vì nó kết hợp với các chất dinh dưỡng tế bào khác nhau) thì càng tăng giải phóng năng lượng nhờ chuyển đổi ADP thành ATP.

Canxi ở huyết tương và dịch nội bào

Nồng độ canxi trong huyết tương chỉ chiếm khoảng 1 nửa tổng. Canxi dạng ion tham gia vào nhiều chức năng ,bao gồm tác dụng của canxi lên tim, hệt thần kinh, sự tạo xương.

Sinh lý sinh dục nữ giới

Cơ quan sinh dục nữ gồm: (1) buồng trứng, (2) vòi trứng, (3) tử cung, (4) âm đạo và (5) âm hộ. (6) Tuyến vú cũng được xem là một phần của cơ quan sinh dục nữ (hình).

Chất dẫn truyền thần kinh: phân tử nhỏ tốc độ và tái chế

Trong hầu hết các trường hợp, các chất dẫn truyền thần kinh có phân tử nhỏ được tổng hợp tại bào tương của trạm trước synap và được vận chuyển tích cực vào túi chứa chất dẫn truyền.

Trao đổi khí ở phổi: vật lý của sự khuếch tán khí và phân áp khí

Áp suất được gây ra bởi tác động của phân tử chuyển động chống lại bề mặt, do đó, áp lực của khí tác động lên bề mặt của đường hô hấp và các phế nang cũng tỷ lệ thuận với lực tác động mà tất cả các phân tử khí ở bề mặt ngoài.

Đại cương sinh lý tim mạch

Vòng tiểu tuần hoàn mang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi lên phổi, ở mao mạch phổi, khí cacbonic được thải ra ngoài và máu nhận oxy để trở thành máu động mạch, theo tĩnh mạch phổi về tim trái, tiếp đó bắt đầu một chu trình tương tự qua vòng đại tuần hoàn.

Xác định dung tích cặn chức năng, thể tích cặn, dung tích toàn phổi

Thiết bị đo dung tích với thể tích được làm đầy bởi không khí trộn với khí Heli. Trước khi thở từ thiết bị này, mỗi người được thở ra bình thường. Kết thúc thở ra, thể tích duy trì trong phổi bằng FRC.

Khả năng hoạt động của cơ thể: giảm khả năng hoạt động ở vùng cao và hiệu quả của thích nghi

Người bản xứ làm việc ở những nơi cao có thể đạt hiệu suất tương đương với những người làm việc ở đồng bằng. Người đồng bằng có khả năng thích nghi tốt đến mấy cũng không thể đạt được hiệu suất công việc cao như vậy.

Rung thất: rối loạn nhịp tim

Rung thất gây ra bởi nhịp phát nhịp trong khối cơ thất, gây ra khử cực toàn cơ thất, tiếp sau đó là 1 nhịp khác, rồi tiếp tục, và cuối cùng điều hòa ngược chính nó để tái khử cưc khối cơ thất liên tục không ngừng.

Kích thích thần kinh: chức năng đặc biệt của sợi nhánh

Nhiều khớp thần kinh kích thích và ức chế được hiển thị kích thích các đuôi của một tế bào thần kinh. Ở hai đuôi gai bên trái có tác dụng kích thích ở gần đầu mút.

Tăng lưu lượng tim và tăng huyết áp: vai trò của thần kinh xương và thần kinh cơ xương

Mặc dù hoạt động thần kinh điều khiển tuần hoàn nhanh nhất là qua hệ thần kinh tự chủ, nhưng một vài trường hợp hệ thần kinh cơ xương lại đóng vai trò chính trong đáp ứng tuần hoàn.

Sinh lý hệ thần kinh tự động

Receptor tiếp nhận norepinephrin của hệ giao cảm được gọi là noradrenergic receptor, bên cạnh norepinephrin, các receptor này cũng đáp ứng với epinephrin.

Cơ chế sinh lý điều nhiệt cơ thể

Điều hoà thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm duy trì gần điểm chuẩn 37oC. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức này, tốc độ thải nhiệt cao hơn sinh nhiệt để đưa thân nhiệt trở về 37oC.

Điều hòa bài tiết insulin

Kích thích tiết insulin bởi amino acid là quan trọng bởi vì insulin lần lượt tăng cường vận chuyển amino acid tới tế bào, cũng như sự hình thành protein trong tế bào..

Chức năng thông khí hô hấp

Đường dẫn khí là một hệ thống ống, từ ngoài vào trong gồm có: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phế quản đi vào hai lá phổi.